Vì sao mỹ viên trợ cho triêu

Đã thành quen thuộc, nhiều năm qua, mỗi dịp người dân cả nước hân hoan hướng tới kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc như Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, ngày toàn thắng 30/4...,lại xuất hiện những tiếng nói lạc lõng rêu rao về sự “hùng mạnh, giàu có của Việt Nam Cộng hòa”. Từ đó xuyên tạc con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, phủ nhận các thành tựu của đất nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong hàng chục năm qua.

Giai đoạn chiếm đóng, Mỹ muốn gì ở miền Nam Việt Nam?

Theo các con số thống kê chính thức của Mỹ, trong 21 năm (từ năm 1954 - 1975), viện trợ của Mỹ dành cho miền Nam Việt Nam hơn 26 tỷ đôla. Ngoài số tiền viện trợ cho ngụy quân và ngụy quyền, Mỹ đã trực tiếp đưa cả quân đội, các bộ máy quân sự, dân sự vào miền Nam. Nếu tính tất cả các loại chi phí, trong hơn 20 năm đó, Mỹ đã bỏ vào Việt Nam khoảng hơn 160 tỷ đôla. Với những toan tính của người Mỹ sự viện trợ đó đã không giúp ích cho sự phát triển kinh tế của miền Nam việt Nam mà thay vào đó là một nền công nghiệp, thương mại lệch lạc, méo mó.

Trong cuốn sách của mình, Nhà sử học Đặng Phong nêu rõ, trong suốt quá trình chiếm đóng Việt Nam, tư bản Mỹ đã quan tâm đến những nguồn lợi ở Việt Nam: Các tài nguyên, nhất là khoáng sản, các sản phẩm chiến lược, nhất là lúa gạo và cao su, những nguồn cung cấp nhân công, thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hóa... Mục Xã luận, tờ New York Times ngày 12/2/1950 viết: “Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn. Nơi đó có thể xuất khẩu thiếc, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu và da thuộc”.

Tổng thống Mỹ Eisenhower (nhiệm kỳ 1953-1961) trong diễn văn đọc ngày 4-8-1953 tại Seatle nói: “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc và vonfram mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa”.

Qua những ý kiến của chính người Mỹ nói trên có thể thấy các tài nguyên và sản phẩm của Đông Dương mà cụ thể là Việt Nam đang là những thứ mà người Mỹ cần phải nắm lấy để chi phối thị trường thế giới.

Tờ New York Times số ra ngày 21-10-1962 một lần nữa khẳng định về điều này: “Sự buôn bán và các sản phẩm của Đông Nam Á không phải là cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ, nhưng lại là rất quan trọng đối với chúng ta và các đồng minh của chúng ta”.

Viện trợ của Mỹ là để phục vụ người Mỹ

Đầu tư là sự khai thác dài hạn ở trình độ cao. Thế nhưng, trong các dự án phát triển kinh tế của miền Nam Việt Nam, Mỹ luôn đưa ra các dự kiến để khả năng thu hồi vốn đầu tư một cách nhanh chóng. Có thể nêu một thí dụ: Trong Kế hoạch sông Mê Công riêng về thủy điện dự tính xây dựng cơ bản hết 1.300 triệu đôla. Nếu được hoàn thành, mỗi năm sẽ lãi 300 triệu đôla. Khi có điện, chỉ riêng đẩy mạnh khai khoáng hàng năm cũng thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đôla nữa. Vì vậy, Mỹ đã “tự nguyện” đóng góp 1 tỷ đôla cho kế hoạch này.

Để nắm độc quyền đầu tư, ngay từ năm 1961 Mỹ đã yêu cầu Ngô Đình Diệm ký bản cam kết ưu đãi đầu tư của Mỹ, gọi là “Hiệp ước thân hữu và liên lạc kinh tế Việt-Mỹ”. Trong Hiệp ước này, Diệm bảo đảm cho tư bản đầu tư của Mỹ được thuận lợi trong mọi ngành kinh tế, về mọi mặt-trong việc mua đất đai, nguyên liệu, sử dụng các phương tiện công ích, thuê nhân công, chuyển lãi hàng năm về nước, có hiệp đồng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra, hứa sẽ không quốc hữu hóa trong một thời gian dài...

Trong thời gian chiến tranh nếu tính theo đầu người thì mỗi người dân Việt Nam mỗi năm tiêu xài gần hai ngàn đôla của Mỹ. Nhưng theo chính sự tính toán của các cơ quan nghiên cứu Mỹ, thì thu nhập thực tế của mỗi người dân Việt Nam chỉ vào khoảng trên dưới một trăm đôla. Nói đúng ra, trong số hàng trăm tỷ đôla hàng hóa mà Mỹ đổ vào miền Nam Việt Nam, chỉ có một phần rất nhỏ là những thứ hữu ích cho con người. Còn phần lớn là những hàng hóa để phục vụ chiến tranh.

Hàng năm, Chính phủ Mỹ định trước một số tiền, tính bằng đôla, dành cho các khoản viện trợ thương mại hóa. Mỹ không cấp thẳng số đôla đó cho chính quyền ngụy, mà chỉ thông báo cho ngụy biết là được viện trợ số tiền kể trên để nhập cảng các thứ hàng hóa cần thiết. Nơi xét duyệt nhập cảng các đơn này không phải là Chính phủ ngụy, mà là phái bộ viện trợ Mỹ.

Căn cứ trên những sự tính toán lợi và hại theo quan điểm của Mỹ, cơ quan này hoặc bác bỏ, hoặc chấp nhận, hoặc sửa đổi, hoặc thêm bớt một số điểm cụ thể trong các đơn, rồi cấp những giấy phép nhập cảng. Người được cấp giấy phép nhập cảng đến nộp tiền cho ủy ban nhập cảng, thuộc Ngân hàng quốc gia. Tiền nộp vào là tiền Sài Gòn. Tỷ giá hối đoái trong viện trợ thương mại hóa là tỷ giá do Mỹ quy định, thường thấp bằng một nửa hoặc 2/3 tỷ giá hối đoái thực tế trên thị trường.

Từ đó cho thấy, Mỹ vẫn thực hiện được mục đích viện là trợ cấp cho ngụy quyền. Nhưng đôla Mỹ không lọt ra khỏi nước Mỹ. Hàng hóa của các công ty Mỹ có thêm một cơ hội để tiêu thụ. Theo con đường viện trợ, nó lọt thẳng vào thị trường miền Nam một cách trơn tru, dễ dàng, không bị hàng rào thuế quan ngăn cản, có thể tính giá rất cao mà không bị hàng hóa các nước khác cạnh tranh... Hàng của Mỹ đưa vào miền Nam thường đắt gấp rưỡi hoặc gấp đôi (tùy loại) hàng của các nước khác. Như vậy, phần lớn những khoản gọi là chi phí cho Việt Nam, thực ra, lại là chi phí cho nước Mỹ. Viện trợ thực ra lại là sự trợ cấp cho nền kinh tế Mỹ.

Nền công nghiệp, thương mại lệch lạc của miền Nam Việt Nam

Viện trợ của Mỹ là để phục vụ cho chiến tranh. Điều đó dẫn đến hơn 1 triệu quân lính có “công ăn việc làm”, có thu nhập, nhưng lại là những không sản xuất, không sáng tạo ra của cải gì cả. Khoảng 4 đến 5 triệu người thân như: Vợ, con, cha, mẹ của hơn một triệu quân lính này cũng được hưởng một phần thu nhập đó. Trong một phần đất nước chưa đầy 20 triệu dân, mà nền sản xuất còn chưa đủ thức ăn và đồ dùng tối thiểu cho số dân đó, lại có thể tách ra được hơn một triệu người lao động chính cùng 4-5 triệu người trong gia đình họ chỉ sống nhờ vào nghề cầm súng, một nghề phi sản xuất nhất trong những nghề phi sản xuất. Đó là “kỷ lục” trên thế giới, là sự nghịch lý.

Hàng năm có một khối lượng rất lớn đồ phế thải chiến tranh phần lớn là kim loại được đem bán cho các nhà thầu và nhà buôn đã tạo nên một nghịch cảnh trong nền công nghiệp. Ở thời kỳ đó, số lượng khai thác quặng sắt ở miền Nam là không đáng kể, nhưng cũng có 3 nhà máy cán sắt khá lớn. Người ta ước tính số sắt thép phế thải này tới vài triệu tấn. Mỗi năm, nhờ phế thải chiến tranh, miền Nam nấu lại được từ 5 đến 6 vạn tấn thép.

Trong cuộc chiến tranh ở miền Nam, đạn dược đã được tiêu thụ nhiều hơn ở bất cứ nơi nào. Với mức tiêu thụ đó, ngành chế biến đồng ở miền Nam cũng có cả một kho nguyên liệu dồi dào, mỗi năm sản xuất được vài ngàn tấm dây đồng và đồng lá. Hơn hai chục vạn tấn dây thép gai cũng là một kho tài nguyên phong phú. Có những năm số sắt thép và đồng phế thải của chiến tranh quá nhiều, ngụy quyền còn đem “xuất cảng” để lấy tiền. Riêng năm 1972, đã xuất cảng tới 18.144 tấn gang, sắt, thép nát và 3.877 tấn đồng nát. Riêng tiền xuất cảng sắt thép vụn đã chiếm 11% tổng số thu về xuất khẩu năm 1972 và 13,5% tổng số thu về xuất khẩu năm 1973.

Trong viện trợ quân sự, ngoài vũ khí và dụng cụ quân sự, còn có nhiều thứ vật dụng thông thường, không chỉ dùng cho chiến tranh, mà có thể dùng trong đời sống hàng ngày: Xăng, dầu, xe cộ và phụ tùng, quần áo tủ lạnh, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, các loại vật liệu xây dựng... Những thứ này được Mỹ cung cấp khá rộng rãi, thường là vượt xa mức tiêu dùng thực tế của ngụy. Số sản phẩm dư thừa là cơ sở vật chất để cho các chợ trời và các sạp hàng đồ cũ ở miền Nam. Một dân biểu Sài Gòn nhận xét: “Ở miền Nam này, mỗi người lính cũng là một nhà kinh tế hay một nhà kinh doanh”.

Đến năm 1972 Mỹ-ngụy mở rất rộng diện cấp thẻ mua hàng “quân tiếp vụ”. Số thẻ cấp thêm như sau: 250.000 thẻ cho cựu binh, 108.540 thẻ cho phế binh, 734.736 thẻ cho cô nhi, 184.930 thẻ cho vợ góa của lính, tổng cộng là: 1.278.206 (Tài liệu của Cục Địch vận, Bộ Quốc phòng). Nếu cộng với số thẻ mua hàng của hơn một triệu lính tại ngũ, thì có tất cả hơn 2 triệu cuốn sổ mua hàng “quân tiếp vụ”. Rút cuộc, 2 triệu tấm thẻ mua hàng này đã tạo ra một nguồn sống bổ sung cho vài triệu con người phi sản xuất, đồng thời, cũng tạo ra cho thị trường miền Nam hơn 2 triệu người cung cấp hàng hóa.

Thông qua hệ thống chằng chịt các loại thuế, chính quyền bản địa đã thu hồi được giá bán hàng viện trợ, không những bằng mà nhiều khi còn lớn hơn so với giá mua tính theo hối suất thực tế. Có hàng trăm mức thuế khác nhau, thì cũng có hàng trăm sự phân biệt đối xử khác nhau. Mục đích là để bảo vệ cho hàng Mỹ, dù bán giá cao hơn nhiều so với hàng các nước khác, vẫn chiếm địa vị độc tôn trên thị trường miền Nam (đặc biệt là đối với những loại hàng mà Mỹ đang thừa và đang cần tiêu thụ gấp).

Chỉ có năm 1968, hàng Mỹ nhập ít hơn hàng Nhật. Còn trong tất cả các năm, hàng Mỹ vẫn chiếm phần tuyệt đối lớn. Nhưng phần lớn nhất của hàng Mỹ lại là những thứ khó phân biệt nguồn gốc, và ta ít thấy nhãn hiệu Mỹ khi tiêu dùng như: Bông, bột ngô, bột mỳ, bột sữa, dầu thảo mộc, hóa chất các loại, chất dẻo, sắt thép và gang... Hàng Mỹ đã lan tràn khắp thị trường một cách thầm kín và thấm vào hầu hết tất cả mọi thứ của cải của xã hội miền Nam. Cũng chính nó đã gây ra nhiều sự đảo lộn nhất, bóp chết hẳn nghề trồng bông và trồng dâu nuôi tằm; bóp gần chết nghề làm đường mía, nghề đan lát và nhiều nghề thủ công khác.

Vì sao mỹ viên trợ cho triêu
Trong năm 2021, sản xuất công nghiệp của nước ta tăng 4,82%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 668,5 tỉ USD.

Như vậy có thể thấy những toan tính của người Mỹ rút cuộc đã khiến người tiêu dùng trên thị trường miền Nam tê liệt tính năng động và ý thức tự chủ; nền công nghiệp và thương mại lệch lac, méo mó.

Chỉ đến khi đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng nền công nghiệp, thương mại của miền Nam đã hòa nhịp cùng miền Bắc, từng bước thay đổi để có được thế và lực như ngày nay.

Trong năm 2021, sản xuất công nghiệp tăng 4,82%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 668,5 tỉ USD, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Sự phát triển của ngành công nghiệp, thương mại cả nước nói chung và miền Nam nói riêng còn được thể hiện bằng việc đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, tình hình chính trị ổn định. Trên đà thắng lợi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang không ngừng nỗ lực, đưa ra nhiều kế sách để phấn đấu đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.