Bài văn noi ve viec hoc tap cua bac năm 2024

Tháng 9 năm 1949, Bác Hồ đến dự khai giảng lớp Chính trị cao cấp của trường Đảng, Bác đã viết vào sổ vàng của nhà trường:

“Học để làm việc, làm người

Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại

Muốn đạt mục đích thì phải Cần – Kiệm – Liêm – Chính…” [Toàn tập, tập 6, tr 208].

Gần nửa thế kỷ sau, năm 1996, UNESCO nêu triết lý “Học” cho toàn thế giới với thông điệp:

“Học để biết

Học để làm

Học để chung sống với nhau

Học để làm người”.

Giáo sư Trần Văn Nhung- nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện là Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã gửi bản bút tích Bác Hồ viết tại trường Đảng năm 1949 tới UNESCO. Tổ chức này đã hồi đáp. Trong thư gửi cho GS Trần Văn Nhung, họ viết: “… Chúng tôi đặc biệt cảm ơn ông đã góp phần tiếp tục làm giàu lý luận giáo dục thế giới bằng minh chứng tầm nhìn giáo dục rất nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [Thư phản hồi ngày 30/9/2014].

“Học suốt đời”

Báo cáo của Hội đồng Delord trình lên UNESCO năm 1996 ngoài việc khuyến nghị bốn trụ cột của giáo dục toàn thế giới trong thế kỷ XXI còn đề cập đến khái niệm “Học suốt đời”, “Xã hội học tập”, “Học tập mở”.

Thật tự hào, những vấn đề mà ngày nay UNESCO đề xuất và đang được quảng bá đến mọi quốc gia thì Bác Hồ đã khai minh cho dân tộc từ những ngày đất nước còn trong gian khổ.

Ảnh tư liệu

Năm 1956, Người có lời dạy:

“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời

Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế

Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi

Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến lên, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [TT, tập 10, tr 377].

Năm 1961, Người lại có lời dặn dò:

“Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học…

Công việc cứ tiến mãi, không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau. Chúng ta là đảng viên già, hiểu biết của chúng ta hồi 30 tuổi so với sự hiểu biết của lớp trẻ bây giờ… thì chúng mình dốt lắm. Tôi cũng dốt lắm.

Nếu thế hệ già không hơn thế hệ trẻ thì không tốt

Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt

Các cháu không hơn là bệt. Bệt là không tốt

Người ta thường nói “Con hơn cha là nhà có phúc”

Ta biết như thế nhưng không có tư tưởng thụt lùi nạnh kẹ ….”.

“Học nhi bất yếm – Giáo nhi bất quyên”/ [Học không biết chán,

dạy không biết mỏi]

Ngày 6/5/1950, trong Hội nghị bàn về công tác huấn luyện và học tập lần thứ nhất tổ chức tại Việt Bắc, đến khai mạc hội nghị, Bác Hồ có lời dạy: “Lênin khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”… Người huấn luyện nào tự cho mình biết đủ cả rồi thì người đó là dốt nhất.

Khẩu hiệu “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” treo trong phòng họp chính là của Khổng Tử. Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” [TT, tập 6, tr356].

Học – Hỏi – Hiểu - Hành

“Học – Hỏi – Hiểu – Hành” [4H] còn là lời dạy tiếp đó của Bác Hồ cho học viên lớp chính trị cao cấp khóa 1 [1949].

Quan điểm “Học kết hợp với hành” từng được Bác nhắc đến nhiều lần khi đến thăm các nhà trường.

Ngày 31/12/1958, thăm trường Chu Văn An, Bác có lời tâm tình với học sinh trường này:

“Trước đi học về vứt sách, ăn cơm rồi chơi không làm việc nhà vì cho mình là cô cậu trường Bưởi thì oai lắm. Bây giờ đã ngăn nắp trật tự hơn… Bây giờ học và thực hành đã kết hợp với nhau…”.

Bác yêu cầu học sinh Chu Văn An làm tốt ba điều: “Học đi với lao động; Lý luận đi với thực hành; Cần cù đi với tiết kiệm” [TT, tập 11, tr554].

Tấm gương tự học của Bác Hồ

Bác Hồ có lời dạy: “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [TT, tập 5, tr287].

GS Trần Văn Nhung cho biết: Bằng con đường tự học, Bác thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung Quốc. “… và dùng được cả các thứ tiếng của dân tộc ít người. Khi làm cán bộ trong phái bộ Bôrôđia ở Quảng Châu, Bác làm phiên dịch tiếng Nga cho người Trung Hoa và phiên dịch tiếng Trung Hoa cho người Nga”.

GS Trần Văn Nhung còn cho biết: Bác tự học tiếng Đức để có thể đọc trực tiếp tác phẩm kinh điển của Marx.

Ông thu hoạch: “Đây là một đức tính mà các nhà khoa học hậu thế cần noi theo gương của Người để tìm hiểu nguyên tác của các công trình khoa học chứ không chỉ thông qua bản dịch”.

Đồng chí Hồng Hà, từng là Tổng Biên tập báo Nhân dân nêu tư liệu về phong cách tự học của Bác Hồ khi bắt đầu hành trình hoạt động cách mạng: “Khi ở Saint Adret [Pháp], trong lúc ở tạm nhà một chủ trọ, Nguyễn đã tranh thủ học chữ Pháp với người giúp việc của chủ. Khi hiểu được từ mới, Nguyễn viết vào một tờ giấy dán chỗ dễ thấy, có khi viết vào cánh tay để trong lúc làm việc vẫn học được. Lại cả khi đi đường, Nguyễn cũng nhẩm bài. Ban đầu khi chưa nhớ, Nguyễn lấy tay viết mò những chữ khó xuống chân cho nhớ. Cứ thế mỗi ngày Nguyễn học thêm vài từ mới. Học được chữ nào Nguyễn tìm cách ghép câu để dùng ngay. Học như thế sau một thời gian, Nguyễn đọc được sách báo Pháp. Thế rồi Nguyễn học cách viết báo. Nhờ ông chủ báo “Đời sống thợ thuyền” giúp đỡ, Nguyễn viết được các bài báo ngắn. Từ bài báo ngắn, theo hướng dẫn của ông ta, Nguyễn cố gắng viết dài ra. Khi có khả năng viết dài, ông ta lại yêu cầu viết ngắn. Nguyễn làm theo lời khuyên của ông. Sự khổ công rèn luyện như vậy đã giúp Nguyễn nhanh chóng trở thành nhà báo có uy tín tại Paris. Nguyễn làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo “Người cùng khổ” – một tờ báo gây chấn động dư luận tại Pháp”.

Quán triệt lời dạy của Bác Hồ vào nội dung giáo dục

trong bối cảnh mới

Bối cảnh mới của phát triển đất nước đòi hỏi các gia đình – nhà trường – cộng đồng phải phối hợp chặt chẽ với nhau giáo dục cho thế hệ trẻ thực hiện Tam lập: Lập chí – Lập trí – Lập nghiệp. Chỉ thực hiện thành công việc này khi thế hệ trẻ: Có mục tiêu “Học để làm người”; Có ý chí “Học suốt đời”; Có khả năng “Tự học”, biết: Học mọi nơi. Học mọi lúc. Học mọi vấn đề [theo yêu cầu hướng nghiệp]. Học mọi người. Học bằng mọi cách. Học trong mọi hoàn cảnh.

Chủ Đề