Bao lâu thì tiêm dna 1 lần

Tại thành phố Osaka, đang thực hiện tiêm phòng mũi thứ 3 sau khi tiêm mũi thứ 2 đã qua 6 tháng. Những người đã nhận được phiếu tiêm phòng có thể đặt lịch đăng kí tiêm.

Khi tham gia tiêm phòng cần phải hiểu rõ và đồng ý về hiệu quả, nguy hiểm của vắc xin có thể gây ra cho cơ thể.
Tình hình đặt lịch tiêm phòng
Tình trạng đặt lịch tiêm phòng vắc xin ngừa virus Corona chủng mới xem tại đây.

【Đối tượng tham gia】
・Người dân thành phố Osaka trên 12 tuổi, kể từ ngày tiêm mũi thứ 2 đã qua 6 tháng.

Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Phát hành phiếu tiêm phòng】
・Người dân thành phố Osaka đủ điều kiện tham gia tiêm phòng vắc xin lần 3 sẽ được chuyển phát phiếu tiêm phòng, phiếu kiểm tra sức khỏe sơ bộ về địa chỉ nhà đã đăng kí trên thẻ khai báo địa chỉ cư trú.
・Những người sau khi tiêm phòng mũi thứ 2 mới chuyển tới sống tại thành phố Osaka, đã qua 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 2 mà vẫn chưa nhận được phiếu tiêm phòng, … hãy làm thủ tục xin cấp phiếu tiêm phòng. Ngoài ra, đối với trường hợp làm mất, làm hư hại phiếu tiêm phòng đã nhận được, cần phải làm thủ tục cấp lại.
Thủ tục xin cấp mới, cấp lại có thể tiến hành thông qua Internet, Trung tâm tư vấn về tiêm ngừa vắc xin hoặc gửi phiếu xin cấp theo đường bưu điện.

【Những giấy tờ được chuyển đến nhà】

tegami

・Giấy gộp chung phiếu tiêm phòng và giấy khai báo sức khỏe sơ bộ. [Dành cho lần tiêm thứ 3]
・Giấy chứng nhận đã tiêm phòng [iêm phòng tạm thời]
※ Sẽ được dán tem ghi nhà sản xuất, số lô sản xuất vắc xin sau khi tiêm mũi thứ 3.
・Giấy thông báo về việc tiêm phòng bồ sung [tiêm phòng lần 3] ở mặt trước, tài liệu giải thích ở mặt sau.
Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Ngày chuyển phát phiếu tiêm phòng】

・Người 65 tuổi trở lên [Người tiêm mũi thứ 2 trước ngày 27/8/2021]

・Người 64 tuổi trở xuống [Người tiêm mũi thứ 2 trước ngày 27/8/2021]

・Người 18 tuổi trở lên [Người tiêm mũi thứ 2 từ ngày 28/8/2021 trở đi]

・Người từ 12 tuổi ~ 17 tuổi

Người 65 tuổi trở lên [Người tiêm mũi thứ 2 trước ngày 27/8/2021]
Ngày tiêm mũi thứ 2
[Năm 2021]
Ngày chuyển phát
Trước ngày 6/8 Đã gửi
Từ ngày 7/8 ~ 13 14/2/2022 [thứ 2]
Từ ngày 14/8 ~ 20 21/2/2022 [thứ 2]
Từ ngày 21/8 ~ 27 28/2/2022 [thứ 2]

Người tiêm mũi thứ 2 sau ngày 28/8/2021, vui lòng xem “Người 18 tuổi trở lên” dưới đây.

Người 64 tuổi trở xuống [Người tiêm mũi thứ 2 trước ngày 27/8/2021]
Ngày tiêm mũi thứ 2
[Năm 2021]
Ngày chuyển phát
Trước ngày 26/6 Đã gửi
Từ ngày 27/6 ~ 27/7  14/2/2022 [thứ 2]
Từ ngày 28/7 ~ 6/8 21/2/2022 [thứ 2]
Từ ngày 7/8 ~ 27 28/2/2022 [thứ 2]

Người tiêm mũi thứ 2 sau ngày 28/8/2021, vui lòng xem “Người 18 tuổi trở lên” dưới đây.

Người 18 tuổi trở lên [Người tiêm mũi thứ 2 từ ngày 28/8/2021 trở đi]
Ngày tiêm mũi thứ 2
[Năm 2021]
Ngày chuyển phát
Từ ngày 28/8 ~ 6/9 7/3/2022 [thứ 2]
Từ ngày 7/9 ~ 13 14/3/2022 [thứ 2]
Từ ngày 14/9 ~ 20 22/3/2022 [thứ 3]
Từ ngày 21/9 ~ 27 28/3/2022 [thứ 2]
Từ ngày 28/9 ~ 3/10 4/4/2022 [thứ 2]
Từ ngày 4/10 ~ 10 11/4/2022 [thứ 2]
Từ ngày 11/10 ~ 17 15/4/2022 [thứ 6]
Từ ngày 18/10 ~ 24 22/4/2022 [thứ 6]
Từ ngày 25/10 ~ 1/11 26/4/2022 [thứ 3]
Từ ngày 2/11 ~ 8 6/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 9/11 ~ 15 13/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 16/11 ~ 22 20/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 23/11 ~ 29 27/5/2022 [thứ 6]

Người tiêm mũi thứ 2 sau ngày 30/11/2021, sau khi có quyết định chính thức, sẽ thông báo trên trang chủ thành phố Osaka.

Người từ 12 tuổi ~ 17 tuổi
Ngày tiêm mũi thứ 2
[Năm 2021]
Ngày chuyển phát
Từ trước ngày 24/10 22/4/2022 [thứ 6]
Từ ngày 25/10 ~ 1/11 26/4/2022 [thứ 3]
Từ ngày 2/11 ~ 8 6/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 9/11 ~ 15 13/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 16/11 ~ 22 20/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 23/11 ~ 29 27/5/2022 [thứ 6]

Người tiêm mũi thứ 2 sau ngày 30/11/2021, sau khi có quyết định chính thức, sẽ thông báo trên trang chủ thành phố Osaka.

【Hội trường tiêm phòng】
・Tiêm chủng cá nhân [Những cơ sở y tế có thể tiếp nhận tiêm phòng]
・Tiêm chủng tại hội trường tập trung, vui lòng xem tại đây.
Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Cách điền phiếu khai báo sức khỏe sơ bộ】
kakikata

【Những giấy tờ mang theo vào ngày tiêm phòng】

①Giấy gộp chung phiếu tiêm phòng và giấy khai báo sức khỏe sơ bộ [Dành cho lần tiêm thứ 3]
※ Điền và đem theo giấy khai báo sức khỏe sơ bộ.
②Giấy chứng nhận đã tiêm phòng vắc xin ngừa virus Corona chủng mới [Tiêm phòng tạm thời]
③Giấy tờ tùy thân [Một trong những loại giấy tờ dưới đây]
・Thẻ ngoại kiều
・Thẻ bảo hiểm y tế
・Hộ chiếu
・Giấy phép lái xe

motteiku mono

Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Cách đặt lịch tiêm phòng trên Website】

webyoyaku

【Cơ sở tiêm phòng có thể sử dụng tiếng nước ngoài】
Hội trường tiêm phòng tập trung Yasuragi Tenkuukan và Hội trường tiêm phòng tập trung Shiromi Hall có thể sử dụng tiếng nước ngoài.
○Có thể trao đổi bằng nhiều thứ tiếng về tình trạng cơ thể, hướng dẫn nơi tiêm phòng, hỏi ý kiến của y bác sĩ.
○Bằng việc sử dụng máy hỗ trợ thông phiên dịch có thể hiểu được cách thức tiêm phòng.

◆Tiếng nước ngoài có thể được sử dụng

Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn/Triều Tiên, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Philippines, tiếng Pháp, tiếng Hindi, tiếng Mông Cổ, tiếng Indonesia, tiếng Nepal, tiếng Ba Tư, tiếng Myanmar, tiếng Quảng Đông, tiếng Đức.
◆Tiếng nước ngoài có thể thông phiên dịch bằng máy
90 loại ngôn ngữ khác nhau như tiếng Thụy Điển, tiếng Bengali, …
Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Thông tin liên lạc [Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ]】

Đăng tải lần đầu ngày 11/02/2021
Cập nhật bổ sung ngày 17/03/2021: bổ sung thông tin WHO đã phê duyệt hai phiên bản vắc xin AstraZeneca/Oxford COVID-19 để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp
Cập nhật lần hai ngày 19 tháng 4 năm 2021 để thể hiện tuyên bố mới nhất của Ủy ban Cố vấn Toàn cầu của WHO về An toàn vắc xin.

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược [SAGE] về tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc xin COVID-19 của Oxford/AstraZeneca COVID-19 [AZD1222]. 

Bài báo này cung cấp thông tin tóm tắt về khuyến cáo tạm thời; có thể truy cập tài liệu hướng dẫn tại đây

Ai cần được tiêm vắc xin phòng COVID-19 trước?

Trong khi nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, khuyến cáo đưa ra là cần ưu tiên tiêm phòng cho cán bộ y tế là những người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh và người cao tuổi, bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên.

Các nước có thể tham khảo Lộ trình ưu tiên của WHO và Khung giá trị của WHO làm tài liệu hướng dẫn cho quá trình lựa chọn các nhóm đối tượng ưu tiên.

Còn những ai khác có thể được tiêm phòng vắc xin?

Theo khuyến cáo, tiêm vắc xin phòng COVID-19 được dành cho những người có bệnh lý nền do họ được xác định là có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn, trong đó có các bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường. 

Mặc dù cần phải tiến hành thêm nghiên cứu trên những người đang chung sống với HIV hoặc mắc bệnh tự miễn hoặc những người bị suy giảm miễn dịch, những người này, nếu nằm trong các nhóm được khuyến cáo tiêm vắc xin, có thể được tiêm phòng vắc xin sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn. 

Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 có thể được dành cho những người đã từng mắc COVID-19. Nhưng những cá nhân này có thể hoãn việc tiêm phòng COVID-19 khoảng 6 tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 để trao cơ hội cho những người khác cần gấp hơn.

Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 có thể được dành cho phụ nữ đang cho con bú nếu họ thuộc nhóm ưu tiên được tiêm. WHO không khuyến cáo ngưng cho con bú mẹ sau tiêm phòng COVID-19. 

Phụ nữ mang thai có cần phải tiêm phòng?

Việc mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ bị COVID-19 nặng hơn nhưng hiện tại có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai. 

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm phòng vắc xin nếu lợi ích của việc tiêm phòng ở phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin. 

Vì lý do này, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phối nhiễm với vi rút SARS-CoV-2 [ví dụ, cán bộ y tế] hoặc người mắc bệnh nền tăng nguy cơ mắc bệnh nặng, có thể được tiêm vắc xin phòng bệnh sau khi được cán bộ y tế tư vấn.

Những ai được khuyến cáo không tiêm vắc xin này?

Những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin thì không nên tiêm.

Vắc xin này không khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi nhưng còn phải chờ kết quả của các nghiên cứu tiếp theo.

Liều tiêm theo khuyến cáo như thế nào?

Liều khuyến cáo là 2 liều, tiêm bắp [0.5ml mỗi liều] các liều, cách nhau 8 – 12 tuần. 

Cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ khả năng bảo vệ lâu dài sau liều đơn.  

Vắc xin có an toàn không?

Hai phiên bản của vắc xin do AstraZeneca-SKBio [Hàn Quốc] và Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất đã được WHO phê duyệt đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 15 tháng 2 năm 2021. Trước khi được SAGE xem xét phê duyệt, vắc xin cũng đã được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu [EMA] phê chuẩn.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu đã đánh giá kỹ các dữ liệu về chất lượng, tính an toàn và hiệu quả của vắc xin, và đã khuyến cáo cấp phép lưu hành thị trường tạm thời cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt có điều kiện đối với vắc xin này để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào ngày 01 tháng 02 năm 2021.

Ủy ban Tư vấn Toàn cầu về An toàn Vắc xin – là một nhóm các chuyên gia cung cấp hướng dẫn độc lập và có cơ sở khoa học chặt chẽ cho WHO về chủ đề sử dụng vắc xin an toàn – đã nhận và đánh giá các báo cáo về sự cố an toàn nghi ngờ có khả năng gây ảnh hưởng quốc tế. 

Vắc xin có hiệu lực như thế nào?

Vắc xin AZD1222 phòng chống COVID-19 có hiệu lực 63,09% trên những người nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng.

Khoảng cách giữa các liều dài hơn trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tuần có liên quan đến hiệu quả vắc xin cao hơn.

Vắc xin có hiệu quả đối với biến thể mới của vi rút?

SAGE đã đánh giá mọi dữ liệu hiện có về hiệu lực của vắc xin trong bối cảnh xuất hiện các biến thể gây lo ngại. Hiện tại SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin AZD1222 theo Lộ trình Ưu tiên của WHO, thậm chí ngay cả khi các biến thể của vi rút đã xuất hiện ở quốc gia đó. Các nước cần đánh giá rủi ro và lợi ích và cân nhắc tình hình dịch tễ trong nước.

Các phát hiện ban đầu cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải có cách tiếp cận phối hợp trong giám sát và đánh giá sự xuất hiện các biến thể vi rút và tác động tiềm ẩn của chúng đối với hiệu quả vắc xin. Khi có số liệu mới, WHO sẽ cập nhật các khuyến cáo phù hợp. 

Vắc xin có phòng ngừa được việc mắc và lây truyền bệnh?

Chưa có nhiều số liệu về tác động của vắc xin AZD1222 đối với việc lây truyền hay phóng thích vi rút.

Trong thời gian này, chúng ta cần duy trì và tăng cường các biện pháp y tế công cộng đã được chứng minh hiệu quả: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, rửa tay, vệ sinh đường hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh nơi đông người, và đảm bảo thông thoáng khí.

Tính đến ngày 19 tháng 4 năm 2021, vắc xin AstraZeneca đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người khỏi các nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng của COVID-19, bao gồm tử vong, nhập viện và mắc bệnh nặng. Mời bạn đọc tuyên bố ngày 16 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban Cố vấn Toàn cầu của WHO về An toàn vắc xin đối với vắc xin AstraZeneca COVID-19, trong đó bao gồm các báo cáo về các tác dụng phụ rất hiếm gặp. Hội đồng các tổ chức quốc tế về khoa học y tế phân loại tỷ lệ các tác dụng phụ của thuốc và vắc xin như sau:

• Rất phổ biến > 1/10 

• Phổ biến [thường xuyên] > 1/100 and < 1/10 

• Không phổ biến [không thường xuyên] >1/1000 and < 1/100 

• Hiếm> 1/10000 and

Chủ Đề