Vì sao mật ong có ga

Nhiều khách hàng biết về mật ong nguyên chất thường rất thích mật ong chứa nhiều gas, bọt khí. Biểu hiện cụ thể là khi mở nắp chai mật ong nó bật tung ra hay phát ra tiếng xì xì …Nhưng cũng có những người cho rằng mật ong bị như thế là kém chất lượng… 

Vậy bí ẩn đằng sau việc “mật ong chứa nhiều gas” là gì ? Và mật ong có nhiều bọt khí, gas như vậy có tốt không ? Sau đây mời các bạn cùng Mật Ong Tây Nguyên đi tìm hiểu nhé !

Trên mạng Internet có rất nhiều thông tin bàn luận về vấn đề này: Có website thì cho rằng do ong hút mật của nhiều loại hoa khác nhau dẫn đến tạo phản ứng hoá học sinh ra bọt khí, có website lại cho rằng mật ong có nhiều bọt khí là mật ong nguyên chất 100% chưa qua quy trình xử lý nào. Còn website khác lại viết rằng mật ong rừng thì chứa nhiều bọt khí hơn ong nuôi…. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên nhân gây ra bọt khí của mật ong là do.

1. Nguồn hoa mà ong hút mật

Mật ong Tây Nguyên xin khẳng định đây chính là yếu tố chính gây ra hiện tượng gas/bọt khí của mật ong. Cho dù là mật ong nuôi hay mật ong rừng thì nguồn hoa vẫn là yếu tố chính gây bọt khí, gas ngoài ra còn phụ thuộc vào thời gian khai thác mà bọt khí có nhiều hay ít.

Thường thì mật ong hoa nhãn, hoa vải, hoa tràm sẽ chứa rất nhiều bọt khí so với mật ong hoa cà phê

2. Hàm lượng nước có trong mật ong

Hàm lượng nước trung bình trong mật ong thường giao động từ  [16 -> 22%]. Khi hàm lượng nước dưới 19% thì mật ong không bị lên men và có thể bảo quản được lâu. Nhưng nếu vượt qua mức này tức là mật ong quá loãng cũng là nguyên nhân gây bọt khí, gas hay thậm chí gây lên men, làm hỏng chất lượng mật.

3. Hàm lượng phấn hoa và nhộng ong non

Phấn hoa và nhộng ong non lẫn vào khi thai thác mật là vấn đề không thể tránh khỏi. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo lên gas, bọt khí trong mật.

4. Độ “già” của mật

Khai thác mật khi các tổ ong chưa bịt kín nắp cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra bọt khí, gas. Bởi vì ngoài việc hút mật hoa đem về tổ thì ong thợ còn làm nhiệm vụ luyện mật, dùng cánh quạt bớt hơi nước trong mật hoa để làm ra những giọt mật ong nguyên chất ta vẫn thường sử dụng. Nếu khai thác sớm, mật ong vẫn còn chứa nhiều nước dẫn đến sinh ra bọt khí.

5. Vận chuyển xa sinh ra bọt khí

Trong quá trình vận chuyển của mật ong cũng là một phần nguyên nhân gây ra bọt khí, mật ong yên một chỗ, ít bị ngoại lực tác động cũng ít sinh bọt khí hơn.

6. Ưu nhược điểm của mật ong chứa nhiều bọt khí, gas.

+ Ưu điểm:

– Đa phần mật ong nguyên chất chứa nhiều bọt khí sẽ thơm hơn, mật ong rừng cũng chứa nhiều bọt khí hơn.

– Hương vị hấp dẫn và thơm ngon hơn.

+ Nhược điểm:

– Mật ong chứa nhiều bọt khí nếu đựng trong chai thuỷ tinh kín nắp nếu chịu tác động của nhiệt độ, ánh nắng mặt trời có thể làm nổ chai bất cứ lúc nào. Chính vì thế, khi vận chuyển xa mật ong thường được đóng bằng can nhựa có độ đàn hồi tốt.

– Mật ong chứa nhiều bọt khí thường khá loảng, không để được lâu.

– Dễ bị đóng đường, biến chất hơn so với mật ong nguyên chất khác.

Tóm lại, tuỳ vào nhu cầu sử dụng của gia đình mà có thể mua loại mật ong thích hợp nhất. Dù mật ong có ít bọt khí hay nhiều bọt khí chăng nữa nhưng chỉ cần là mật ong nguyên chất, đảm bảo chất lượng là đều tốt cả.

Vậy là đã qua 2 mùa mật Nhân Thuỳ đã cung ứng hàng trăm hũ mật ong rừng chất lượng cao cho nhiều gia đình trên khắp Việt Nam, thông qua đó cũng phát sinh khá nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi liên quan tới cách phân biệt mật thật hay giả, cách để nhận biết….và vì sao Nhân Thuỳ lại bán giá đó? quá trình khai thác mật như thế nào?….Hôm nay chúng ta trao đổi với nhau về việc mật ong sinh khí gas?

Mật ong rừng trào nhiều bọt

Thông thường rất nhiều người dùng hiện tượng này để phân biệt mật thật và mật giả, mật nuôi và mật rừng. Điều này là hoàn toàn không có đúng và không có chính xác.

Vậy vì sao mật ong rừng lại thường sinh khí nhiều hơn mật ong nhà?

  • Thứ nhất : Quá trình khai thác người thợ rừng để một ít con non dính vào mật, hay con trưởng thành dính vào cục mật. Điều này là nguyên nhân căn bản gây chua mật và sinh rất nhiều khí gas.
  • Thứ 2: Mật ong có tính nóng, rất nóng. và đặc biệt là mật ong rừng cực kỳ nóng ” nhúng hành vào hành chín là vì đây” Nên quá trình vận chuyển sốc sốc gây nên các phản ứng hoá học sinh khí nhiều.
  • Thứ 3: Là nhiệt độ, nếu môi trướng nắng nóng kết hợp các yếu tố trên thì việc nổ chai mật ong rừng là chuyện thường.
  • Ngoài ra còn do mật để quá lâu, mật ong rừng để lâu, mật cũ, tổ ong cũ thường sinh rất nhiều khí.

Bạn có thể xem video:

Các bạn có thể quan tâm cùng trải nghiệm với Nhân Thuỳ tại đây: //nhanthuyfood.com/mat-ong-rung/

Tags: mật ong, Mật ong rừng, mật ong sinh khí ga, mật ong sinh nhiều bọt

Video liên quan

Chủ Đề