Vi sinh vật trong đất là gì

  • SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG
  • TIN TỨC
  • TƯ VẤN KỸ THUẬT CÂY TRỒNG
  • DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐẤT

Đất là môi trường thích hợp nhất đối với vi sinh vật, bởi vậy nó là nơi cư trúrộng rãi nhất của vi sinh vật, cả về thành phần cũng như số lượng so với các môitrường khác. Sở dĩ như vậy vì trong đất nói chung và trong đất trồng trọt nói riêng có một khối lượng lớn chất hữu cơ. Đó là nguồn thức ăn cho các nhóm vi sinh vật dịdưỡng, ví dụ như nhóm vi sinh vật các hợp chất các bon hữu cơ, nhóm vi sinh vật phânhuỷ các hợp chất Nitơ hữu cơ ... Các chất vô cơ có trong đất cũng là nguồn dinh dưỡngcho các nhóm vi sinh vật tự dưỡng. Đó là các nhóm phân huỷ các chất vô cơ, chuyểnhoá các chất hợp chất S, P, Fe ...

Các chất dinh dưỡng không những tập trung nhiều ở tầng đất mà còn phân tánxuống các tầng đất sâu. Bởi vậy ở các tầng đất khác nhau, sự phân bố vi sinh vật khácnhau phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng.

Mức độ thoáng khí của đất cũng là một điều kiện ảnh hưởng đến sự phân bố của visinh vật. Các nhóm háo khí phát triển ở nhiều nơi có nồng độ ôxy cao. Những nơi yếmkhí, hàm lượng oxy thấp thường phân bố nhiều loại vi sinh vật kị khí.

Độ ẩm và nhiệt độ trong đất cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vậtđất. Đất vùng nhiệt đới thường có độ ẩm 70 - 80% và nhiệt độ 200C - 300C. Đó là nhiệtđộ và độ ẩm thích hợp với đa số vi sinh vật. Bởi vậy trong mỗi gram đất thường cóhàng chục triệu đến hàng tỷ tế bào vi sinh vật bao gồm nhiều nhóm, khác nhau về vị tríphân loại cũng như hoạt tính sinh lý, sinh hoá. Đó là cả một thế giới phong phú chứatrong một nắm đất nhỏ bé mà bình thường ta không thể hình dung ra được. Chúng tacó thể tưởng tượng: một nắm đất là một vương quốc bao gồm các sắc tộc khác nhausống chen chúc, tấp nập và hoạt động sôi nổi.

Sự phân bố của vi sinh vật trong đất

Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé dễ dàng phát tán nhờ gió, nước và các sinhvật khác. Bởi vậy nó có thể di chuyển một cách dễ dàng đến mọi nơi trong thiên nhiên.Nhất là những vi sinh vật có bào tử, bào tử của chúng có khả năng sống tiềm sinhtrong các điều kiện khó khăn. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng lại phát triển, sinhsôi. Bởi vậy trên trái đất này, nếu có một loại sinh vật nào phân bố rộng rãi nhất,phong phú nhất thì đó chính là vi sinh vật. Nó phân bố ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, đấtlà nơi vi sinh vật cư trú nhiều nhất so với các môi trường khác. Sự phân bố của vi sinhvật đất còn gọi là khu hệ vi sinh vật đất.

Chúng bao gồm các nhóm có đặc tính hình thái, sinh lý và sinh hoá rất khácnhau. Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất bao gồm: Vi khuẩn, Vi nấm, Xạkhuẩn, Virus, Tảo, Nguyên sinh động vật. Trong đó vi khuẩn là nhóm chiếm nhiềunhất về số lượng. Chúng bao gồm vi khuẩn háo khí, vi khuẩn kị khí, vi khuẩn tựdưỡng, vi khuẩn dị dưỡng ... Nếu chia theo các nguồn dinh dưỡng thì lại có nhóm tựdưỡng cacbon, tự dưỡng amin, dị dưỡng amin, vi khuẩn cố định nitơ v.v...

Số lượng và thành phần vi sinh vật trong đất thay đổi khá nhiều. Trước hết sốlượng và thành phần vi sinh vật trên bề mặt đất rất ít do ngay trên bề mặt đất độ ẩmkhông phải là thích hợp cho vi sinh vật phát triển, hai nữa bề mặt đất bị mặt trời chiếurọi nên vi sinh vật bị tiêu diệt.

Số lượng và thành phần vi sinh vật thấy nhiều hơn khi chiều sâu đất 10 - 20 cmso với bề mặt, ở tầng lớp này độ ẩm vừa thích hợp, các chất dinh dưỡng tích luỹ nhiều,không bị tác dụng của ánh sáng mặt trời nên vi sinh vật phát triển nhanh, các quá trìnhchuyển hoá quan trọng trong đất chủ yếu xảy ra trong tầng đất này. Số lượng và thành
phần vi sinh vật sẽ giảm đi khi độ sâu của đất hơn 30 cm và sâu 4 - 5m hầu như rất ít[trừ trường hợp đất có mạch nước ngầm]. Rõ ràng là vi sinh vật ở tầng đất này phải làloài yếm khí đồng thời phải chịu được áp suất lớn mới phát triển được. Hai nữa ở lớpđất này hầu như các chất hữu cơ rất hiếm.

Số lượng và thành phần vi sinh vật trong đất còn thay đổi tuỳ chất đất, ở nơi đấtnhiều chất hữu cơ, giàu chất mùn có độ ẩm thích hợp vi sinh vật phát triển mạnh, thídụ ở đầm lầy, đồng nước trũng, ao hồ, khúc sông chết, cống rãnh, ... Còn ở những nơiđất có đá, đất có cát số lượng và thành phần vi sinh vật ít hơn. Lợi dụng sự có mặt củavi sinh vật trong đất mà người ta phân lập, tuyển chọn, đồng thời duy trì những chuyểnhoá có lợi phục vụ cho cuộc sống.

Theo nhiều tài liệu đáng tin cậy thì trung bình trong đất vi khuẩn chiếm khoảng90% tổng số. Xạ khuẩn chiếm khoảng 8%, vi nấm 1%, còn lại 1% là tảo, nguyên sinhđộng vật. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo các loại đất khác nhau cũng như khu vực địa lý,tầng đất, thời vụ, chế độ canh tác v,v... Ở những đất có đầy đủ chất dinh dưỡng, độthoáng khí tốt, nhiệt độ, độ ẩm và pH thích hợp thì vi sinh vật phát triển nhiều về sốlượng và thành phần. Sự phát triển của vi sinh vật lại chính là nhân tố làm cho đấtthêm phì nhiêu, màu mỡ.

Bởi vậy, khi đánh giá độ phì nhiêu của đất phải tính đến thành phần và số lượngvi sinh vật. Nếu chỉ tính đến hàm lượng chất hữu cơ thì khó giải thích được tại sao ởmột vùng đất chiêm trũng hàm lượng chất hữu cơ, chất mùn, đạm, lân đều cao mà câytrồng phát triển lại kém. Đó là do điều kiện yếm khí của đất hạn chế các loại vi sinhvật háo khí phát triển làm cho các chất hữu cơ không được phân giải. Các dạng chấtkhó tiêu đối với cây trồng không được chuyển thành dạng dễ tiêu. Các chất độc tíchluỹ trong đất trong quá trình trao đổi chất của cây cũng không được phân giải nhờ visinh vật, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất có thểchia ra theo các kiểu phân loại sau đây:

1. Phân bố theo chiều sâu:

Quần thể vi sinh vật thường tập trung nhiều nhất ở tầng canh tác. Đó là nơi tậptrung rễ cây, chất dinh dưỡng, có cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nhất.Số lượng vi sinh vật giảm dần theo tầng đất, càng xuống sâu càng ít vi sinh vật. Theosố liệu của Hoàng Lương Việt: ở tầng đất 9 - 20 cm của đất đồi Mộc Châu - Sơn La cótới 70,3 triệu vi sinh vật trong 1 gram đất. Tầng từ 20 - 40 cm có chứa 48,6 triệu, tầng40 - 80cm có 45,8 triệu, tầng 80 - 120cm có chứa 40,7 triệu.

Riêng đối với đất bạc màu, do hiện tượng rửa trôi, tầng 0 - 20 cm ít chất hữu cơhơn tầng 20 - 40cm. Bởi vậy ở tầng này số lượng vi sinh vật nhiều hơn tầng trên. Sauđó giảm dần ở các tầng dưới.

Thành phần vi sinh vật cũng thay đổi theo tầng đất: vi khuẩn háo khí, vi nấm,xạ khuẩn thường tập trung ở tầng mặt vì tầng này có nhiều oxy. Càng xuống sâu, cácnhóm vi sinh vật háo khí càng giảm mạnh. Ngược lại, các nhóm vi khuẩn kị khí như vikhuẩn phản nitrat hoá phát triển mạnh ở độ sâu 20 - 40cm. Ở vùng khí hậu nhiệt đớinóng ẩm thường có quá trình rửa trôi, xói mòn nên tầng 0 - 20cm dễ biến động, tầng20 - 40cm ổn định hơn.

2. Phân bố theo các loại đất

Các loại đất khác nhau có điều kiện dinh dưỡng, độ ẩm, độ thoáng khí, pH khácnhau. Bởi vậy sự phân bố của vi sinh vật cũng khác nhau. Ở đất lúa nước, tình trạngngập nước lâu ngày làm ảnh hưởng đến độ thông khí, chế độ nhiệt, chất dinh dưỡng ...Chỉ có mộ lớp mỏng ở trên, khoảng 0 - 3 cm là có quá trình oxy hoá, ở tầng dưới quátrình khử oxy chiếm ưu thế. Bởi vậy, trong đất lúa nước ác loại vi sinh vật kị khí pháttriển mạnh. Ví dụ như vi khuẩn amôn hoá, vi khuẩn phản nitrat hoá. Ngược lại, cácloại vi sinh vật háo khí như vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn cố định nitơ, vi nấm và xạkhuẩn đều rất ít. Tỷ lệ giữa vi khuẩn hiếu khí/ yếm khí luôn luôn nhỏ hơn 1.

Ở đất trồng màu, không khí lưu thông tốt, quá trình ôxy hoá chiếm ưu thế, bởithế các loài sinh vật háo khí phát triển mạnh, vi sinh vật yếm khí phát triển yếu. Tỷ lệgiữa vi khuẩn háo khí và yếm khí thường lớn hơn 1, có trường hợp đạt tới 4 - 5. Ở đấtgiàu chất dinh dưỡng như phù sa sông Hồng, số lượng vi sinh vật tổng số rất cao.Ngược lại, vùng đất bạc màu Hà Bắc có số lượng vi sinh vật ít nhất.

+ Phân bố theo cây trồng

Đối với tất cả các loại cây trồng, vùng rễ cây là vùng vi sinh vật phát triển mạnhnhất so với vùng không có rễ. Sở dĩ như thế vì rễ cây cung cấp một lượng lớn chất hữucơ khi nó chết đi. Khi còn sống, bản thân rễ cây cũng thường xuyên tiết ra các chấthữu cơ làm nguồn dinh dưỡngcho vi sinh vật. Rễ cây còn làm cho đất thoáng khí, giữđược độ ẩm. Tất cả những nhân tố đó làm cho số lượng vi sinh vật ở vùng rễ phát triểnmạnh hơn vùng ngoài rễ.

Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng trong quá trình sống của nó thường tiết qua bộ rễnhững chất khác nhau. Bộ rễ khi chết đi cũng có thành phần các chất khác nhau. Thànhphần và số lượng các chất hữu cơ tiết ra từ bộ rễ quyết định thành phần và số lượng visinh vật sống trong vùng rễ đó. Ví dụ như vùng rễ cây họ Đậu thường phân bố nhóm vikhuẩn cố định nitơ cộng sinh còn ở vùng rễ Lúa là nơi cư trú của các nhóm cố địnhnitơ tự do hoặc nội sinh ... Số lượng và thành phần vi sinh vật cũng thay đổi theo cácgiai đoạn phát triển của cây trồng. Ở đất vùng phù sa sông Hồng, số lượng vi sinh vậtđạt cực đại ở giai đoạn lúa hồi nhanh, đẻ nhánh, giai đoạn này là cây lúa sinh trưởngmạnh. Bởi vậy thành phần và số lượng chất hữu cơ tiết qua bộ rễ cũng lớn - đó lànguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật vùng rễ. Số lượng vi sinh vật đạt cực tiểu ở thời kỳlúa chín. Thành phần vi sinh vật cũng biến động theo các giai đoạn phát triển của câyphù hợp với hàm lượng các chất tiết qua bộ rễ.

Mối quan hệ giữa các nhóm vi sinh vật trong đất

Sự phân bố của vi sinh vật trong đất vô cùng phong phú cả về số lượng cũngnhư thành phần. Trong quá trình sống chung như thế, chúng có một mối quan hệ tươnghỗ vô cùng chặt chẽ. Dựa vào tính chất của các loại quan hệ giữa các nhóm vi sinh vật,người ta chia ra làm 4 loại quan hệ: ký sinh, cộng sinh, hỗ sinh và kháng sinh.

1. Quan hệ ký sinh:

Quan hệ ký sinh là hiện tượng vi sinh vật này sống ký sinh trên vi sinh vật,hoàn toàn ăn bám và gây hại cho vật chủ. Ví dụ như các loại virus sống ký sinh trongtế bào vi khuẩn hoặc một vài loài vi khuẩn sống ký sinh trên vi nấm. Các loại vi khuẩncố định nitơ cộng sinh thường hay bị một loại thực khuẩn thể ký sinh và tiêu diệt. Khinuôi cấy vi khuẩn Rhizobium trên môi trường dịch thể thường có hiện tượng môitrường đang đục trở nên trong. Nguyên nhân là do thực khuẩn thể xâm nhập và làm tantất cả các tế bào vi khuẩn - gọi là hiện tượng sinh tan. Khi nuôi cấy vi khuẩn trên môitrường đặc cũng có hiện tượng như vậy. Các thực khuẩn thể này tồn tại ở trong đấttrồng cây họ Đậu làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nốt sần ở cây Đậu.

2. Quan hệ cộng sinh:

Quan hệ cộng sinh là quan hệ hai bên cùng có lợi, bên này không thể thiếu bênkia trong quá trình sống. Ở vi sinh vật người ta ít quan sát thấy quan hệ cộng sinh. Cómột số giả thiết cho rằng: Ty thể - cơ quan hô hấp của tế bào vi nấm chính là một vikhuẩn cộng sinh với vi nấm. Giả thiết đó dựa trên cấu tạo của ty thể có cả bộ máyADN riêng biệt, có thể tự sao chép như một cơ thể độc lập. Giả thiết này còn chưađược công nhận hoàn toàn. Lại có giả thiết cho rằng: Các plasmid có trong vi nấm vàvi khuẩn chính là sự cộng sinh giữa virus và vi nấm hay vi khuẩn đó. Ví dụ như cácplasmid mang gen kháng thuốc đá mang lại mối lợi cho vi khuẩn chủ là kháng đượcthuốc kháng sinh. Vì thế mà hai bên cùng có lợi và gọi là quan hệ cộng sinh.

3. Quan hệ hỗ sinh:

Quan hệ hỗ sinh là quan hệ hai bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải cónhau mới sống được như quan hệ cộng sinh. Quan hệ này thường thấy trong sự sốngcủa vi sinh vật vùng rễ. Ví dụ như mối quan hệ giữa nấm mốc phân huỷ tinh bột thànhđường và nhóm vi khuẩn phân giải loại đường đó. Mối quan hệ giữa nhóm vi khuẩnphân giải photpho và nhóm vi khuẩn phân giải protein cũng là quan hệ hỗ sinh, trongđó nhóm thứ nhất cung cấp P cho nhóm thứ hai và nhóm thứ hai cung cấp N cho nhómthứ nhất.

4. Quan hệ kháng sinh:

Quan hệ kháng sinh là mối quan hệ đối kháng lẫn nhau giữa hai nhóm vi sinhvật. Loại này thường tiêu diệt loại kia hoặc hạn chế quá trình sống của nó. Ví dụ điểnhình là xạ khuẩn kháng sinh và nhóm vi khuẩn mẫn cảm với chất kháng sinh do xạkhuẩn sinh ra. Khi nuôi cấy 2 nhóm này trên môi trường thạch đĩa, ta có thể thấy rõhiện tượng kháng sinh: xung quang nơi xạ khuẩn có một vòng vô khuẩn, tại đó vikhuẩn không mọc được. Người ta căn cứ vào đường kính của vòng vô khuẩn đó màđánh giá khả năng sinh kháng sinh của xạ khuẩn. Tất cả các mối quan hệ trên đây củakhu hệ vi sinh vật đất tạo nên những hệ sinh thái vô cùng phong phú trong từng loạiđất.

Chúng làm nên độ màu mỡ của đất, thay đổi tính chất lý hoá của đất và từ đóảnh hưởng đến cây trồng.

...

Lê Xuân Phương

moitruong.com.vn

NẤM RỄ CỘNG SINH [NẤM RỄ TRONG] - NHẬP KHẨU TỪ MỸ
Ultrafine Mycorrhiza [Endomycorrhizal Fungi]
[Dùng trong phân bón]
Ultrafine Mycorrhiza dạng bột siêu mịn gồm các bào tử của 4 chúng nấm cộng sinh rễ trong. Với kích thước nhỏ hơn 220 microns, sản phẩm có thể dùng lý tưởng cho phun hoặc tưới với nước. Khoảng 90% những loài thực vật trên thế giới có mối quan hệ cộng sinh với những chủ nấm rễ trong này. Chúng sống dựa và rễ cây, và lan tỏa trong môi trường đất xung quanh giúp tăng khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của rễ, cải thiện năng suất và sức khỏe của cây trồng.

Cơ chế tác dụng của Nấm rễ cộng sinh [nấm rễ trong]

Sợi nấm của nấm rễ trong có thể định vị các chất dinh dưỡng trong đất nhanh hơn so với rễ và tạo thành các sợi nấm hút phân nhánh nhỏ trong chất mùn. Nó hấp thụ được dinh dưỡng ở dạng giống như rễ, nhưng hơn thế, sợi nấm có khả năng hấp thụ tốt hơn hơn khi phospho ở dạng ít tan.
Vì vậy, nấm rễ có thể tiếp cận với dạng dinh dưỡng mà thực vật không thể sử dụng trực tiếp, và các chất dinh dưỡng tách biệt với rễ cây. Do đó, cây chủ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ bên ngoài [đặc biệt là môi trường nghèo dinh dưỡng] nhờ liên kết với các sợi nấm và cung cấp cho sợi nấm những thức ăn cần thiết phục vụ cho quá trình quang hợp của chúng.

Thành phần của Nấm rễ cộng sinh [nấm rễ trong]

Những con nấm cộng sinh có lợi có khả năng sinh khối sẽ phát triển trên giá thể khô có lợi cho cây trồng
Glomus intraradices, G. mosseae, G. aggregatum, G. Etunicatum

Lợi ích củaNấm rễ cộng sinh [nấm rễ trong]:

Giảm: khả năng ức chế do hạn hán, sốc khi chiết cành, thất thoát dinh dưỡng
Tăng:năng suất, khả năng đậu hoa và quả, khả năng tồn tại của cây
Thúc đẩy:phát triển hệ rễ, hấp thụ dinh dưỡng, và khả năng tự nuôi sống của cây trồng và cải thiện cấu trúc đất qua việc tạo ra các chất hữu cơ và chất keo
Sản phẩm đã được chúng tôi nhân sinh khối thành công và mật độ lên tới 10^7. Sau đó chúng tôi đã kết hợp thêm một số nguồn dinh dưỡng là thức ăn nấm rễ cộng sinh và hệ vi sinh vật hỗ trợ cho bộ rễ như nấm đối kháng và nấm phòng bệnh truyến trùng giúp tăng cường hiệu lực hoạt động cho nấm rễ để từ đó :
  • Thúc đẩy phát triển bộ rễ và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của hệ rễ, đặc biệt là các nguồn dinh dưỡng khó tan như photpho ít tan, từ đó tăng cường các hoạt động sinh tổng hợp của cây, giúp cây chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt như nhiễm mặn, phèn, ngộc độc hữu cơ
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho bộ rễ phòng các bệnh gây hại bộ rễ do Phytophthora, Fursarium, tuyến trùng,. gây ra.
  • Giàu nguồn oxy sẽ tạo môi trường tốt và nguồn thức ăn dồi dào để cho các vi sinh vật trong đất hoạt động, và cải thiện cấu trúc đất một cách rõ rệt
  • Giúp đất trồng tươi xốp, thoát nước tốt, chống xói mòn, phục hồi đất bị chai cứng do dùng nhiều sản phẩm hóa học.
SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT PHÙ HỢP CHO CÂY HOA KIỂNG VÀ RAU MÀU TRỒNG THEO PHƯƠNG THỨC CANH TÁC SẠCH
Để nấm rễ cộng sinh được phát huy tác dụng, chúng tôi nghiên cứu bổ sung hệ vi sinh vật gồm nấm kiểm soát tuyến trùng, nấm đối kháng và humic là nguồn thức ăn cho vi sinh
Hũ 450g
Ứng dụng và cách sử dụng củaNấm rễ cộng sinh [nấm rễ trong]:
Gieo hạt:Trộn với hạt giống với tỷ lệ trung bình khoảng 0.7lbs/acre [tức 1kg/ hecta]. Tỷ lệ thay đổi tùy theo loại cây trồng và mật độ gieo hạt
Phục hồi cây:Sử dụng 7.5 Lbs/acre [5kg/hecta] rải đều hoặc phun tưới trước và trong suốt quá trình phát triển của cây
Vườn ươm: Trộn với đất trồng trước hoặc trong khi vun hốc hoặc khay. Sử dụng 100g 200g/ met vuông, tùy thuộc kích thước hốc ươm [tỷ lệ cao hơn cho hốc ươm nhỏ hơn]
Trộn phân ủ [phân trà xanh hoặc phân ủ khác]: Sau khi ủ phân, bổ sung thêm 1-2kg cho 1 tấn phân ủ sau đó bón xuống đất sẽ giúp mycorrhizea hoạt động để phát huy tác dụng ngay khi bón xuống đất
Trồng cỏ: 0.5kg tưới cho 1,500 met vuông đất xốp. Tưới nước đủ sau khi bón
Tưới gốc:hòa 1kg với 400-800 lit nước, 1 lit dùng khoảng 15 cây. Sử dụng 2 lần một năm. Tốt nhất là vào mùa xuân và mùa thu.
Tưới nhỏ giọt [dùng cho các loại cây như cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu] :1kg/ 200 lit nước đưa vào hệ thống tưới nhỏ giọt trong quá trình nuôi cây. Mục đích là để những bào tử tiếp xúc với rễ, một lít dùng cho 15 cây. Sử dụng 2 lần một năm. Tốt nhất là vào mùa xuân và mùa thu.
Nuôi cấy, giâm, ghép cành: Pha 2-5g/lit nước sau đó nhúng cành vào khi giâm, hoặc 0.5-1g/mỗi vết cắt đối với nuôi cấy trong hốc; 15g cho mỗi 2.5cm đối với ghép cành trên thân cây.

Phân bón Hữu cơ vi sinh - TNDivital - Germany

THÀNH PHẦN:100% nguyên liệu hữu cơ thiên nhiên, không chất độc hại. Nitơ [N] tối thiểu: 1% ; Phốt pho [P2O5] tối thiểu: 3% ; Kali [K2O] tối thiểu: 1%, Hữu cơ [OC] tối thiểu: 23% ; Axit Humic tối thiểu: 1,5% ; Vi sinh vật phân giải Xenlulô - Aspergillus Fumigatus: 1 x 106CFU/g

TÁC DỤNG:

Divital - Germany Dinh dưỡng lý tưởng của cây

- Cho nông sản chất lượng vượt trội

- Divital - Germany là phân bón hữu cơ vi sinh giàu năng lượng được xử lý bằng công nghệ sinh học tiên tiến của Cộng Hoà LB Đức, sản phẩm của Nhà máy liên doanh phân bón Đức - Việt, phục vụ ngành Nông nghiệp hữu cơ hiện đại bền vững.

- Divital - Germany giúp cho cây trồng thỏa mãn về nhu cầu dinh dưỡng nhờ khả năng của vi sinh vật khoáng hóa vật chất vùng rễ. Bằng nguồn năng lượng nội tại với tác động của điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng trong đất, trong phân được giải phóng và cung cấp đều đặn cho cây theo nhu cầu.

- Divital - Germany kiến tạo môi trường thích hợp giúp bộ rễ cây trồng thực hiện hiệu quả quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng.

- Divital - Germany ngăn chặn quá trình bay hơi, rửa trôi và cố định dinh dưỡng trong đất, hạn chế gây ô nhiễm và tác động xấu tới môi trường.

- Divital - Germany cải tạo, duy trì và nâng cao sức sản xuất của đất. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng nông sản luôn được tăng trưởng qua từng năm, từng vụ.

- Divital - Germany vượt qua giới hạn phân bón, Divital - Germany còn là giải pháp đáp ứng nền Nông nghiệp hữu cơ và thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:Divital - Germany sử dụng tốt cho mọi đối tượng cây trồng, có thể sử dụng bón lót và bón thúc. Đặc biệt rất phù hợp với trồng trọt công nghệ cao [trong nhà lưới, nhà kính và giá thể ươm giống...].

+ Cây hoa và rau màu các loại: Lượng dùng từ 0,2 - 0,4 kg/m2, sử dụng 1 - 2 lần/vụ [trước khi gieo trồng hoặc sau mỗi lần thu hái].

+ Cây lâu năm [Hồ tiêu, Cà phê, cây ăn quả, cây có múi...]: Lượng dùng từ 0,5 - 2,0 kg/ gốc, sử dụng 2 - 3 lần/ năm [Đầu, giữa và cuối mùa mưa hoặc bón trong giai đoạn phục hồi cây, phân hóa hoa, nuôi trái].

+ Cây cảnh [bon sai]: Lượng dùng tuỳ theo từng cây, bón từ 0,2 - 1,0 kg/ cây, sử dụng 2 lần/năm [Tháng 2 - T3 và T8 - T9], hoặc bón chăm sóc định kỳ.

Cách bón: Nên bón kết hợp làm cỏ, xới sáo, tưới nước và vùi lấp phân, đất trồng mới nên đảo đều phân với đất trước khi trồng.

Bảo quản:Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Cảnh báo an toàn:Không nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp, tránh xa tầm tay trẻ em.

HỒ SƠ PHÁP LÝ:- Số TCCS 15:2016/TN-TH - Hợp quy: IQC

Liên hệ mua sản phẩm:

0903.865035 [33T2 Dương Bá Trạc, P.1, Q.8]

Phí giao hàng tận nơi 20.000đ [khu vực nội thành Tp.HCM]

ngoại thành Tp.HCM: 35-40.000đ

Xu hướng tìm kiếm: MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐẤT
Những kinh nghiệm điều chỉnh ổn định pH
1. Thế nào là đất chua?Là trong dung dịch đất tồn tại nhiều ion H+ và loaị muối của axít mạnh với muối của bazơ yếu như: AlCl3; FeSO4; KAl[SO4]2 thì ...
Nấm rễ cộng sinh kích thích sự tăng trưởng của cây trồng
Một số loại nấm và vi khuẩn phát triển trên đất có thể hình thành quá trình cộng sinh với thực vật. Sự kết hợp đó mang lại lợi ích cho cả thực vật và ...

Video liên quan

Chủ Đề