Ông chủ nón sơn là ai

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng ít nhất được một lần nghe đến hoặc vô tình gặp trên đường phố cửa hàng của thương hiệu Nón Sơn. Tuy nhiên, rất nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao những cơ sở của chuỗi cửa hàng Nón Sơn đều nằm trên các vị trí đắc địa trong khi lượt khách hàng vào mua sắm lại lác đác. Vậy mà thương hiệu này vẫn luôn được duy trì suốt từ năm 1996 mà không hề gặp nhiều khó khăn. Một vài cư dân mạng còn nói đùa Nón Sơn là Tổ chức Mật vụ Kingsman với tiềm lực tài chính phát triển một cách bí ẩn. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng BOTA khám phá xem những bí ẩn này là gì nhé.

1. Một vài thông tin về thương hiệu Nón Sơn

Thương hiệu Nón Sơn khởi đầu từ một cửa hàng chuyên kinh doanh thời trang nhập khẩu ở TPHCM vào năm 1996. Tính đến nay, sau hơn 20 năm phát triển thì Nón Sơn đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang lớn mạnh nhất tại Việt Nam. Đây còn là thương hiệu có đủ khả năng tài chính để tự chủ trong dây chuyền sản xuất cũng như xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.

Về mặt sản phẩm, Nón Sơn chủ yếu cung cấp các mặt hàng về mũ như mũ lưỡi trai, mũ bảo hiểm và mũ rộng vành dành cho cả nam và nữ. Về mặt giá cả, so với các loại mũ trên thị trường thì các sản phẩm của Nón Sơn có giá cao hơn nhiều. Mũ bảo hiểm thường dao động từ 300k đến 400k, mũ thời trang còn có những mẫu có giá từ 500k đến 1 triệu đồng, thậm chí là lên đến vài ba triệu đồng.

Các sản phẩm của Nón Sơn tập trung vào chất lượng nên giá cả dao động ở mức cao [Ảnh minh họa]

Không quá khó khăn để chúng ta tìm thấy một cơ sở của thương hiệu Nón Sơn khi đi trên đường. Các cửa hàng này thường nằm ở những ngã ba, ngã tư có nhiều người qua lại. Đồng thời, chúng lại được sơn thêm màu hồng nổi bật khiến ai cũng phải ngoái nhìn. Bên cạnh đó, theo như thông tin chính thức từ website của Nón Sơn thì hiện tại trên khắp cả nước, thương hiệu này đã có hơn 100 cửa hàng như vậy.

Mở nhiều cửa hàng là vậy, nhưng trên thực tế, các cửa hàng trên phố này chính là kênh truyền thông chính của Nón Sơn chứ không phải kênh bán hàng chính. Thay vì đổ dồn tiền vào các ấn phẩm truyền thông đắt đỏ khác như TVC, posters, tờ rơi, quảng cáo Facebook, … thì Nón Sơn lại chọn cho mình một cách marketing thương hiệu có một không hai: mở nhiều cửa hàng mặt tiền lớn trên phố. Đó là lý do vì sao bạn sẽ không bao giờ gặp bất cứ một bài quảng cáo Facebook hay nghe đến tên Nón Sơn trên Tivi.

Một trong những vị trí cửa hàng đắc địa trong chuỗi cửa hàng của Nón Sơn [Ảnh minh họa]

Những cửa hàng này được mở ra với mục đích “in dấu” thương hiệu Nón Sơn vào mindset của khách hàng. Đặc biệt, khi đứng dừng đèn đỏ ở những con phố lớn như Phố Huế, Trần Hưng Đạo hay ngã năm Khâm Thiên – Ô Chợ Dừa thì người qua đường không thể không bắt gặp những cửa hàng màu hồng của thương hiệu Nón Sơn. Đây cũng chính là mục tiêu của Nón Sơn khi xây dựng nhiều cơ sở như vậy.

Chương trình khuyến mãi “trường tồn với thời gian”

Các chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 hay sale off 10% diễn ra trong tuần lễ Giáng Sinh hay trong tháng sinh nhật của thương hiệu đã quá lỗi thời rồi. Bây giờ, nếu các thương hiệu muốn thu hút được khách hàng tiềm năng cũng như giữa chân khách hàng thân thiết thì hãy học hỏi Nón Sơn với chiến lược khuyến mãi mua 1 tặng 1 quanh năm!

Chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 diễn ra quanh năm suốt tháng [Ảnh minh họa]

Một lý do cho việc chạy chương trình khuyến mãi “suốt đời” này là do các cửa hàng “oai phong” trên các con phố lớn kia không phải kênh bán hàng chính. Các khách hàng đến với cửa hàng chủ yếu là khách lẻ, cộng với việc giá thành sản phẩm cao nên lượt mua hàng tại các cơ sở của Nón Sơn không cao nên việc áp dụng mua 1 tặng 1 cho tất cả các khách hàng cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc kinh doanh. Thay vào đó, đây cũng chính là một chiêu thức marketing “đập vào mắt” người qua đường khi Nón Sơn luôn treo banner mua 1 tặng 1 quanh năm mà không bao giờ phải gỡ xuống!

Nhà bán sỉ đạt tiêu chuẩn “cao cấp”

Kênh bán lẻ không phải nguồn thu chính, vậy thì chắc chắn phần lớn doanh thu của Nón Sơn sẽ đến từ kênh bán sỉ. Nón Sơn thường phân phối các sản phẩm của mình xuống các đại lý bán lẻ và các công ty lớn. Một vài nguồn tin cho biết, nhiều công ty thường chọn Nón Sơn để gửi tặng các sản phẩm của thương hiệu đến nhân viên hoặc dành riêng cho các chương trình tri ân khách hàng.

Nón Sơn là nhà bán sỉ lớn cho nhiều tổ chức [Ảnh minh họa]

Bên cạnh việc cân bằng doanh thu qua kênh bán sỉ đến các tổ chức lớn thì Nón Sơn còn có rất nhiều kênh bán hàng online để thu hút các nhóm khách hàng khác. Một trong số đó có các gian hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee và Tiki cũng như Sendo. Nón Sơn cũng tự thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cho riêng mình để cập nhật thông tin các sản phẩm, giới thiệu về công ty, … Ngoài ra, Nón Sơn cũng có một fanpage Facebook và một kênh Youtube riêng.

Xem thêm: Tìm hiểu 5 tính năng siêu việt khi thiết kế website trên BOTA Web

Tăng thêm thu nhập và lấy cảm tình từ cộng đồng sau mùa dịch

Trong suốt thời gian Việt Nam bắt đầu có ca nhiễm COVID đầu tiên, Nón Sơn đã sản xuất thêm nhiều mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của người dân trong mùa dịch như khẩu trang, găng tay, nước rửa tay hay chai xịt diệt khuẩn, … Việc chuyển hướng 1 phần mô hình kinh doanh sang phục vụ cho nhu cầu cấp bách của cộng đồng đã giúp Nón Sơn nhận được nhiều sự chú ý và ủng hộ của khách hàng.

3. Các thương hiệu khác học được gì từ câu chuyện của Nón Sơn?

Những cửa hàng bán lẻ khác, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê khởi nghiệp thực sự cần rút ra kinh nghiệm từ câu chuyện của Nón Sơn. Việc mở nhiều cửa hàng lớn ở mặt phố đông đúc người qua lại chưa chắc đã đem lại nhiều doanh thu bằng việc bạn mở các kênh bán hàng online và các kênh bán sỉ.

Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì việc các nhà khởi nghiệp mở cho mình một cửa hàng trên phố lại càng là điều không nên. Thay vào đó, hãy chăm chút cho các kênh bán hàng qua mạng, đặc biệt là thiết kế website chuẩn SEO chuyên nghiệp để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Các kênh bán hàng online trở thành các cửa hàng tiềm năng “hốt bạc” trong mùa dịch [Ảnh minh họa]

Nếu bạn không có nhiều chi phí để chạy chiến dịch marketing “sang chảnh” qua các cửa hàng lớn trên phố thì hãy chạy các chiến dịch marketing đó qua các bài post trên Facebook. Dù chi phí của việc chạy quảng cáo trên Facebook rẻ hơn rất nhiều so với việc bạn thuê cửa hàng để đánh bóng thương hiệu, nhưng những bài post trên Facebook lại tiềm ẩn rất nhiều sức mạnh thu hút lượt tương tác cũng như chú ý của các khách hàng trẻ.

Xem thêm: Vì sao thiết kế website luôn là những bước đầu tiên trong chiến dịch marketing

Đăng ký dùng thử giải pháp BOTA

Khởi đầu từ một cửa hàng chuyên kinh doanh nón thời trang ngoại nhập ở TPHCM năm 1996, sau gần 20 năm, chuỗi cửa hàng Nón Sơn đã có mặt ở cả 3 miền, hơn 1/2 trong số đó đặt ở các tỉnh phía Nam.

Phủ sóng khắp nước với 141 cửa hàng

Cách phối màu tự nhiên, kiểu dáng đẹp, Nón Sơn từng khiến nhiều chị em sành điệu lựa chọn, dù giá gấp chục lần, thậm chí trăm lần mũ bán ngoài chợ.

Ngoài các sản phẩm màu sắc bắt mắt, ưu điểm vượt trội của Nón Sơn chính là mức độ phủ sóng rộng rãi và vô cùng nổi bật tại những ngã ba, ngã tư, vòng xoay và trên các mặt phố lớn.

Với những vị trí mặt bằng đắc địa, tiền thuê cửa hàng chắc hẳn chiếm phần đáng kể trong tổng chi phí mở rộng và vận hành của chuỗi bán lẻ này.

Chia sẻ với chúng tôi, một quản lý cửa hàng Nón Sơn tại TP HCM cho chúng tôi hay, Nón Sơn vẫn phát triển tốt nhờ việc không chi tiền cho quảng cáo. “Chị có thể thấy Nón Sơn không chi đồng nào cho quảng cáo. Mà khoản này thường rất lớn”, quản lý nói.

Kinh doanh khó khăn và ngày càng khó hơn vì không cạnh tranh nổi với hàng giả

Tại một hội thảo diễn ra cuối năm 2017, ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Nón Sơn bức xúc: “Vấn đề nhức nhối là trong quá trình phối hợp với lực lượng chức năng các tỉnh chống hàng giả đã phát hiện toàn bộ hàng giả đều nhập từ TP.HCM. Điều này cho thấy hàng giả đang tung hoành ngày càng mạnh mẽ hơn khi TP.HCM là nơi sản xuất rồi đem đi tiêu thụ ở các tỉnh. Bình Chánh, Tân Phú, quận 6, là địa bàn làm giả Nón Sơn nhiều nhất.

Các cơ sở làm giả ngày càng tăng, đua nhau mở vì siêu lợi nhuận. Tôi đã từng mua nón bảo hiểm giả tại An Giang, Buôn Mê Thuột với giá 320.000 đồng - tương đương với nón Sơn thật - trong khi giá thành sản xuất chưa tới 100.000 đồng/cái”.

“Dù TP.HCM là nơi sản xuất chủ yếu nhưng chưa bắt được nhiều. Vì các đối tượng lách luật, rất tinh vi khi tại nơi sản xuất chỉ có các bộ phận của mũ như gáo, mút xốp… không có thành phẩm nên khi các cơ quan chức năng đến kiểm tra thì không có cơ sở khẳng định làm giả. Vì vậy, DN rất khó khăn chống hàng giả”, đại diện Nón Sơn nói thêm.

Năm 2017 thời điểm khó khăn với Nón Sơn, không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường.

“Hiện chúng tôi có khoảng 300 công nhân. Chúng tôi chủ yếu nhờ doanh thu từ nón vải. Nón bảo hiểm là mặt hàng chúng tôi thêm sau này nhưng không cạnh tranh nổi vì hàng giả nhiều quá”, ông Tý chia sẻ.

Công ty cho biết bộ phận sản xuất luôn phải cân đối trong việc làm hàng theo nhu cầu để lượng hàng vừa đủ, không tồn kho, bán ra thị trường rồi tái đầu tư.

Đại diện Nón Sơn ngậm ngùi cho biết: “Nón Sơn đang khó khăn và khó khăn thêm nữa khi hàng giả hoành hành”.

Theo Thế Trần

Trí thức trẻ

Video liên quan

Chủ Đề