Bí mật về cái chết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Với cả lai lịch quân sự lẫn kinh nghiệm chính trị, ông Nguyễn Chí Thanh là người khó có thể thay thế.Bạn đang xem: Bí mật về cái chết của đại tướng nguyễn chí thanh

Đại tướng thứ hai của quân đội ta sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Bạn đang xem: Cái chết của đại tướng nguyễn chí thanh

Bí mật về cái chết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh


Tháng 8/1945, thay mặt tổ chức Đảng ở Trung Kỳ, ông tham gia Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào. Tại hội nghị quan trọng này, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Đặc biệt, tại hội nghị này, ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Chí Thanh. Sau hội nghị, ông được Trung ương chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng Xứ ủy lãnh đạo quân dân kiên cường chống kẻ thù xâm lược. Năm 1947, ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên và sau đó là Bí thư Phân khu ủy Bình Trị Thiên. Năm 1948, Trung ương quyết định thành lập Phân khu Bình Trị Thiên để thống nhất chỉ huy 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, ông được chỉ định làm Bí thư.

Vị tướng tài ba trên nhiều lĩnh vực

Trong 2 kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được mệnh danh là “Tướng du kích”, “linh hồn của mặt trận Bình Trị Thiên”. Năm 1964, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt, ông được điều vào miền Nam cùng Trung ương Cục chỉ đạo phát triển chiến tranh nhân dân, trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược ở tuyến đầu.

Với sự nhạy bén sáng suốt, coi trọng xây dựng các “quả đấm chủ lực”, ông và Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo mở chiến dịch Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài… từng bước đánh bại các chiến đoàn ngụy quân, phá rã hàng nghìn “ấp chiến lược”, làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Những trận thắng phủ đầu quân Mỹ ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi), Plây-me vào giữa năm 1965 chứng minh cho nhận định sắc sảo của ông: Quân và dân Việt Nam không chỉ dám đánh, biết đánh mà còn đánh thắng Mỹ về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Cùng với việc xây dựng các “quả đấm chủ lực”, Đại tướng cũng đặc biệt chú ý đến việc xây dựng cách đánh Mỹ và coi đó là điều có ý nghĩa then chốt nhất để đánh thắng địch trên chiến trường. Căn cứ vào tình hình địch và khả năng tác chiến của quân đội và nhân dân ta, ông đề xuất cách đánh thông minh, sáng tạo “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Tính sáng tạo của cách đánh này là, quân và dân ta đã tối thiểu hóa sức mạnh của binh khí và kỹ thuật hiện đại của quân địch, nhưng phát huy tối đa sức mạnh của quân đội ta bởi lối đánh gần, áp sát đối phương.

Điều quan trọng hơn, nghệ thuật tác chiến được khái quát hết sức ngắn gọn trong sáu chữ, dễ hiểu, dễ nhớ, mỗi người lính đều có thể thực hiện khi giữ bất kỳ cương vị nào trong tác chiến và trong từng hoàn cảnh chiến đấu cụ thể. Nắm vững và vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến quân sự này, quân đội và nhân dân ta trên các chiến trường đã lập nên những chiến công to lớn. Nghệ thuật quân sự “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh” của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sau này đã được nhiều đồng chí, đồng đội của Đại tướng đánh giá như là chìa khóa để quân đội Việt Nam thắng Mỹ.

Bên cạnh tài chỉ huy và tài thao lược trên chiến trường, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh còn đi đầu và có nhiều đóng góp lớn trong xây dựng nông nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1961-1964. Không những vậy, ông còn là cây bút bình luận sắc sảo của báo chí cách mạng Việt Nam. Báo Quân đội nhân dân thời kỳ đó có nhiều bài bình luận về chiến tranh của ông với bút danh Hạ Sỹ, Trường Sơn, với những phân tích sâu sắc về chiến lược của cuộc chiến tranh, phân tích toàn diện cục diện chiến trường miền Nam, giúp người đọc hình dung thế và lực của ta và địch trên chiến trường…

Nhân vật số 1 tại Trung ương Cục miền Nam


Bí mật về cái chết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh


Tài liệu này cho rằng cái chết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội vì cơn đau tim ngày 6 tháng 7 khiến Bắc Việt gặp khó khăn. Tài liệu này viết “Với cả lai lịch quân sự lẫn kinh nghiệm chính trị, ông Nguyễn Chí Thanh là người khó có thể thay thế. Ông là người duy nhất ngoài Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang quân hàm đại tướng trong quân đội . Từ đầu năm 1965, ông Thanh là nhân vật số một tại Trung ương Cục miền Nam (COSVN) , cơ quan đầu não về chính trị và quân sự cho phiến quân cộng sản tại Nam Việt Nam. Trong hai năm rưỡi công tác tại miền Nam, ông Thanh được cho là đã có quyền quyết định về cả việc hoạch định cũng như thi hành chiến lược và triển khai lực lượng . Việc điều động ông Thanh vào COSVN đầu năm 1965 chắc hẳn là kết quả sự lạc quan của Hà Nội tin rằng họ sẽ thành công . Ông Thanh dày dặn kinh nghiệm quân sự với tư cách cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội, ông mang quân hàm cao nhất của nước và ông có tư duy chọn giải pháp quân sự và mạnh mẽ cho những khó khăn lớn”. Tài liệu này cũng nhận định, có rất ít nhân vật có uy tín và tầm vóc có thể thay thế được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và dự báo những ứng viên có thể thay thế Đại tướng tại COSVN.

Như vậy, từ đánh giá trên của CIA, chúng ta có thể thấy rõ hơn tầm vóc của vị Đại tướng thứ 2 của QĐND Việt Nam qua chính góc nhìn của đối phương.

Việt Nam tổ chức nhiều lễ kỷ niệm nhân 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhân vật chính trị - quân sự cao cấp của miền Bắc thời chiến tranh Việt - Mỹ.

Ngoài việc đăng các bài báo từ trong tháng 12 đánh giá ông Nguyễn Chí Thanh, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng vừa làm lễ nhận tượng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở trường học mang tên ông tại huyện Quảng Điền.

Buổi lễ hôm 30/12/2012 tại đây đã có mặt con trai ông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Thượng tướng đã hồi hưu, ông Lê Khả Phiêu.

Ba hôm trước, một phái đoàn các tướng lĩnh thuộc Bộ Quốc phòng, do Thượng tướng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu, đã dự lễ kỷ niệm ông Nguyễn Chí Thanh tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Sinh ngày 1/1/1914, ông được cho là một trong các 'kiến trúc sư' của cuộc chiến tranh từ phía miền Bắc nhằm tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa và đẩy quân đội Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam.

Theo cựu Đại tá Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân dân nhưng nay đã cư trú chính trị tại Paris, ông Nguyễn Chí Thanh có tiếng là đã lập ra 'Binh thư đánh Mỹ' cho quân đội miền Bắc.

Ông Nguyễn Chí Thanh mất năm 1967 trước khi xảy ra các trận đánh quyết định với quân đội Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa nhưng được coi là đã hoạch định ra chiến lược quân sự cho Hà nội.

Ông Bùi Tín nói vốn là một cán bộ chính trị, ông Nguyễn Chí Thanh đã "lao vào nghiên cứu quân sự" và trở thành chiến lược gia của Hà Nội:

"Ông đã lao vào tổng kết chiến lược, đúc kế́t từ các trận chiến,"

Đối với quân đội Bắc Việt Nam, "công của Nguyễn Chí Thanh lớn lắm. Binh thư chống Mỹ là do Nguyễn Chí Thanh tổng kết," ông Bùi Tín nhận định khi nói về một loạt tướng lĩnh hai miền Nam Bắc.

Điều quan trọng hơn cả, theo ông Bùi Tín trả lời BBC trong một dịp đến London tháng 10/2013 là các kết luận của Tướng Nguyễn Chí Thanh đem lại sự tự tin cho quân đội miền Bắc rằng họ "có khả năng đối chọi, đối đầu và còn có thể thắng Mỹ".

Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, bắt đầu có thêm các ý kiến ở Việt Nam, trong giới sử gia và giới quân sự, nêu ra vai trò quan trọng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong cuộc chiến.

Các tài liệu Phương Tây cũng cho rằng giữa hai người có sự cạnh tranh quyền lực với ý kiến nói ông Nguyễn Chí Thanh "thiên về phía Đảng" và có thể "thân Trung Quốc hơn".

Tuy nhiên, những điện tín Hoa Kỳ được giải mật sau cuộc chiến nhấn mạnh đến vai trò trọng yếu trong công tác chỉ huy và tổ chức các lực lượng cộng sản tại miền Nam Việt Nam của Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Phía Mỹ tin rằng sự vắng mặt nhiều tháng của ông Nguyễn Chí Thanh tại miền Bắc chỉ có thể được giải thích bởi "các hoạt động của Tướng Thanh ở miền Nam".

Trong một điện tín gửi ngày 10/7/1967 về cái chết của ông, phía Mỹ coi đó là "sự tổn thất lớn cho Bắc Việt" và đánh giá "vai trò của Tướng Thanh với Việt Cộng có thể so sánh như vai trò của Đại tướng Westmoreland với quân lực Việt Nam Cộng Hoà".

Họ cũng cho rằng ông "trên thực tế đã chỉ huy toàn bộ các hoạt động của lực lượng cộng sản ở Nam Việt Nam".

Hôm 26/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.