Bị bệnh có nên uống nước trà đường

Nghe nói hạ đường huyết thì uống nước trà đường. Xin bác sĩ cho tôi hỏi người bệnh đái tháo đường nếu không bị hạ đường huyết thì có uống được không? Đường huyết và huyết áp của người bệnh tiểu đường bao nhiêu là an toàn? 

Trả lời: Chào bạn, một người bệnh tiểu đường khi bị hạ đường máu nếu xử trí không kịp thời và đường máu quá thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng, tổn thương tế bào não. Đường trong nước trà đường là đường hấp thu nhanh, cho nên khi có triệu chứng hạ đường huyết thì cho uống nước trà đường ngay nhằm mục đích đưa đường máu nhanh chóng về mức bình thường. Tuy nhiên nếu người bị đái tháo đường không bị hạ đường huyết thì không nên dùng nước trà đường vì sẽ gây đường máu tăng cao không tốt cho cơ thể. Nếu bạn có thói quen hoặc thích uống trà đường thì bạn có thể dùng trà đường với loại đường dành riêng cho người bệnh đái tháo đường. Đó là đường aspartam không làm đường máu tăng cao, 1 gói đường aspartam tương đương bằng 2 muỗng đường thường.

Đường huyết của người bệnh đái tháo đường an toàn khi đường huyết không cao cũng không thấp nằm trong khoảng mục tiêu điều trị: đường huyết đói về mức lý tưởng là 100- 120mg%, HbA1c < 7% và đường huyết sau ăn 2 giờ lý tưởng ≤ 140 ng%, đường huyết trước khi đi ngủ 100- 140 mg%, mức đường huyết đói tạm chấp nhận là ≤ 140mg%, đường huyết sau ăn 2 giờ tạm chấp nhận < 180mg% và tùy theo lứa tuổi và bệnh lý đi kèm mà bác sĩ sẽ quyết định đưa đường huyết xuống đến mức bao nhiêu là thích hợp. Mục tiêu điều trị huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường là dưới 130/ 85 mmHg, nếu có kèm tổn thương thận thì yêu cầu huyết áp dưới 125/75 mmHg.

Huyết áp bình thường gồm hai chỉ số là huyết áp tối đa (hay huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương).

Ở người trưởng thành, bình thường huyết áp tâm thu khoảng 90-dưới 140mmHg và huyết áp tâm trương trong vào khoảng 60-dưới 90 mmHg.

Khi huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg, hay cụ thể hơn là huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, thì được gọi là hạ huyết áp hoặc tụt huyết áp.

Khi bị hạ huyết áp, mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau như: 

  • Chóng mặt, đầu óc choáng váng
  • Nôn nao trong người, buồn nôn hoặc nôn
  • Ngất xỉu
  • Khát nhiều và có triệu chứng của mất nước.
  • Hoa mắt.
  • Bồn chồn, mệt mỏi
  • Nhịp thở nhanh, nông
  • Da lạnh, xanh, nhợt nhạt

Bị bệnh có nên uống nước trà đường
Triệu chứng hạ huyết áp.

Các nguyên nhân gây ra hạ huyết áp.

Hạ huyết áp có thể chia làm 3 thể chính: Hạ huyết áp thế đứng, hạ huyết áp qua trung gian thần kinh và hạ huyết áp có nguyên nhân từ shock.

Hạ huyết áp thế đứng: thường gặp ở các trường hợp khi thay đổi tư thế đột ngột làm giảm lượng máu lên não não, nguyên nhân thường do:

  • Phụ nữ có thai
  • Thiếu máu
  • Người cao tuổi
  • Bệnh lý về tim mạch như suy tim, nhịp tim chậm, nhồi máu cơ tim và bệnh van tim
  • Bệnh đái tháo đường
  • Nhiễm trùng, nhiễm độc nặng
  • Bệnh lý về nội tiết như cường giáp, suy giáp, suy tuyến thượng thận
  • Mất nước (có thể là do đổ mồ hôi nhiều, nôn hoặc tiêu chảy nặng mà không bổ sung đủ nước)
  • Giãn tĩnh mạch chi dưới nặng
  • Do tác dụng phụ của các thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp,...

Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh: nguyên nhân do sự rối loạn liên kết giữa não và tim, từ đó gửi tín hiệu sai rằng huyết áp của bạn đang cao cần giảm xuống, làm tim hoạt động chậm lại để giảm huyết áp nên càng khiến huyết áp hạ sâu hơn:

  • Rối loạn thần kinh tự chủ
  • Hội chứng nhịp nhanh tư thế
  • Ngất do phản xạ thần kinh phế vị
  • Hạ huyết áp có nguyên nhân từ shock: đây là trường hợp gây hạ huyết áp nguy hiểm và khó có khả năng tự phục hồi:
  • Xuất huyết nặng (shock giảm khối lượng tuần hoàn)
  • Shock nhiễm khuẩn do nhiễm độc, nhiễm trùng nặng
  • Shock tim do nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim
  • Shock tắc nghẽn do thuyên tắc tĩnh mạch phổi, huyết khối, bệnh cơ tim, bệnh van tim
  • Shock chấn thương do đau
  • Shock phản vệ
  • Shock giảm khối lượng tuần hoàn do mất dịch cơ thể nghiêm trọng do toát mồ hôi nhiều, nôn, tiêu chảy, bỏng diện tích lớn.

Có nên uống trà đường khi hạ huyết áp?

Như chúng ta kể trên, hạ huyết áp có rất nhiều nguyên nhân. Trong các trường hợp hạ huyết áp do thiếu máu, hạ đường huyết chúng ta có thể cho bệnh nhân uống nước đường để nâng đường huyết giúp bệnh nhân hồi tỉnh.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, nếu cho bệnh nhân lạm dụng nước đường có thể làm nặng thêm tình trạng hạ huyết áp.

Đặc biệt, trà được biết đến là một loại thức uống có chất chống oxy tốt, giúp giảm căng thẳng tế bào, góp phần làm hạ huyết áp. Nếu bệnh nhân đang bị hạ huyết áp, cho bệnh nhân uống nước trà đường có thể làm huyết áp tụt sâu hơn, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Vì vậy, với bệnh nhân hạ huyết áp không nên cho uống nước trà đường.

Những thực phẩm phù hợp với bệnh nhân hạ huyết áp.

Những thực phẩm sau đây rất phù hợp với bệnh nhân bị hạ huyết áp:

  • Uống đủ nước: Nước giúp tăng thể tích máu tuần hoàn, giúp tăng áp lực trong lòng mạch, hạn chế tình trạng hạ huyết áp. 
  • Thực phẩm giàu tinh bột: gạo, bánh mì, khoai, ngô,…vừa giúp ổn định đường huyết bừa cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc.
  • Nho khô: hỗ trợ tăng huyết áp cho người huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp bằng cách hỗ trợ tuyến thượng thận hoạt động.
  • Hạt hạnh nhân: tương tự với nho khô, hạnh nhân hỗ trợ tăng huyết áp rất tốt. 
  • Rễ cam thảo.
  • Gừng: kích thích dạ dày tiết dịch tiêu hoá, gây kích thích mạch máu giúp tăng huyết áp.
  • Các thực phẩm bổ sung sắt như trứng, gan,…cho bệnh nhân hạ huyết áp do thiếu máu.
  • Muối: muối có tác dụng tăng áp lực lòng mạch từ đó giữ nước, tăng huyết áp. Tuy nhiên bệnh nhân nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ về hàm lượng muối trong chế độ ăn.

Xử trí khi gặp bệnh nhân bị hạ huyết áp đúng cách.

Khi gặp bệnh nhân bị hạ huyết áp phải thật bình tĩnh, tiến hành sơ cứu nhanh chóng, chính xác theo các bước dưới đây:

Bị bệnh có nên uống nước trà đường
Xử trí khi gặp bệnh nhân bị hạ huyết áp.

  1. Cẩn thận, nhẹ nhàng đặt bệnh nhân ngồi hay nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê cao đầu và chân, nên kê chân cao hơn so với đầu bệnh nhân.
  2. Cho bệnh nhân uống một cốc nước sâm, nước gừng, coffee,… hoặc nước lọc cho thêm ít muối sẽ giúp bệnh nhân hồi tỉnh trở lại. Nếu không có sẵn những đồ uống kể trên thì cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để giúp bồi phụ tuần hoàn, nâng huyết áp trở lại
  3. Có thể cho bệnh nhân ăn một chút chocolate, vừa giúp bảo vệ thành mạch vừa đưa huyết áp ổn định trở lại.
  4. Nếu bệnh nhân có tiền sử hạ huyết áp đang điều trị có thuốc huyết áp thấp do bác sĩ kê thì cho bệnh nhân uống.
  5. Nếu tình trạng bệnh nhân được ổn định lại, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, hướng dẫn bệnh nhân cử động chân tay giúp máu lưu thông trước khi ngồi dậy.
  6. Nếu tình trạng bệnh nhân không cải thiện cần nhanh chóng đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chữa trị kịp thời.

>>>  Đừng quên, để chiếc máy đo huyết áp ngay trong tủ thuốc nhà bạn!

Bị bệnh có nên uống nước trà đường

Máy đo huyết áp cổ tay Beurer BC30 ứng dụng công nghệ cảm biến Fuzzy hiện đại, logic nhất đem đến cho bạn kết quả đo huyết áp một cách nhanh chóng, chính xác.

Bị bệnh có nên uống nước trà đường

Máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM26 là thiết bị cho kết quả đo huyết áp với độ chính xác cao. Thiết bị đã được tổ chức y tế thế giới WHO chứng nhận, thiết bị giúp theo dõi và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Bị bệnh có nên uống nước trà đường

Máy đo huyết áp Microlife BP W2-slim wrist là thiết bị đo huyết áp điện tử ở cổ tay vô cùng nhỏ gọn và nhẹ, phù hợp với người sử dụng cần đem máy theo người di chuyển thường xuyên. 

Bị bệnh có nên uống nước trà đường

Máy đo huyết áp Omron Hem 6161 là thiết bị đo huyết áp tự động, nhỏ gọn. Đặc biệt phù hợp sử dụng tại gia đình và những người muốn đem máy đo huyết áp theo người. Bạn chỉ cần ấn nút, việc còn lại đã có Máy đo huyết áp ...

Bài viết trên, chúng tôi đã trả lời cho các bạn câu hỏi hạ huyết áp có nên uống trà đường hay không và hướng dẫn xử trí đúng cách khi gập bệnh nhân bị hạ huyết áp. Hi vọng qua bài viết, các bạn sẽ có kiến thức bổ ích để chăm sóc bản thân cũng như người thân trong gia đình.