Nguyễn sinh sắc là ai

content:

Ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm- ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc xóm Phủ Đầm, Làng Sen nay gọi là xóm Sen 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 250m về hướng Đông trong kkhu vườn rộng 3 sào, 5 thước trung bộ tương đương 1.765m2 gồm có hai ngôi nhà, ngôi nhà lớn là nơi thờ tự và tiếp khách, ngôi nhà ngang là nơi sinh hoạt thường ngày của gia đình.

           Cụ Nguyễn Sinh Nhậm thuộc  thế hệ thứ 10, là chi họ I của dòng họ Nguyễn Sinh đây là một chi họ có truyền thống học giỏi, yêu nước và thành đạt đã làm rạng danh cho dòng họ,  trong đó có: Ông Nguyễn Sinh Diên sớm hoạt động yêu nước và trở thành Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong những năm mới thành lập; Nguyễn Sinh Thản đã chiến đấu hy sinh tại Matxcơva năm 1941 và được công nhận là liệt sỹ quốc tế năm 1985; Nguyễn Sinh Hùng, Uỷ viên Bộ Chính Trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng  Thường trực Chính phủ nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đặc biệt tại ngôi nhà này, ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy đã sinh thành người con trai  thhông minh, dĩnh ngộ đó là Nguyễn Sinh Sắc [ thân phụ Chủ Tịch Hồ Chí Minh].

Thời niên thiếu ba người con yêu nước của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành thường sang đây thắp hương tưởng niệm ông bà nội và cũng chính tại ngôi nhà này anh, chị của Bác thường lấy làm nơi bí mật để làm nơi hoạt động yêu nước. Ngày 23 tháng 8 nawm Canh Dần [1950], Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tấn Đạt người anh trai rất mẫu mực và tôn  kính của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mất tại đây. Ngôi nhà này đã chứa đựng nhiều giá trị lịch sử không những cuẩ quôc gia mà còn mang ý nghĩa  quốc tế.

Năm 1990 ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia.

Đăng lúc: 17:08:38 20/11/2016

Nguyễn Sinh Sắc sinh năm Nhâm Tuất [1862] tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Nhậm, mẹ là Hà Thị Hy. Lên ba tuổi mồ côi cha, bốn tuổi mẹ qua đời, phải về ở với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Trợ.

   Năm 16 tuổi, cậu được nhà nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù [làng Chùa] nhận về nuôi dạy, với bản tính hiếu học, thông minh nên cậu trở thành học trò giỏi có tiếng trong vùng. Đến năm 22 tuổi [1883], cậu được nhà nho Hoàng Xuân Đường gả cô con gái lớn là Hoàng Thị Loan. Lần lượt hạ sinh bốn người con: Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung [Hồ Chí Minh] và Nguyễn Sinh Xin [mất lúc nhỏ].

   Năm Giáp Ngọ [1894], Cụ đỗ Cử nhân, năm Tân Sửu [1901], cụ đỗ Phó bảng và năm 1906  nhậm chức “ Thừa Biện Bộ Lễ” và sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê [Bình Định].

Trong thời gian làm quan Cụ tìm gặp và kết thâm giao với các nhà nho yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Vương Thúc Quý, Trương Gia Mô….Cụ luôn đứng về phía dân nghèo, trừng trị bọn cường hào ác bá. Vì vậy, từ vụ án một tên cường hào bị Cụ bắt giam, sau đó thả về không lâu thì chết. Cụ Sắc bị Triều đình giáng cấp dưới hình thức “cải bổ kinh chức” [tức là đổi về làm quan tại kinh đô]

Từ quan, Cụ đi vào các tỉnh phía Nam. Nam bộ là vùng đất mới phóng khoáng “Trọng nghĩa khinh tài” nên Cụ đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều thành phần ở những nơi Cụ đến: Bình Thuận, Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp…và sang tận Campuchia để truyền bá tư tưởng yêu nước thương dân.

Năm 1917 và nhiều năm sau, Cụ thường lui tới hoạt động ở làng Hòa An, Cao Lãnh tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân. Cụ mất vào ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ nhằm ngày 27 tháng 11 năm 1929 dương lịch, hưởng thọ 67 tuổi tại làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là nhà khoa bảng vào đầu thế kỷ XX lúc mà xã hội Việt Nam đang trăn trở chuyển mình tìm phương hướng giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân, thì Cụ là “một nhà nho yêu nước theo kiểu riêng, chống Pháp không công khai mà lặng lẽ” như lời nhận định của thực dân Pháp.

Nhân cách và những phẩm chất cao quí đó có ảnh hưởng trực tiếp đến các con của Cụ, đặc biệt là Nguyễn Sinh Cung. Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều danh xưng từ Nguyễn Sinh Cung đến Nguyễn Tất Thành rồi Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, tư tưởng yêu nước thương dân của Cụ đã được nâng lên đỉnh cao trở thành tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc các nước thuộc địa bị áp bức trên toàn thế giới. 

Nguyễn Sinh Sắc [còn gọi là Nguyễn Sinh Huy; sách báo thường gọi bằng tên cụ Phó bảng; cụ Sắc, 1862–30 tháng 12, 1929] là cha ruột của Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên - Hồ Chí Minh.

Nguyễn Sinh SắcThông tin chungthường gọicụ Phó bảngTên khácNguyễn Sinh HuyHọc vấnPhó bảngChức quanThừa biện bộ Lễ, Tri huyện Bình KhêVợHoàng Thị LoanHậu duệ Hậu duệ
Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Sinh Khiêm
Nguyễn Sinh Cung
Nguyễn Sinh Nhuận
Vương Chí Nghĩa
Thân phụNguyễn Sinh NhậmThân mẫuHà Thị HySinh1862 Nghệ An, Đại NamMất30 tháng 12, 1929[1929-12-30] [66–67 tuổi] Sa Đéc, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

 

Mộ Nguyễn Sinh Sắc

Nguyễn Sinh Sắc là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm [người Thanh Chương, Nghệ An] và bà Hà Thị Hy làm nghề hát rong. Theo gia phả dòng họ Hà thì Ông tổ của Nguyễn Sinh Nhậm là Nguyễn Bá Phổ ở làng Kim Liên [làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An], đến thế hệ thứ tư thì ông tộc trưởng Nguyễn Bá Dân xin đổi chữ lót họ mình thành Nguyễn Sinh. Dòng họ này về sau có người đỗ đạt, thành danh. Đến thế hệ thứ 9 chia thành nhiều nhánh, có người đến Mậu Tài cùng huyện. Ông Nguyễn Sinh Nhậm [tức Nguyễn Sinh Vượng] sinh trưởng trong gia đình khá giả ở làng Sen, được học hành, lớn lên lấy vợ, sinh ra Nguyễn Sinh Trợ [tức Thuyết]; chẳng bao lâu vợ mất. Tự mình nuôi con trưởng thành, ông Nhậm lấy vợ lẽ là bà Hà Thị Hy. Năm Nhâm Tuất 1862 [có tài liệu là 1863], bà Hy sinh ra Nguyễn Sinh Sắc.

Một năm sau khi sinh, ông Nhậm mất. Ít lâu sau, bà Hà Thị Hy cũng qua đời, Nguyễn Sinh Sắc về ở với gia đình anh trai là ông Nguyễn Sinh Thuyết.

Ông được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế cũng như gả con gái đầu của mình là Hoàng Thị Loan, một trong hai con gái làm vợ [cô kia là Hoàng Thị An]. Lúc này ông 18 tuổi còn bà Loan 13 tuổi.

Năm 1891, ông vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ[1]. Năm 1894, ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm sau [1895], ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đã xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898.

Nhờ sự vận động của ông Hồ Sĩ Tạo[cần dẫn nguồn], với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được nhận vào học Quốc Tử Giám ở Huế. Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, với tư cách là một quan chức của triều đình Huế, ông còn tham dự Hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại Bình Định năm 1897 và Thanh Hóa năm 1900.

Ngày 22 tháng 12 năm Canh Tý [10 tháng 2 năm 1901] bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở Huế, sau khi sinh đứa con trai út [đứa con trai này ít ngày sau cũng chết]. Ông đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu [1901] này, ông đậu Phó bảng.

Ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909. Tháng 5 năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê [xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định]. Trong một lần truyền đánh đòn những người chống việc nộp thuế và sau này có một trong số họ qua đời, ông bị kiện lên cấp trên, vụ việc sau đó đến tai nhà vua Duy Tân. Vì vậy ngày 19 tháng 5 năm 1910, ông bị đưa về kinh xét xử vì các tội: - Để tù chính trị phạm vượt ngục - Hà khắc với hào lý - Bênh vực dân đen - Không thu đủ thuế.[cần dẫn nguồn] Dù biện hộ rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình nhà Nguyễn ra sắc chỉ ngày 17 tháng 9 năm 1910 phạt đánh 100 trượng. Nhờ có Thượng thư Hồ Đắc Trung, các ông Cao Xuân Dục và Đào Tấn cùng dập đầu xin vua, hình phạt này được chuyển đổi thành hạ bốn cấp quan và sa thải.[cần dẫn nguồn]

Ngày 26 tháng 2 năm 1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, cùng Nguyễn Tất Thành xuống Mỹ Tho gặp Phan Châu Trinh [một người bạn của ông đang hoạt động cách mạng, cũng là người có nhiều quan điểm giống ông], lúc này Phan Châu Trinh đang chuẩn bị sang Pháp. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ, rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Ông giúp nhiều chùa ở Nam Bộ dịch, chú giải kinh Phật, góp nhiều ý kiến cho phong trào Chấn hưng Phật giáo do các hoà thượng Khánh Hoà khởi xướng. Ông cũng có quan hệ với nhiều tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở đồng bằng sông Cửu Long.

Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc[2]. Tại đây ông lấy họ Vương, hành nghề bốc thuốc cho dân địa phương. Ông tái hôn với một phụ nữ, sinh ra ông Vương Chí Nghĩa [1927] và từ trần ngày 27 tháng 11 năm 1929. Phần mộ của ông hiện nằm ở 123/1 đường Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

 

Tượng Nguyễn Sinh Sắc trong khu lăng mộ ông ở thành phố Cao Lãnh

Ông có năm người con, 4 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận, thường gọi là Xin, mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O [cô] Chiêu Thanh, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ ba của ông là Nguyễn Sinh Cung tức Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người con trai cuối cùng là Vương Chí Nghĩa, con của bà vợ sau.

Hai người con là bà Nguyễn Thị Thanh và Hồ Chí Minh đều không có con, ông Khiêm có ba người con nhưng đều mất sớm. Chỉ còn ông Vương Chí Nghĩa là có con cháu, đây là những hậu duệ nối dõi cho cụ Phó bảng.

Bài chi tiết: Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh. Với diện tích 10 ha, khu di tích gồm có: khu mộ Nguyễn Sinh Sắc [gồm phần mộ chính và hồ sen, đài sen]; nhà trưng bày giới thiệu về thân thế và cuộc đời của ông; nhà sàn Bác Hồ [được xây dựng giống như ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội với tỉ lệ 1:1], v.v...

Hằng năm, lượng người từ khắp nơi kéo về nơi đây để tham quan và tìm hiểu lịch sử ngày càng tăng, làm cho nơi đây trở thành một di tích lịch sử quan trọng và nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp.

Di tích Huyện đường Bình Khê [nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định] được xếp hạng năm 2000. Đầu năm 2014, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê.

  •  

    Toàn cảnh khu lăng Nguyễn Sinh Sắc

  •  

    Bên trong khu lăng mộ Nguyễn Sinh Sắc

  •  

    Mộ Nguyễn Sinh Sắc

  •  

    Nhà sàn Bác Hồ trong khu lăng Nguyễn Sinh Sắc

  •  

    Nhà sàn Bác Hồ trong khu lăng Nguyễn Sinh Sắc

  • Gia đình Hồ Chí Minh

  1. ^ Duiker tr. 18
  2. ^ “BBC Vietnamese”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.

  • William J. Duiker [2000]. Ho Chi Minh: A Life, Hyperion
  • Chuyện về hai người con đầu của cụ Phó Bảng
  • Bài viết trên báo Nhân dân về hai người con đầu của cụ Phó bảng[liên kết hỏng]
  • Lời truyền miệng dân gian về thân thế của Hồ Chí Minh, Trần Quốc Vượng kể lại

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Sinh_Sắc&oldid=68361186”

Video liên quan

Chủ Đề