Vì sao lao động hình thành ngôn ngữ

3. Sự hình thành và phát triển ý thức

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ. đó là hai động lực chủ yếu đã biến bộ não con vượn thành bộ óc con người. Đây cũng chính là hai yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của con người.

a. Vai trò lao động đối với sự hình thành ý thức

- Điều khác biệt giữa con người và con vật [người kiến trúc sư với con ong, người thợ dệt với con nhện] là trước khi lao động làm ra một sản phẩm nào đó, con người phải hình dung ra trước mô hình của cái cần làm ra và cách làm ra cái đó trên cơ sở huy động toàn bộ vốn hiểu biết năng lực trí tuệ của mình vào đó. Con người có ý thức về cái mà mình sẽ làm ra.

- Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động [cách để làm ra cái] tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.

- Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó. Như vậy có thể nói, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra.

b. Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức

- Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có Công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lý của sản phẩm [cái và cách làm ra sản phẩm đó]. Hoạt động ngôn ngữ [hệ thống tín hiệu thứ hai] giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động lao động để làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra với ý định ban đầu.

- Hoạt động lao động là hoạt động tập thể, mang tính xã hội. Trong lao động, nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo, trao đổi thông tin với nhau, phối hợp động tác với nhau để cùng làm ra sản phẩm chung. Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác [biết mình, biết người] trong lao động chung.

3.2. Sự hình thành ý thức và tự ý thức của cá nhân

a. Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân

Như trên đã nói, trong hoạt động, cá nhân đem vốn kinh nghiệm, năng lực tiềm tàng của thần kinh, cơ bắp, hứng thú. nguyện vọng... của mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. Trong sản phẩm của hoạt động "tồn đọng" chứa đựng bộ mặt tâm lý, ý thức của cá nhân. Bằng hoạt động đa dạng và Phong phú trong cuộc sống thực tiễn, cá nhân hình thành, phát triển tâm lý, ý thức của mình.

b. ý thức của cá nhân được hình thành trong m ối quan hệ giao tiếp của cá nhân với người khác, với xã hội

Trong quan hệ giao tiếp, con người đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội để có ý thức về người khác và ý thức về chính bản thân mình. C. Mác và Ph. ăng ghen đã viết: "Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể khác mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp".

c. ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội

Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng con đường dạy học, giáo dục và giao tiếp trong quan hệ xã hội, cá nhân tiếp thu, lĩnh hội các chuẩn mực xã hội, các định hưởng giá trị xã hội để hình thành ý thức cá nhân.

d. Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tư nhận thức, tư đánh giá, tự phân tích hành vi của mình

Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân mình [ý thức bản ngã - tự ý thức] trên Cơ sở đối Chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

3. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của con người. Nhờ sự tham gia của ngôn ngữ vào việc tổ chức, điều chỉnh các hoạt động tâm lý mà tâm lý của con người mang tính mục đích, tính xã hội và tính khái quát cao.

Ngoài chức năng là công cụ của giao tiếp, ngôn ngữ còn là công cụ của tư duy và có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ hoạt động nhận thức của con người.

a. Vai trò của ngôn ngữ đối với cảm giác và tri giác

Dưới tác động của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ bên trong có thể làm thay đổi ngưỡng cảm giác, tính nhạy cảm của cảm giác, hoặc có thể gây nên những ảo ảnh tri giác bằng tác động của ngôn ngữ.

Sự tham gia của ngôn ngữ vào quá trình tri giác giúp cho các cảm giác thành phần được tổ hợp lại thành một chỉnh thể, một hình tượng trọn vẹn gắn liền với một ý nghĩa, một tên gọi cụ thể [quy luật tính có ý nghĩa của tri giác]. Ngôn ngữ làm cho các quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và làm cho sự vật hiện tượng được tri giác trở nên khách quan, đầy đủ và rõ ràng hơn. Ví dụ, nhờ ngôn ngữ mà việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh để tri giác tốt hơn [quy luật về tính lựa chọn của tri giác]. Ngôn ngữ giúp cho việc xây dựng một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng [quy luật tính trọn vẹn của tri giác].

Ở một mức độ phát triển nhất định của con người, nhờ có ngôn ngữ mà tri giác của con người mang tính chủ định [có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp]. Chất lượng của quan sát không chỉ phụ thuộc vào khả năng tinh vi, nhạy bén của các giác quan, mà côn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tư duy vào vốn kinh nghiệm sống, vào khả năng ngôn ngữ.

b. Vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớ

Ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người. Ngôn ngữ tham gia tích cực vào quá trình ghi nhớ và gắn bó chặt chẽ với quá trình đó làm cho sự ghi nhớ, gìn giữ và nhận lại nhớ lại của con người có chủ định, có ý nghĩa. Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện được sự ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và cả ghi nhớ máy móc. Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ những kết quả cần nhớ. Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con người. Chính bằng cách này con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm của loài cho thế hệ sau.

c. vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy

Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ tới tư duy của con người. Tư duy sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ để tư duy chính điều này làm tư duy của con người khác về chất so với tư duy của con vật - con người có tư duy trừu tượng. Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được. Nhờ ngôn ngữ mà chủ thể tư duy nhận thức được tình huống có vấn đề, tiến hành các thao tác tư duy và biểu đạt các kết quả của tư duy thành từ ngữ, thành câu.

d. Vai trò của ngôn ngữ đối với tưởng tượng

Trong quá trình tưởng tượng, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và biểu đạt các hình ảnh mới. Trong quá trình tưởng tượng, hệ thống các đường liên hệ thần kinh tạm thời [nơi chứa đựng biểu tượng của trí nhớ] tựa như bị phân giải và được kết hợp thành một hệ thống mới. Sự phân giải và kết hợp này diễn ra trong não dưới tác động của ngôn ngữ. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình có ý thức, được điều khiển tích cực có kết quả và chất lượng cao.

Tóm lại, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người. Không thể hiểu được những đặc trưng tâm lý diễn ra trong quá trình nhận thức nếu không hiểu được vai trò của ngôn ngữ trong sự hình thành các quá trình ấy.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Video liên quan

Nguồn gốc của ý thức? Ví dụ về nguồn gốc của ý thức? là một trong những nội dung được đề cập trong  triết học Mác- Lênin . Theo đó, khi nhắc đến nội dung này nhiều người vẫn chưa được hiểu rõ về vấn đề đó.

Sau đây, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị về nguồn gốc của ý thức, vai trò ý thức và ví dụ về nguồn gốc của ý thức.

Nguồn gốc của ý thức?

Nguồn gốc của ý thức dựa vào quan điểm từ chủ nghĩa duy vật biện chứng gồm:

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người. Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan. Tóm lại, ý thức là sự phản ánh về thế giới khách quan từ con người.

Phản ánh là sự tái tạo về đặc điểm dạng vật chất này bởi dạng vật chất khác khi tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là 1 thuộc tính từ tất cả các dạng vật chất nhưng phản ánh dưới nhiều hình thức như phản ánh sinh học, phản ánh tâm lý, phản ánh vật lý hóa học, phản ánh năng động sáng tạo. Trong đó, hình thức này sẽ tương ứng quá trình tiến hóa vật chất tự nhiên.

Phản ánh về hóa học vật lý là một hình thức thấp nhất và đặc trưng cho vật chất vô sinh. Phản ánh đó được thể hiện qua biến đổi về lý, hóa, cơ khi có sự tác động lẫn nhau bởi các dạng vật chất vô sinh. Hình thức được phản ánh chưa định hướng lựa chọn mà chỉ mang tính thụ động của vật nhận tác động.

Phản ánh tâm lý: là sự phản ánh cho động vật đặc trưng đã được phát triển đến trình độ mà có hệ thần kinh trung ương, phản ánh này thể hiện dưới cơ chế phản xạ có điều kiện lên những tác động môi trường sống.

Phản ánh ý thức là hình thức để phản ánh năng động và sáng tạo bởi con người

Phản ánh sinh học: là hình thức được phản ánh cao hơn và đặc trưng giới tự nhiên hữu sinh. Qúa trình phát triển giới tự nhiên hữu sinh, được thể hiện qua tính kích thích, phản xạ và tính cảm ứng.

Nguồn gốc xã hội của ý thức

Lao động và ngôn ngữ chính là nhân tố cơ bản nhất, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức.

+ Lao động là một quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới tự nhiên để thay đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người. Trong quá trình lao động thì con người có sự tác động tới thế giới khách quan để bộc lộ những kết cấu, thuộc tính, quy luật vận động, theo đó biểu hiện ra những hiện tượng nhất định để con người quan sát được.

Những hiện tượng mà con người quan sát được đó, được thể hiện thông qua hoạt động của các giác quan, có sự tác động vào bộ óc con người. Và thông qua bằng bộ não con người sẽ tạo ra khả năng để hình thành những tri thức và ý thức.

Tóm lại, ý thức được ra đời chủ yếu bởi hoạt động cải tạo thế giới  khách quan quan quá trình lao động.

+ Ngôn ngữ chính là cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo có vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức.

Sự ra đời ngôn ngữ được gắn liền với lao động, theo đó lao động đã mang tính tập thể ngay từ đầu. Mối quan hệ các thành viên đòi hỏi có sự giao tiếp, ý chí, trao đổi tri thức,… giữa các thành viên của cộng đồng con người.

Khi đòi hỏi các nhu cầu trên thì ngôn ngữ được khởi nguồn và phát triển tồn tại trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội. Nhờ ngôn ngữ từ đó con người được giao tiếp và trao đổi, đồng thời truyền đạt nội dung, lưu trữ nội dung ý thức của thế hệ này sang thế hệ khác.

Ví dụ về nguồn gốc của ý thức?

Ví dụ về nguồn gốc của ý thức:

Ý thức được bắt nguồn từ nguồn gốc xã hội, trong đó bao gồm lao động và ngôn ngữ, ví dụ cụ thể:

Con người khi lao động cụ thể là lao động chế tạo ra các công cụ lao động, công cụ dùng trong sinh hoạt, từ đó con người có ý thức về việc thay đổi thói quen ăn uống hay mục đích của hoạt động biến đổi phát triển xã hội.

Qua hai mục trên của bài viết, quý vị cũng đã nắm rõ về nguồn gốc của ý thức? Ví dụ về nguồn gốc của ý thức?, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu về vai trò của ý thức ở phần nội dung dưới đây.

Vai trò của ý thức

Vai trò của ý thức cụ thể là:

– Khẳng định vật chất chính là nguồn gốc khách quan, đồng thời là cơ sở để sản sinh ý thức, ý thức là sản phẩm, là sự phản ánh về thế giới khách quan của nhận thức, hành động con người cần xuất phát từ hiện thực là khách quan, hành động và tôn trọng theo hiện thực khách quan.

– Khẳng định về ý thức có vai trò quan trọng, tích cự sự tác động trở lại phép biện chứng duy vật, vật chất yêu cầu trong hoạt động ý thức và nhận thức con người, theo đó con người phải nhận thức, vận dụng quy luật khách quan có sự sáng tạo, chủ động để chống lại sự thụ động và thái độ tiêu cực.

– Phát huy tính năng động sáng tạo ý thức và phát huy về vai trò nhân tố của con người để có thể tác động, cải tổ về thế giới khách quan, có sự khắc phục cải thiện bệnh bảo thủ, trì trệ chống lại sự thụ động, tiêu cực, ỷ lại.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến nguồn gốc của ý thức? Ví dụ về nguồn gốc của ý thức?, vai trò của ý thức.

Video liên quan

Chủ Đề