Baài tập viết phương trình chữ hóa 8 năm 2024

LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

  1. Định nghĩa

- Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn ngọn phản ứng hóa học.

Ví dụ: Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước là:

Khí hiđro + khí oxi → nước

- Thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:

H2 + O2 ---> H2O

- Ở hình 1: Nếu theo sơ đồ phản ứng: H2 + O2 ---> H2O thì

+ Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

\=> vế trái có khối lượng lớn hơn vì hơn 1 nguyên tử O

- Ở hình 2: Nếu vế trái nhiều hơn 1 nguyên tử O thì ta thêm hệ số 2 trước vế phải, lúc này:

+ Vế trái: 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

\=> vế phải có khối lượng lớn hơn, do hơn 2 nguyên tử H

- Ở hình 3: ta thêm hệ số 2 vào trước H2 và H2O

+ Vế trái: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

\=> khối lượng của 2 vế bằng nhau, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau

Phương trình hóa học của phản ứng viết như sau: $2{{H}_{2}}+{{O}_{2}}\to 2{{H}_{2}}O$

II. Các bước lập phương trình hóa họ

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.

Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.

Chú ý:

- Không được thay đổi các chỉ số trong công thức hóa học đã viết đúng. Ví dụ như 3O2 (đúng) chuyển thành 6O (sai)

- Viết hệ số cao bằng kí hiệu hóa học. Ví dụ: 2Al, 3Fe (đúng), không viết là 2Al, 3Fe

- Trong các công thức hóa học có các nhóm nguyên tử như OH, SO4,… thì coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.

Ví dụ: Lập phương trình hóa học cho phản ứng hóa học sau: photpho + oxi → điphotpho pentaoxit (P2O5)

Hướng dẫn:

Bước 1: Sơ đồ của phản ứng: P + O2 ---> P2O5

Bước 2: Đặt hệ số thích hợp trước từng công thức. Ta thấy số nguyên tử P và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải, đặt hệ số 2 trước P2O5 ta được:

P + O2 ---> 2P2O5

Bên trái cần có 4P và 10O hay 5O2, các hệ số 4 và 5 là thích hợp

Bước 3: Viết phương trình hóa học: 4P + 5O2 → 2P2O5

III. Ý nghĩa phương trình hóa học

- Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

Cách viết phương trình hóa học lớp 8 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh cách thiết lập phương trình hóa học lớp 8 một cách dễ hiểu nhất. Tài liệu kèm bài tập minh họa có hướng dẫn giải, giúp các bạn dễ hiểu và nắm vững kiến thức được học hơn.

I. Lập phương trình hóa học 8

Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học. Vậy làm thế nào để lập phương trình hóa học một cách chính xác nhất. Các phương pháp hữu hiệu dưới đây sẽ giúp các em giải quyết các bài tập về lập phương trình hóa học từ cơ bản đến nâng caao một cách dễ dàng.

II. Cách lập phương trình hóa học

B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.

B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.

B3: Hoàn thành phương trình.

Chú ý:

Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

III. Các phương pháp lập phương trình hóa học cụ thể

1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình hóa học sau: Al + HCl → AlCl3 + H2­

Hướng dẫn cân bằng phương trình

  • Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử

Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.

Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

  • Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

  • Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Ví dụ 2: KClO3 → KCl + O2

Hướng dẫn cân bằng phương trình

Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3.

2KClO3 → KCl + O2

Tiếp theo cân bằng số nguyên tử K và Cl, đặt hệ số 2 trước KCl.

2KClO3 → 2KCl + O2

Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi nên đặt hệ số 3 trước O2.

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Ví dụ 3: Cân bằng phương trình phản ứng sau: P + O2 → P2O5

Hướng dẫn cân bằng phương trình

  • Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

P + O2 → P2O5

  • Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên từ

Vế trái: 1 nguyên tử P, 2 nguyên tử O

Vế phải: 2 nguyên tử P, 5 nguyên tử O

Làm chẵn số nguyên tử O là nguyên tố có nhiều nhất ở vế trái phản ứng, cân bằng số nguyên tử O ở hai vế, thêm hệ số 5 vào O2 và hệ số 2 vào P2O5 ta được:

P + O2 ---→ 2P2O5

Cân bằng số nguyên tử P haii vế, thêm hệ số 4 vào P ta được

4P + 5O2 ---→ 2P2O5

  • Bước 3. Viết phương trình hóa học

4P + 5O2 → 2P2O5

Ví dụ 4: Thiết lập phương trình hóa học của phản ứng sau:

Al2(SO4)3 + BaCl2 → BaSO4 + AlCl3

Hướng dẫn cân bằng phương trình

Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

Al2(SO4)3 + BaCl2 ---→ BaSO4 + AlCl3

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên tử

Vế trái: 2 nguyên tử Al. 3 nhóm SO4, 1 nguyên tử Ba, 2 nguyên tử Cl

Vế phải: 1 nguyên tử Al, 1 nhóm SO4, 1 nguyên tử B, 3 nguyên tử Cl

Làm chẵn số nhóm SO4 là nhóm có nhiều nhất ở vế trái phản ứng, cân bằng số nhóm SO4 hai vế, thêm hệ số 3 vào BaSO4 ta được.

Al2(SO4)3 + BaCl2 ---→ 3BaSO4 + AlCl3

Cân bằng số nguyên tử Ba hai vế, thêm hệ số 3 vào BaCl2 ta được

Al2(SO4)3 + 3BaCl2 ---→ 3BaSO4 + AlCl3

Cân bằng số nguyên tử Al hai vế, thêm hệ số 2 vào AlCl3, ta được:

Al2(SO4)3 + 3BaCl2 ---→ 3BaSO4 + 2AlCl3

Bước 3: Viết phương trình hóa học

Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2AlCl3

2. Phương pháp đại số

Tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây ạ.

B1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … lần lượt vào các công thức ở hai vế của phương trình phản ứng.

B2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn: a, b, c, d, e, f, g….

B3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.

B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng.

Chú ý: Phương pháp đại số giải các ẩn hệ số này được áp dụng cho các phản ứng phức tạp và khó có thể cân bằng phương pháp cân bằng nguyên tố lớn nhất, học sinh cần nắm chắc phương pháp cơ bản mới áp dụng phương pháp đại số.

Các hệ số thu được sau khi giải hệ phương trình là các số nguyên dương và tối giản nhất.

Ví dụ 1: Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1)

Hướng dẫn cân bằng phương trình

B1: aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O

B2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).

Cu: a = c (1)

S: b = c + d (2)

H: 2b = 2e (3)

O: 4b = 4c + 2d + e (4)

B3: Giải hệ phương trình bằng cách:

Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác).

Từ phương trình (2), (4) và (1) => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số).

B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.

Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Ví dụ 2: Thiết lập phương trình hóa học sau theo phương pháp đại số:

Cu + HNO3 → CuSO4 + NO2 + H2O

Hướng dẫn cân bằng phương trình

Bước 1: Đưa các hệ số được kí hiệu a, b, c, d, e vào trước công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng ta được:

aCu + bHNO3 → cCuSO4 + dNO2 + eH2O

B2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).

Cu: a = c (1)

H: b = 2e (2)

N: b = 2c + d (3)

O: 3b = 6c + 2d + e (4)

B3: Giải hệ phương trình bằng cách:

Ở bước này, ta sẽ gán hệ số bất kì bằng 1, sau đó dựa vào các phương trình của hệ để giải ra các ẩn.

Chọn a = c = 1, từ phương trình (2), (3) và (4) ta rút ra được hệ phương trình

b = 2 + d

3b = 6 + 2d + e

3b = 6 + 3d

3b = 6 + 2d + e

\=> 3d = 2d + e => d = e = 1/2 b (5)

Từ phương trình (4), (5) ta có hệ phương trình:

3b = 6 + 2.1/2b + 1/2b => 3b = 6 + 3/2b => 3/2b = 6 => b = 4

Thay vào ta có d = e = 2

Giải hệ phương trình cuối cùng ta được: a = 1, b = 4, d = 2, e = 2, c = 1

Cu + 4HNO3 → CuSO4 + 2NO2 + 2H2O

Ví dụ 3: Thiết lập phương trình hóa học sau theo phương pháp đại số:

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

Hướng dẫn cân bằng phương trình

Gọi các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta có:

aCu + bHNO3 → cCu(NO3)2 + dNO + eH2O

+ Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)

+ Xét số nguyên tử H: b = 2e (2)

+ Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3)

+ Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)

Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:

Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình (4):

3b = 6c + b – 2c + b/2

\=> b = 8c/3

Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4

Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3. Mở rộng nâng cao: "Cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng eletron"

3.1. Quy tắc xác định số oxi hóa

+ Quy tắc 1: Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

+ Quy tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất :

- Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như NaH, CaH2, thì H có số oxi hóa –1).

- Số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như H2O2, F2O, oxi có số oxi hóa lần lượt là : –1, +2).

+ Quy tắc 3: Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0. Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.

+ Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.

3.2. Phương pháp thăng bằng electron

Bước 1. Xác định số oxi hoá của những nguyên tố thay đổi số oxi hoá

Bước 2. Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình:

+ Dấu "+e" đặt bên có số oxi hoá lớn.

+ Số e = số oxi hoá lớn - số oxi hoá bé.

+ Nhân cả quá trình với chỉ số của nguyên tố thay đổi số oxi hoá nếu chỉ số khác 1 (với các đơn chất có thể chấp nhận giữ nguyên chỉ số).

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e cho bằng tổng số e nhận:

+ Tìm bội chung nhỏ nhất của số e nhường và nhận.

+ Lấy bội chung nhỏ nhất chia cho số e ở từng quá trình được hệ số.

Bước 4. Đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng và kiểm tra lại.

IV. Bài tập lập phương trình hóa học lớp 8

  1. CuCl2 + KOH → Cu(OH)2 + KCl
  1. Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + H2O
  1. Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + H2O
  1. ZnO + HCl → ZnCl2 + H2O
  1. Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
  1. Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3
  1. N + O2 → N2O5
  1. N2 + O2 → NO
  1. NO + O2 → NO2
  1. P + O2 → P2O5
  1. SO2 + O2 → SO3
  1. N2O5 + H2O → HNO3
  1. CuSO4 + Ba(NO3)2→ Cu(NO3)2 + BaSO4
  1. Fe2(SO4)3 + NaOH → Fe(OH)3 + Na2SO4
  1. CaO + CO2 → CaCO3
  1. BaO + H2O → Ba(OH)2
  1. BaCO3 + H2O + CO2 → Ba(HCO3)2
  1. Na + H3PO4 → NaH2PO4 + H2
  1. Na + H3PO4 → Na3PO4 + H2
  1. Na + H3PO4 → NaH2PO4 + H2
  1. KNO3 → KNO2 + O2
  1. Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + HNO3
  1. Ba(NO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaNO3
  1. AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 + NaCl
  1. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
  1. KClO3 → KCl + O2
  1. Fe(NO3)3 + KOH → Fe(OH)3 + KNO3
  1. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2
  1. HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
  1. Ba(OH)2 + HCl → BaCl2 + H2O
  1. SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + K2SO4 + H2SO4
  1. H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl
  1. H2S + KMnO4 → KOH + MnO2 + S + H2O
  1. H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4
  1. H2S + H2SO4 → SO2 + H2O + S
  1. H2S + O2 → SO2 + H2O
  1. H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl
  1. K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

V. Đáp án cân bằng phương trình phản ứng hóa học lớp 8

  1. CuCl2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KCl
  1. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
  1. Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
  1. ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
  1. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
  1. Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
  1. 4N + 5O2 → 2N2O5
  1. N2 + O2 → 2NO
  1. NO + 1/2O2 → NO2
  1. 4P + 5O2 → 2P2O5
  1. 2SO2 + O2 → 2SO3
  1. N2O5 + H2O → 2HNO3
  1. CuSO4 + Ba(NO3)2→ Cu(NO3)2 + BaSO4
  1. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
  1. CaO + CO2 → CaCO3
  1. BaO + H2O → Ba(OH)2
  1. BaCO3 + H2O + CO2 → Ba(HCO3)2
  1. 2Na + 2H3PO4 → 2NaH2PO4 + H2
  1. 6Na + 2H3PO4 → 2Na3PO4 + 3H2
  1. Na + H3PO4 → NaH2PO4 + H2
  1. 2KNO3 → 2KNO2 + O2
  1. Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + HNO3
  1. Ba(NO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaNO3
  1. AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
  1. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
  1. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
  1. Fe(NO3)3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KNO3
  1. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2
  1. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
  1. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
  1. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
  1. H2S + 2FeCl3 → S + 2FeCl2 + 2HCl
  1. 3H2S + 2KMnO4 → 2KOH + 2MnO2 + 3S + 2H2O
  1. H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4
  1. H2S + H2SO4 → SO2 + H2O + S
  1. H2S + O2 → SO2 + H2O
  1. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
  1. K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

VI. Bài tập tự luyện

1. Lập phương trình của các phản ứng sau:

  1. Photpho + Khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5)
  1. Khí hidro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước (H2O)
  1. Canxi + axit photphoric (H3PO4) → Canxi photphat (Ca3(PO4)2) + khí hidro
  1. Canxi cacbonat (CaCO­3) + axit clohidric (HCl) → Canxi clorua (CaCl2) + nước + khí cacbonic

2. Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo ra hợp chất P2O5. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.

3. Cho kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra khí hiđro (H2) và hợp chất nhôm sunfat Al2(SO4)3. Phương trình hóa học của phản ứng.

4. Cho phương trình hóa học sau: BaBr2 + Al2(SO4)3 → BaSO4 + AlBr3 Dùng phương pháp cân bằng dựa vào hóa trị cân bằng phương trình hóa học sau và cho biết tổng hệ số của tất cả các chất trong phương trình sau khi cân bằng là bao nhiêu?

5. Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:

  1. ? CaO + ? HCl → CaCl2 + ?
  1. ?Al + ? → 2Al2O3
  1. FeO + CO → ? + CO2
  1. ?Al + ?H2SO4 → Al2(SO4)3 + ?H2
  1. BaCl2 + ?AgNO 3 → Ba(NO3)2 + ?
  1. Ca(OH)2 + ?HCl → ? + 2H2O
  1. 3Fe3O4 + ?Al → ?Fe + ?
  1. Ca(OH)2 + CO2 → ? + H2O
  1. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + ?

6. Lập các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử / phân tử của chất phản ứng với sản phẩm.

  1. CuO + H2 → Cu + H2O
  1. FeO + O 2 → Fe2O3
  1. Zn + HCl → ZnCl2 + H2
  1. K+ H2SO 4 → K2SO4 + H2
  1. NaOH + CuSO 4 → Cu(OH) 2 + Na2SO 4
  1. Na2CO 3 + Ba(OH) 2 → BaCO3 + NaOH
  1. Fe(OH) 3 → Fe2O3 + H2O
  1. BaO + HNO3 → Ba(NO3)2 + H2O

..............................................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Cách viết phương trình hóa học lớp 8 một tài liệu rất hữu ích giúp giải các dạng bài tập sách giáo khoa một cách chi tiết nhất. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.