Khi nhiệt độ trong nồi cơm điện là bao nhiêu 0c thì chuyển sang chế độ ủ cơm?

Dùng nồi cơm điện nấu cơm, chỉ cần cho gạo đã vo rồi vào trong nồi, đổ vào một lượng nước thích hợp, cắm dây vào nguồn điện, ấn công tắc xuống, đèn báo sáng lên, nồi cơm điện bắt đầu làm việc. Đến khi gạo chín thành cơm, đèn báo tự động tắt, một đèn báo giữ nhiệt khác sáng lên, chỉ rõ trong nồi đang ở trạng thái giữ nhiệt. Bất kể bao nhiêu lâu, nhiệt độ cơm trong nồi trước sau vẫn duy trì giữa 60 – 70°C, không hề nguội lạnh.

Chúng ta biết rằng, nhiệt lượng cần đến khi nồi cơm điện nấu cơm là do dây mai so phát ra sau khi thông điện. Cái đó cũng cùng một nguyên lí với nấu cơm bằng bếp điện. Song, nồi cơm điện có thể tự động nấu cơm, giữ nhiệt và vì nhờ có thêm hai công tắc điều khiển tự động lắp trong nồi: một cái là công tắc hạn chế nhiệt độ tự động, một cái khác là công tắc giữ nhiệt tự động.

Sau khi thông điện, nhiệt độ của nước và gạo trong nồi cơm điện dần dần lên cao. Trước khi hạt gạo nấu thành cơm chín, do trong nồi có một lượng nước, cho dù nước sôi lên, nhiệt độ của nó cũng giữ ở khoảng 100°C. Còn khi hạt gạo trong nồi dần dần mềm đi, sấy khô thành cơm chín, nhiệt độ mới có thể lên cao, vượt quá 100°C. Khi đạt tới 103°C, công tắc hạn chế nhiệt độ được thiết kế ở nhiệt độ đó, sẽ tự động cắt rời dây mai so với nguồn điện, nhiệt độ trong nồi liền hạ xuống dần dần.

Khi nhiệt độ trong nồixuống tới 60°C, công tắc giữ nhiệt bật lên, dây mai so lại được nối thông với nguồn điện, nhiệt độ trong nồi lại từ từ tăng lên; nhiệt độ lên đến 70°C, công tắc giữ nhiệt lại tự động cắt rời dây mai so với nguồn điện, nhiệt độ trong nồi lại từ từ hạ xuống, đến 60°C, công tắc giữ nhiệt lại hoạt động trở lại, lại nối thông nguồn điện… Công tắc giữ nhiệt hoạt động tuần hoàn lặp đi lặp lại như vậy làm cho nhiệt độ trong nồi luôn giữ ở mức 60 – 70°C, vừa đúng thoả mãn nhu cầu giữ nhiệt.

Công tắc hạn chế nhiệt độ và công tắc giữ nhiệt đảm nhận vai trò quan trọng trong nồi cơm điện đều do tấm lưỡng kim tổ thành. Một mặt của tấm lưỡng kim là hợp kim sắt – niken, mặt kia là hợp kim đồng – niken, dùng phương pháp cơ học cố định chúng vào với nhau, ở tình trạng cùng một nhiệt độ, phía hợp kim đồng – niken dễ giãn nở vì nhiệt hơn phía hợp kim sắt – niken. Như vậy khi nhiệt độ lên cao, tấm lưỡng kim liền cong về phía khó giãn nở, xuất hiện sự uốn cong. Một khi nhiệt độ xuống thấp, tấm lưỡng kim lại phục hồi dạng cũ. Lợi dụng đặc trưng này của tấm lưỡng kim để nó sinh ra uốn cong tại một nhiệt độ đặc biệt định sẵn thì có thể dùng làm công tắc tự động nối thông nguồn điện.

Twitter Facebook LinkedIn

Cách sử dụng nồi cơm điện an toàn, đúng cách

Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nồi cơm điện đúng cách. Theo dõi bài viết dưới đây của HC để có thể rút ra kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện cho chính bạn nhé!

1. Cách sử dụng nồi cơm điện chi tiết để nấu cơm

- Bước 1: Bạn dùng cốc đong đính kèm đong lượng gạo cần thiết để nấu.

- Bước 2:

+ Cách nấu cơm bằng nồi cơm điện bạn nên vo gạo riêng, hạn chế vo gạo trong nồi con vì có thể gây tổn hại lớp vỏ chống dính.

+ Sau khi đã vo, đổ hết gạo vào nồi và cho lượng nước phù hợp để tiến hành nấu.

- Bước 3:

+ Bạn dùng giẻ khô lau sạch hơi nước và các hạt gạo quanh thành nồi và đáy nồi, chú ý không đặt khít đáy nồi vào mâm nhiệt.

+ Đặt nồi nấu vào vỏ nồi sao cho khớp với mâm phát nhiệt bằng cách xoay nhẹ sang phải, trái vài lần.

- Bước 4: Đóng chặt nắp nồi lại đảm bảo an toàn cũng như giúp nồi luôn kín hơi.

- Bước 5:

Kéo dây điện của nồi ra và cắm vào phích cắm điện, không được kéo dây vượt quá dấu đỏ.

- Bước 6: Bật công tắc để chọn chế độ nấu.

- Bước 7:

Khi nấu xong đèn “COOK” [đèn nấu] sẽ tắt và đèn “WARM” [đèn giữ ấm] sáng để bắt đầu quá trình giữ ấm.

Sau 15 phút, xới trộn cơm thật đều để hơi nước thừa bay hết giúp cơm ngon hơn.

2. Cách vệ sinh đúng cách sau khi sử dụng nồi cơm điện

Sau khi các bạn đã đọc xongcách sử dụng nồi cơm điện như thế nào là đúng cách? Việc vệ sinh cách dùng nồi cơm điện là vô cùng cần thiết.

- Bước 1: Để vệ sinh nồi con, bạn cần lấy hết cơm trong lòng nồi ra.

- Bước 2: Bạn dùng khăn khô sạch lau sơ qua nồi.

- Bước 3: Dùng khăn mềm hoặc miếng bọt biển để chùi rửa bên trong nồi dưới vòi nước, tuy nhiên tránh lau quá mạnh tay làm hỏng nồi.

- Bước 4: Để vệ sinh thân nồi, dùng khăn cọ rửa nhẹ những hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính trên mâm phát nhiệt [cảm biến nhiệt], sau đó lau sạch lại bằng khăn khô.

- Bước 5: Dùng vải khô lau nhẹ nhàng thân và nắp nồi.

3. Những lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện

- Nếu sau khi rửa nồi mà vẫn còn mùi, bạn có thể nhúng nồi vào nước sôi trong 30 phút sau đó lau lại bằng khăn sạch và để khô.

- Tuyệt đối không được dùng nước để cọ rửa hay nhúng ngập thân nồi trong nước vì dễ gây chạm điện và hư hỏng nồi.

- Không được rửa thân nồi trực tiếp bằng nước.

- Không được tự ý tháo ráp và thay đổi linh kiện của nồi khi làm vệ sinh.

- Không nên vệ sinh lòng nồi bằng các vật cứng để tránh làm trầy lớp phủ chống dính.

- Sử dụng ổ điện có điện áp và công suất phù hợp đúng theo quy chuẩn của nhà sản xuất.

- Không đặt nồi ở sàn ướt, nơi không kiên cố hoặc gần bếp gas.

4. Cách lựa chọn nồi cơm điện nấu cơm ngon, dẻo, tiết kiệm điện

Để chọn được một chiếc nồi cơm như trên, bạn cần theo dõi các tiêu chí sau:

- Thiết kế hiện đại, chất liệu lòng nồi an toàn:

Khi chọn nồi cơm điện, bên cạnh việc chọn những sản phẩm có thiết kế đẹp, kiểu dáng sang trọng, bạn còn cần quan tâm đến tính tiện dụng của sản phẩm. Điều quan trọng là lòng nồi phải được làm từ chất liệu tốt, an toàn, phủ thêm lớp men chống dính cao cấp để đảm bảo khả năng giữ nhiệt, chịu lực, chống trầy xước tốt cũng như dễ vệ sinh sau khi sử dụng và đảm bảo an toàn cho người dùng.

- Lựa chọn dung tích và công suất phù hợp:

Tùy thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình để bạn chọn được mức dung tích và công suất hoạt động phù hợp.

+ Gia đình từ 2 - 4 người: Chọn nồi có dung tích khoảng 1 - 1,5 lít và công suất hoạt động khoảng 1100 - 1200 W.

+ Gia đình trên 4 người: Chọn nồi có dung tích từ 1,8 lít và công suất hoạt động khoảng 1200 W.

- Công nghệ nấu hiện đại:

Chọn nồi cơm điện với công nghệ nấu hiện đại giúp nấu cơm ngon hơn, cơm chín đều, hạt cơm mềm. Ví dụ công nghệ nấu cao tần được sử dụng trên nồi cơm điện cao tần. Đây là công nghệ dùng từ trường để làm nóng nồi trực tiếp mà không qua mâm nhiệt. Hơi nước trên nắp nồi thoát ra ngoài mà không rơi ngược trở lại nên cơm nấu không bị nhão, chín đều, hạt gạo tơi dẻo.

Hơi nóng tỏa đều khắp nồi vừa giúp nấu cơm ngon lại giữ ấm lâu hơn, nên dù để lâu cơm vẫn nóng ngon như vừa mới nấu.

- Có thêm nhiều tính năng tiện ích:

Bên cạnh chức năng chính là nấu cơm, đa số các nồi cơm điện trên thị trường đều có xửng hấp để làm các món hấp. Nồi cơm điện tích hợp đa dạng chế độ nấu: nấu cơm, nấu cháo, hấp .…

- Có van thoát hơi thông minh giữ lại vitamin:

Van thoát hơi thông minh trên nồi cơm điện sẽ giúp hạn chế sự thất thoát hơi nước, giữ lại tối đa chất dinh dưỡng, vitamin có trong hạt gạo đồng thời cơm nấu cũng ngon, dẻo hơn.

>> Xem thêm:Cách nấu xôi ngô ngọt bằng nồi cơm điện dễ làm và nhanh chóngvào mỗi buổi sáng.

- Có chức năng hẹn giờ nấu cơm.

- Có menu nấu tự động.

- Có chế độ giữ ấm.

- Chọn thương hiệu uy tín được nhiều người tin dùng như Sharp, Panasonic, Toshiba, Sunhouse, BlueStone, Midea, Philips, Kangaroo .…

- Chính sách mua hàng, bảo hành nồi cơm điện tốt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cách sử dụng nồi cơm điện của HC. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích bạn có thể tham khảo khi sử dụng thiết bị này.

Siêu thị điện máy HC

Video liên quan

Chủ Đề