Siết cổ bao lâu thì chết

Đại đa số những người trước khi chết đều có những cảm giác kỳ lạ. Kết luận của các nhà khoa học khiến chúng ta vừa cảm thấy sợ hãi vừa muốn tìm hiểu.

Những cảm giác kỳ lạ trước khi chết

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số cảm giác trước khi chết của người từ bị chôn sống, chết đuối đến bị chặt đầu. Với sự trợ giúp của các phương pháp khoa học tiên tiến và lời kể lại của những người may mắn thoát chết, các chuyên gia đã có được những bằng chứng đầu tiên.

Theo bài báo, con người bất luận là chết theo cách nào và dưới hoàn cảnh nào, thì não thiếu oxy sẽ là “đòn chí tử”. Mặc dù còn một số nghi vấn về vấn đề này nhưng các chuyên gia vẫn công bố kết luận của họ.

Chết đuối

Những người đã từng thoát chết đuối nhớ lại, ban đầu họ đã vô cùng sợ hãi, cố gắng giữ hơi thở của mình, thông thường kéo dài được 30-90 giây. Khi nước tràn vào phổi, sẽ có cảm giác tim phổi đứt lìa, nóng như lửa đốt, nhưng rất nhanh sau đó trong lòng lại cảm thấy bình tĩnh khác thường. Sự thiếu oxy khiến họ mất đi ý thức, tim ngừng đập và bộ não cũng dần tê liệt.

Đột quỵ

Các triệu chứng như tức ngực hoặc cảm giác khó thở là biểu hiện thường gặp của bệnh tim. Tim đập loạn nhịp rồi ngừng đập. Người bệnh sẽ mất dần ý thức trong 10 giây, và mấy phút sau là tắt thở.

Chết do mất máu

Mất máu đột ngột là dấu hiệu quan trọng dẫn đến tử vong. Bất kỳ người nào khi bị mất đi 1,5 lít máu, cơ thể rã rời, miệng khô kiệt, lòng lo lắng. Nếu bị mất 2 lít máu, sẽ có cảm giác hoa mắt chóng mặt, ý thức mơ hồ không rõ ràng, và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Chết vì điện giật

Bị điện giật có thể làm tim ngừng đập, khoảng 10 giây sau đó nạn nhân sẽ mất đi ý thức. Nếu tim và não bị tác động của điện áp quá cao, sẽ nhanh chóng dẫn đến tử vong. Những phạm nhân bị tử hình dưới hình thức ngồi ghế điện chẳng qua là chết vì não bị nhiệt quá cao hoặc bị ngạt.

Chết do té ngã

Theo lời kể của những người thoát chết, khi bị rơi xuống từ trên cao sẽ khiến người ta có cảm giác như thời gian chậm lại. Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu thi thể của 100 người tự sát bằng cách nhảy từ trên cầu Cổng Vàng có độ cao khoảng 75m xuống cho thấy, rất nhiều trường hợp phổi bị đứt lìa, tim bị xáo động mạnh, khí quản và xương đều bị gãy, rách.

Chết bằng cách treo cổ

Treo cổ là một phương pháp tự sát hoặc thi hành án tử hình. Nó sẽ làm người ta mất ý thức trong vòng 10 giây, nếu chưa tắt thở hẳn thì người đó sẽ phải chịu nỗi đau đớn trong vài phút nữa. Nó thường được gọi là “cái chết nhỏ giọt”. Nhưng qua nghiên cứu thi thể của 34 phạm nhân bị tử hình thấy, 4/5 số người đó bị chết vì ngạt thở.

Chết vì bỏng

Vết thương do bỏng nặng thường đau kịch liệt, vì da rất nhạy cảm. Theo các chuyên gia, khi bị bỏng, các lớp thần kinh dưới da sẽ bị đứt đoạn, một số trường hợp còn có cảm giác chúng bị thiêu cháy nhưng thực tế không phải vậy. Đa số họ bị chết do hít phải khí độc và ngạt thở.

Chặt đầu

Chặt đầu là một phương pháp dẫn đến cái chết trong chớp mắt, khi vừa cảm thấy đau thì đã chết rồi, thế nhưng ý thức vẫn được duy trì trong một thời gian ở tuỷ. Các chuyên gia cho biết não vẫn hoạt động trong vòng 7 giây sau đó. Các nạn nhân sau khi chặt đầu, mắt và miệng vẫn còn hoạt động hơn 30 giây nữa.

Minh Thu - Vietnamnet [Dịch từ Xinhuanet]

Trong võ học, siết cổ là một đòn thế khá đơn giản, nhưng những tổn thương mà nạn nhân phải hứng chịu hoàn toàn không đơn giản chút nào.

Về cơ bản, siết cổ đơn giản chỉ là động tác luồng tay qua cổ và cố gắng siết thật mạnh để khống chế đối tượng. Tuy nhiên nếu phân tích một cách kỹ càng, thì siêt cổ cũng được chia làm nhiều loại với những mục đích khác nhau.

Đầu tiên có thể kể đến phương thức siết cổ tĩnh mạch cổ. Với chiêu thức này, chúng ta trực tiếp cản trở quá trình lưu thông máu từ tim lên não, khiến nạn nhân nhanh chóng bị rơi vào trạng thái hôn mê. Cũng với mục đích là làm bất tỉnh đối thủ, thì còn có một cách khác đó là siết khí quản ở cổ họng để không cho hơi vô phổi.

Đứng ở góc độ y học, người ta lý giải rằng một khi bị siết cổ, các tĩnh mạch của nạn nhân sẽ bị ép lại, máu không thể lưu thông, khiến lượng máu bị tích tụ, dẫn đến khuôn mặt bị ửng đỏ. Đáng lưu ý nhất đó là việc nhận thức của nạn nhân cũng sẽ từ từ mất đi, và cuối cùng là ngất xỉu.

Tuy nhiên theo những giả thuyết mới đây từ bác sĩ Charlie, người đang trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu về vấn đề này tại đại học Yale, thì thực tế đòn siết cổ còn dẫn đến những tổn thương ít ai ngờ tới khác đối với nạn nhân.

Đầu tiên bác sĩ Charlie cho rằng khi thực hiện việc thả thay sau khi nạn nhân ngất xỉu, khi tĩnh mạch được giải phóng, máu sẽ lập tức tràn về tim, và điều này sẽ vô cùng nguy hiểm đối với những nạn nhân vốn đã có tiền sử về tim mạch.

Chưa dừng lại đó, ông Charlie cũng cho rằng nếu siết cổ sai cách, hậu quả mà nạn nhân phải hứng chịu là rất lớn, từ những chấn thương cột sống. Cuối cùng ông Charlie cũng cho biết, những ảnh hưởng mà chiêu siêt cổ gây ra cũng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, từ giới tính, sức khỏe, độ tuổi và thể trạng của mỗi người.

Trong trường hợp không may bị ai đó siết cổ, bạn cũng có thể tìm hiểu cách thoát thân thông qua đoạn Clip dưới đây:

//www.youtube.com/watch?v=JXCRFLKz57E

Xuân Anh

Chết treo cổ là trạng thái chết do một vòng dây hoặc một vật ấn quanh cổ làm nạn nhân bị ngạt bởi chính sức nặng của bản thân mình.

Chết treo cổ là hình thái thường gặp trong y pháp. Nguyên nhân chủ yếu là tự sát thường gặp ở đàn ông nhiều hơn đàn bà, sau đó là tai nạn có thể xảy ra trong lao động, trèo cây, say rượu... Án mạng thường ít gặp, tuy nhiên dựa vào hoàn cảnh tự sát, nhiều kẻ lợi dụng để treo xác chết nạn nhân sau khi đã gây án.

Triệu chứng lâm sàng

Qua các trường hợp nạn nhân được cứu sống và theo dõi trên thực nghiệm người ta tóm tắt qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn I: Cảm giác nóng mặt, nổi đom đóm, đau cổ nặng và đau nhói hai chân, tim đập nhanh, hô hấp chậm rồi bất tỉnh.

Giai đoạn II: Nhịp tim nhanh, mất các phản xạ, co giật, ỉa đái.

Giai đoạn III: Hết co giật, thở ngắn rồi ngừng thở hẳn, đây là điểm chết giả, nếu cứu chữa có thể sống

Giai đoạn IV: Tim đập nhanh, huyết áp cao rồi hạ và chết hẳn.      

Cơ chế chết treo cổ

Ở vùng cổ có 3 bộ phận quan trọng là: Hệ mạch cảnh, khí quản, và thần kinh phế vị. Dây treo sẽ tác động vào 3 bộ phận này và gây nên cái chết. Vì vậy chết treo cổ có thể xảy ra 3 cơ chế.

Chèn ép mạch máu

Gây thiếu máu, ứ máu và phù não, thường là nút buộc sau gáy.

Chèn ép đường hô hấp

Dây treo ép khí quản vào cột sống, đồng thời kéo cuống lưỡi lên làm lấp hầu họng và gây ngạt, thường gặp nút buộc cạnh cổ hoặc sau gáy.

Trên thực nghiệm của Hoffmann và Brouardel cho thấy:

Sức nặng 2 kg làm tắc tĩnh mạch cảnh.

Sức nặng 5 kg làm tắc động mạch cảnh.

Sức nặng 15 kg làm tắc khí, phế quản.

Sức nặng 25 kg làm ngưng tuần hoàn ở đầu.

Sức nặng 30 kg làm tắc các động mạch trong cột sống.

Do ức chế

Dây treo ép vào thần kinh phế vị và hệ giao cảm xung quanh động mạch cổ, tạo nên phản xạ gây ngừng tim và ngừng thở.     

Giám định y pháp

Tư thế treo

Treo hoàn toàn [treo lơ lửng] là tư thế treo mà không có bộ phận nào của cơ thể chạm vào vật khác ngoài vòng dây ở cổ.

Treo không hoàn toàn: Là tư thế treo mà có bộ phận cơ thể chạm vào vật khác ngoài vòng dây ở cổ như chân, lưng, mông, gối... chạm vào đất hoặc các vật khác. Ðối với tư thế treo này có thể có những tổn thương trên cơ thể do hiện tượng đụng chạm gây nên.

Loại dây và nút buộc

Dây treo rất đa dạng, có thể là dây cứng như dây đồng, dây sắt...  hoặc dây mềm như dây thừng, dây vải, dây chuối...

Nút buộc có hai loại:

Nút buộc cố định , có chu vi vòng dây không thay đổi.

Nút buộc di động, có chu vi vòng dây thay đổi còn gọi là thòng lọng.

Vị trí nút buộc có thể ở trước cổ, sau gáy, bên phải hoặc bên trái cổ.

Ðặc biệt có trường hợp không có dây mà cổ nạn nhân móc vào chạc cây.

Dấu vết trên tử thi

Dấu hiệu bên ngoài:

Rãnh treo:

Là một vết hằn chạy chếch quanh cổ, không khép kín, có đỉnh là vị trí nút buộc. Rãnh treo thường là một vòng không khép kín, vòng kín chỉ gặp trong trường hợp dây treo cuốn hai hoặc nhiều vòng, nhưng bao giờ cũng có một vòng không khép kín.

Rãnh treo điển hình: Nơi nằm sâu nhất thường ở một bên cổ đối diện với nút buộc, thường ở sau tai. Rãnh treo nằm ngang khi nạn nhân treo nằm. Ðặc điểm của rãnh treo gắn liền với đặc điểm của dây treo:

Dây treo rắn, hẹp: Rãnh treo sâu và rõ, đáy cứng như bìa do ép tổ chức.

Rãnh treo sâu ở phía đối diện, nông dần và mất hẳn ở vị trí nút buộc, xung quanh rãnh treo có thể thấy các vết xây xát da do nạn nhân giãy giụa.

Dây treo mềm, bản lớn rãnh treo nông và mờ.

Rãnh treo là dấu hiệu đặc thù để xác định chết treo, vì thế khi khám nghiệm cần quan sát và mô tả kỹ về hình dáng, màu sắc, kích thước, vị trí, tính chất và đặc điểm của rãnh treo.

Các dấu hiệu chung bên ngoài:

Vết hoen tử thi: Dấu hiệu này phù hợp với tư thế treo, nếu treo lơ lửng thì hoen ở phần ngọn chi, treo quỳ hoen ở gối và mặt trước hai chân, nếu treo nằm nghiêng hoen ở mạng sườn phía thấp... Trong trường hợp treo lâu thì hoen mới xuất hiện như trên, nếu mới chết mà đã hạ xuống thì hoen tử thi hình thành theo tư thế hạ.

Tư thế đầu: Ðầu nghiêng về phía đối diện với nút buộc, nếu như nút buộc ở gáy thì đầu cúi, nút buộc trước cổ thì đầu ngửa...

Mặt trắng bợt nếu nút buộc ở cằm do máu dẫn lên mặt và đầu ít, loại này chết chậm. Mặt tím tái khi nút buộc ở gáy do máu không lên đầu được, loại này chết rất nhanh.

Các dấu hiệu không thường xuyên: Lè lười, lồi mắt, xuất tinh, ỉa đái... Những vết bầm máu xây xát có thể thấy ở tay, chân khi nạn nhân vùng vẫy va vào các vật xung quanh.

Dấu hiệu bên trong

Ðáy rãnh treo điển hình là một đường màu trắng bóng do tổ chức bị ép, kèm theo các chấm chảy máu nhỏ.

Bầm máu là dấu hiệu quan trọng, nhất là cơ ức - đòn - chủm, có thể gặp cả ở thanh quản, chảy máu cơ ngực lớn, cơ bả vai.

Có thể gãy sụn giáp, sụn thanh khí quản, gãy cột sống cổ nhưng hiếm gặp.

Tổn thương mạch máu: Có thể thấy rách ngang nội mạc động mạch cảnh 5%-10% và bầm máu quanh động mạch cảnh thường là động mạch cảnh gốc.

Não trắng hoặc xung huyết đỏ rực tùy trường hợp máu có lên được não hay không.

Các phủ tạng có tổn thương của ngạt nói chung.

Phân biệt chết treo hay treo xác chết

Khi có trường hợp treo cổ thì vấn đề y pháp phải đặt ra là xác định chết treo hay treo xác chết.

Chết treo cổ dấu hiệu cơ bản dựa vào là: Các tổn thương đều bầm, ngấm máu kể cả bờ rãnh treo cùng như các chấm chảy máu ở các phủ tạng. Treo xác chết thì không có các dấu hiệu trên. Tuy nhiên trong một số trường hợp các dấu vết không rõ ràng hoặc tử thi đã thối rữa việc xác định thường rất khó khăn.

Chết treo cổ nguyên nhân chính là tự sát. Treo cổ do án mạng ít gặp vì nạn nhân chống cự mãnh liệt, kêu la nên khó thực hiện.

Trong thực tế có những trường hợp tự sát bằng cách bắn, cứa cổ hoặc dùng độc chất nhưng chưa chết sau đó mới thực hiện treo cổ. Vì vậy phải kết hợp khám nghiệm y pháp tử thi với việc xác định điều tra hiện trường để phân biệt tự sát hay án mạng.

Video liên quan

Chủ Đề