Bẫy khí là gì

Những ai có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Vì sao?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi, nhất là những người có những tiền sử:.

- Hút thuốc lá [bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động].

- Ô nhiễm môi trường trong nhà, ngoài nhà.

- Nghề nghiệp: khói bếp than, bếp củi, bếp rơm rạ, hơi khí độc hóa chất, bụi công nghiệp.

- Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn.

- Tăng tính phản ứng đường thở.

Có thể nói, hút thuốc hay hút thuốc thụ động là tác nhân gây bệnh lớn nhất. Cùng với các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh kể trên, các yếu tố kết hợp sau khiến khả năng mắc phổi tắc nghẽn mạn tính càng cao là người trong độ tuổi từ 65-74, có tiền sử bệnh hen hay các bệnh hô hấp khác, người có tiền sử hút thuốc hoặc hít nhiều khói thuốc trước đây, người có gia đình mắc bệnh này... Các đối tượng này cần phòng tránh mắc bệnh một cách sớm nhất.

Triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có biểu hiện triệu chứng điển hình như:

- Ho, khạc đờm kéo dài: là triệu chứng thường gặp và không do các bệnh phổi khác như lao phổi, giãn phế quản... Ho dai dẳng hoặc gián đoạn từng đợt [ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp trở lên], ho khan hoặc ho có đờm, thường ho khạc đờm về buổi sáng. Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm.

- Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục. Bệnh nhân “phải gắng sức để thở”, “thở nặng”, “cảm giác thiếu không khí” hoặc “thở hổn hển”, thở khò khè. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.

- Các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian, thường là ho khạc đờm xuất hiện trước sau đó mới xuất hiện thêm khó thở, khi khó thở mà bệnh nhân cảm nhận được lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Phổi tắc nghẽn được đặc trưng bởi 1 hoặc cả 2 tình trạng này:

- Viêm phế quản tắc nghẽn là tình trạng viêm và sưng mạn tính làm cho bên trong các ống thở [đường thở] nhỏ hơn bình thường. Sự thu hẹp này cản trở việc không khí thoát ra khỏi phổi tốt và dễ dàng.

- Phổi được tạo thành từ hơn 300 triệu túi khí nhỏ gọi là phế nang. Những túi khí này thường co giãn. Khi bạn hít vào, túi khí mở rộng như những quả bóng nhỏ. Thở ra thường là thụ động [không mất công sức] khi phế nang được đưa về trạng thái bình thường, trở lại kích thước ban đầu. Trong khí phế thũng, các vách của phế nang bị tổn thương và mất tính co giãn. Kết quả là các túi khí không đưa khí ra dễ dàng được nữa. Khí phế thũng cũng có thể góp phần thu hẹp đường thở.

Sự kết hợp của phế nang không co giãn do khí phế thũng và hẹp đường thở do cả viêm phế quản tắc nghẽn và khí phế thũng, ngăn phổi đưa khí ra ngoài một cách bình thường. Điều này khiến không khí bị mắc kẹt trong phổi. "Bẫy khí" hoặc không có khả năng thở ra hoàn toàn, dẫn đến sự giãn nở bất thường hoặc căng phình. Không khí bị mắc kẹt thường xuyên trong phổi kết hợp với việc gắng sức để thở dẫn đến khó thở.

Những phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính

Thuật ngữ mạn tính, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có nghĩa là nó tồn tại trong một thời gian dài. Các triệu chứng của COPD đôi khi được cải thiện khi một người ngừng hút thuốc, dùng thuốc thường xuyên, và/ hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi.

Tuy nhiên, phổi vẫn bị hư hại và không bao giờ có thể hoàn toàn trở lại bình thường. Do đó, COPD là một bệnh suốt đời. Khó thở và mệt mỏi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống một cuộc sống trọn vẹn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có nhiều phương pháp để để điều trị, phòng ngừa bệnh phát triển một cách hiệu quả. Đối với phổi tắc nghẽn mạn tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng đến mục tiêu điều trị là giảm các triệu chứng của bệnh, đẩy lùi, làm chậm sự phát triển bệnh, cải thiện gắng sức, ngăn ngừa và điều trị biến chứng.

Điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính theo y học hiện đại gồm các hướng:

- Sử dụng thuốc: các loại thuốc giãn phế quản giúp người bệnh thở dễ dàng, thuốc giãn phế quản giảm viêm phổi, cải thiện triệu chứng

Nhóm thuốc giúp mở rộng đường thở [thuốc giãn phế quản]

Nhóm thuốc làm giảm viêm và sưng mạn tính của đường thở [thuốc chống viêm]

Và/ hoặc điều trị nhiễm trùng [kháng sinh].

Hầu hết các loại thuốc điều trị COPD như giãn phế quản, chống viêm được chỉ định dùng hàng ngày, duy trì suốt đời.

- Vắc xin phòng ngừa: người bệnh sử dụng các vắc xin phòng cúm, thuốc chủng ngừa phế cầu, liệu pháp oxy

- Phẫu thuật: là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà dùng thuốc không có hiệu quả.

Điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính theo y học cổ truyền

Trong khi y học hiện đại phân tách viêm phế quản, hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính thành những căn bệnh khác nhau thì theo Y học cổ truyền lại coi viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc thể "háo suyễn".

Điểm giống nhau đầu tiên - đó là đều có nguyên nhân gây bệnh liên quan đến các yếu tố bên ngoài là môi trường, khí hậu và khói bụi. Bên cạnh đó, hen, viêm phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính đều có tình trạng viêm ở đường thở, có tắc nghẽn ở đường thở - tăng tiết nhầy, co thắt phế quản. Và cả ba căn bệnh này đều có biểu hiện lâm sàng giống nhau như ho, khạc đờm, nặng ngực, khò khè, khó thở …

Theo Thuyết Âm dương ngũ hành, phế thuộc hành kim, tỳ thuộc hành thổ. Thổ sinh kim. Vì thế phế hư thì phải bổ tỳ, vị, hay nói cách khác là con hư bổ mẹ. Thêm nữa, thận thuộc hành thủy. Kim lại sinh thủy. Nên nếu bệnh ở phế, phải kết hợp trị bệnh ở thận, theo nguyên lý mẹ thực tả con, thận thông thì phế thông.

Như vậy nguyên tắc chung điều trị phổi tắc nghẽn theo Y học cổ truyền là phò chính, khu tà. Sách Nội Kinh đã chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”. Sau khi cắt cơn, tiếp tục điều trị “phò chính”, làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì triệu chứng phổi tắc nghẽn cũng không thể xảy ra được.

Trong điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính, Y học cổ truyền không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài.

Ngoài làm giảm ho, trừ đờm, Đông y gọi là Tả, y học hiện đại gọi là giảm triệu chứng,  Đông y còn chú trọng tới tác dụng Bổ và khôi phục được chức năng của các tạng phủ liên quan như tác dụng bổ phế, tăng cường công năng tạng phủ để cân bằng khí hóa trong cơ thể, nhờ đó bệnh nhẹ dần đi, các đợt cấp bớt nghiêm trọng, triệu chứng thuyên giảm theo thời gian.

Dùng thuốc thảo dược kết hợp với tân dược trong kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn hiện mang lại hiệu quả tốt cho nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lâu năm.

Điều trị căn bệnh mạn tính với nguy cơ biến chứng cao như phổi tắc nghẽn mạn tính cần có sự đồng hành cùng các bác sĩ. Tổng đài bác sĩ hô hấp 1800 5454 35 luôn cam kết đồng hành cùng bệnh nhân trong cuộc chiến dai dẳng này.

Xem thêm thông tin về thuốc thảo dược điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng [96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội].

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD] hiện đang nằm trong nhóm các bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ngoài những đợt cấp là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân phải nhập viện, bệnh còn gây nhiều biến chứng và chính những biến chứng này làm xấu thêm tiên lượng hoặc trực tiếp là nguyên nhân gây tử vong, nhất là khi tiết trời càng trở nên lạnh giá.

Những biến chứng nguy hiểm

COPD gây nhiều biến chứng nặng nề tại phổi và ngoài phổi.

Tràn khí màng phổi [TKMP] là biến chứng thường gặp nhất và phải luôn cảnh giác ở bất cứ bệnh nhân COPD nào. Ở bệnh nhân COPD, sự tắc nghẽn đường dẫn khí kéo dài dẫn đến hiện tượng “bẫy khí” hay lượng khí hít vào phế nang không được thở ra hết nên lượng khí tích lại dần làm căng giãn các phế nang tạo ra hiện tượng khí phế thũng. Các phế nang căng giãn lâu ngày mỏng ra và dễ dàng vỡ vào khoang màng phổi gây TKMP. Nghi ngờ TKMP ở bệnh nhân COPD khi bệnh nhân đột ngột đau ngực bên tràn khí, khó thở gia tăng, khám phổi thấy dấu hiệu rì rào phế nang mất, rung thanh giảm hoặc mất và gõ lồng ngực vang hơn bên không có tràn khí. Có trường hợp tràn khí áp lực dương hay TKMP có van, lượng khí ra khoang màng phổi theo một chiều nên nhanh chóng tăng áp lực đẩy xẹp phổi, suy hô hấp nặng và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Tràn khí dưới da cũng là một dấu hiệu đặc hiệu cho TKMP. Chẩn đoán TKMP ở bệnh nhân COPD thường không khó khăn khi có dấu hiệu lâm sàng rõ và cho bệnh nhân chụp thêm Xquang tim phổi. Việc điều trị TKMP ở đối tượng bệnh nhân này luôn khó khăn do phế nang đã giãn nhiều, việc hút dẫn lưu khí phải kiên nhẫn và đúng phương pháp. Nhiều trường hợp phải gây dính khoang màng phổi để điều trị.

Tăng áp lực động mạch phổi [ĐMP]: Khi phế nang giãn nhiều sẽ gây chèn ép vào các mao mạch phổi dẫn đến tăng áp lực ĐMP. Thêm nữa, tình trạng thiếu ôxy liên tục cũng là nguyên nhân gây co thắt các tiểu động mạch và làm tăng áp lực ĐMP. Xác định bệnh nhân có tăng áp ĐMP dựa vào khám lâm sàng, nghe tim thấy tiếng T2 mạnh, tách đôi nghe ở ổ van ĐMP và siêu âm doppler tim. Tăng áp ĐMP khiến cho bệnh nhân khó thở hơn và làm tiên lượng bệnh nhân COPD xấu hơn. Điều trị tăng áp lực ĐMP bao gồm cho bệnh nhân uống các thuốc chẹn canxi, xịt các thuốc giãn mạch và điều trị tốt các đợt cấp bệnh COPD.

Suy tim phải: Khi áp lực ĐMP tăng cao cộng với một tình trạng thiếu ôxy mạn tính sẽ dẫn tới suy tim phải. Suy tim phải là một biến chứng kèm theo “như hình với bóng” ở bệnh nhân COPD. Các dấu hiệu của suy tim phải bao gồm dấu hiệu tâm thất phải đập ở vùng mũi ức, gan to, tĩnh mạch cổ nổi và phù hai chi dưới. Bệnh nhân COPD có suy tim phải sẽ được gọi là “tâm phế mạn” và việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Đa hồng cầu là biến chứng thường có do tình trạng thiếu ôxy liên tục ở bệnh nhân COPD. Lượng hồng cầu gia tăng trong trường hợp này giống như cơ chế tăng hồng cầu ở người sống tại các vùng núi cao do không khí loãng, thiếu ôxy - sự gia tăng hồng cầu phản ứng. Số lượng hồng cầu tăng quá cao làm tăng nguy cơ tắc mạch và huyết khối ở bệnh nhân COPD.

Loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ cũng rất hay gặp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh COPD. Nguyên nhân chủ yếu của rung nhĩ là do thiếu ôxy cơ tim, do suy tim hoặc rối loạn điện giải, là các tình trạng hay gặp ở bệnh nhân COPD. Rung nhĩ làm bệnh nhân khó thở hơn trong các đợt cấp bệnh COPD và có thể có nguy cơ tắc mạch não do huyết khối tâm nhĩ trái. Bên cạnh rung nhĩ, các loạn nhịp tim khác như cơn nhịp nhanh nhĩ đa ổ, ngoại tâm thu các loại... cũng có thể gặp ở bệnh nhân COPD.

Các biến chứng thần kinh hay gặp ở bệnh nhân COPD là đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn ý thức. Các triệu chứng này là do tình trạng thiếu ôxy máu và tăng CO2 mạn tính trong máu. Có nhiều trường hợp lượng CO2 tăng quá cao làm bệnh nhân hôn mê. Người bệnh COPD thường mất tập trung, mau quên, giảm hoặc mất khả năng làm việc trí óc.

Dự phòng như thế nào?

Tất cả các biến chứng nêu trên, suy cho cùng đều có nguyên nhân do thiếu ôxy và tăng CO2 mạn tính, hậu quả của một quá trình tắc nghẽn kéo dài. Vì vậy, việc dự phòng bao gồm điều trị tốt tình trạng tắc nghẽn bằng corticoid và thuốc giãn phế quản, dự phòng không để các đợt cấp COPD xảy ra. Bỏ thuốc lá, tuân thủ chế độ ăn đảm bảo đủ chất và không quá dư lượng tinh bột có thể làm tăng CO2 máu, tăng cường các bài tập thở, vận động nhẹ nhàng, tập khí công, yoga, đảm bảo một cuộc sống tinh thần viên mãn, tránh các stress tâm lý và khi các biến chứng đã xảy ra, bệnh nhân phải được điều trị theo đúng phác đồ do các thầy thuốc có kinh nghiệm đảm nhận.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề