Trong Đông Xuân 1953 1954 Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch tác chiến như thế nào

Đến năm 1953, quân Pháp lâm vào tình thế khó khăn “tiến thoái lưỡng nan” trên chiến trường Việt Nam. Nhằm thoát khỏ sự bế tắc đó, với sự thoả thuận của Chính phủ Mỹ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh ở Đông Dương.

Chúng đã đề ra “Kế hoạch Nava” nhằm mục đích trong vòng 18 tháng tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta, giành thắng lợi chiến lược quyết định tạo điều kiện đưa nước Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh một cách danh dự.

Tháng 9 - 1953, Ban Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954. Ban Thường vụ xác định chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953 - 1954 là: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng, buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ. Ban Thường vụ nhấn mạnh các nguyên tắc về chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là “Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, buộc địch phải phân tán”.

Ban Thường vụ Trung ương Đảng bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954

Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh bàn triển khai Kế hoạch tác chiến Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954. Trong ảnh từ trái sang: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Trần Đăng Ninh và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng.


Nguồn: Sách "Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp"

Tóm tắt mục II. Cuộc tiến công của chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

Mục 1

1. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954

* Chủ trương của Đảng:

- Tháng 9 - 1953, Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến đông - xuân 1953 - 1954 với quyết tâm giữ vững thế chủ động trên chiến trường.

- Phương hướng tác chiến: tập trung lực lượng tấn công vào những chỗ quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu.

- Phương châm tác chiến: “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh chắc, thắng chắc”.

* Diễn biến:

Trong đông - xuân 1953 - 1954, quân ta mở một loạt các chiến dịch tấn công địch trên nhiều hướng:

- Đầu 12 - 1953, ta mở chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ về Điện Biên Phủ. => Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của địch.

- Cũng trong tháng 12 ta phối hợp với lực lượng kháng chiến Lào mở chiến dịch Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt và bao vây Xê-nô. Buộc địch phải điều động quân đến giữ Xê-nô.

=> Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ 3 của Pháp.

- Tháng 1-1954, ta mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Phong-xa-lì và bao vây Luông Pha-bang, buộc địch phải điều động quân từ đồng bằng Bắc Bộ đến Luông Pha-bang.

=> Luông Pha-bang trở thành nơi tập trung quân thứ 4 của Pháp.

- Tháng 2 - 1954, ta mở chiến dịch tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng được Kon Tum, bao vây Plâyku, buộc địch phải điều động quân từ Tuy Hòa về Plâyku.

=> Plâyku trở thành nơi tập trung quân thứ 5 của Pháp.

Hình thái chiến trường trên các mặt trận đông - xuân 1953 - 1954

* Ý nghĩa:

- Bước đầu làm phá sản kế hoạc Na-va của Pháp, buộc chúng phải phân tán lực lượng và giam chân ở miền núi.

Mục 2

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

* Âm mưu của Pháp:

Pháp - Mĩ xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương để trở thành nơi quyết chiến với bộ đội chủ lực của Việt Nam.

* Chủ trương của ta:

- Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Mục tiêu: tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc.

* Diến biến:

Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ [1954]

Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13 - 3 - 1954 đến ngày 7 - 5 - 1954 và được chia làm 3 đợt:

- Đợt 1: quân ta tiến công và tiêu diệt Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2: quân ta tiến công và tiêu diệt căn cứ phía Đông phân khu Trung tâm.

- Đợt 3: quân ta đồng loạt tấn công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt sở chỉ huy của địch.

* Kết quả:

- Ta tiêu diệt toàn bộ cứ điểm. Loại bỏ khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên địch, phá hủy 62 máy bay và toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắt sống tướng Đờ-cát-xtơ-ri.

Lá cờ chiến thắng bay trên nóc hầm Tướng Đờ Ca-xtơ-ri

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ

Giữa tháng 11/1953, bộ đội chủ lực ta bắt đầu tiến quân lên Tây Bắc, một bộ phận tiến sang Trung Lào phối hợp chiến đấu với LLVT cách mạng Lào.


Bộ đội cùng đồng bào các dân tộc Tây Bắc xẻ núi, làm đường vào trận địa.

Đang trong tâm trạng lạc quan bởi kế hoạch triển khai “thuận buồm, xuôi gió”, Navarre nhận được tin các đơn vị chủ lực Việt Minh di chuyển lên Tây Bắc. Điều này chứng tỏ rằng hướng tiến công chủ yếu của đối phương trong Đông - Xuân 1953 - 1954 không phải là đồng bằng Bắc Bộ như phán đoán ban đầu của Bộ chỉ huy quân Pháp, mà rất có khả năng là Tây Bắc. Nếu vậy, cả Thượng Lào và kinh đô Luông Pha Băng đều bị uy hiếp. Từ nhận định này, Navarre quyết định “ra tay trước”, mở cuộc hành quân Caxto [ngày 20/11/1953], đánh chiếm Điện Biên Phủ, từng bước biến nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm.


Vài ngày sau, Bộ Tổng tư lệnh họp hội nghị: Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: “Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mặc dầu ta không phán đoán được cụ thể về địa điểm và thời gian, nhưng cũng nằm trong phạm vi phán đoán trước của ta là nếu Tây Bắc bị uy hiếp thì địch sẽ tăng viện lên hướng đó. Như vậy là trước sự uy hiếp của ta, địch đã phải bị động đối phó, phân tán một lực lượng cơ động lên Điện Biên Phủ để yểm hộ cho Tây Bắc, để che chở cho Thượng Lào, để phá kế hoạch tiến công của ta... Vô luận rồi đây thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta”.


Theo sự chỉ đạo của Bộ Tổng tư lệnh, BTTM vừa theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch đã được xác định, vừa khẩn trương nghiên cứu xây dựng phương án đánh địch ở Lai Châu và Điện Biên Phủ.


Với nhận định: Điện Biên Phủ quá xa hậu phương của đối phương, việc tiếp tế khó khăn, sử dụng lực lượng có hạn và không thể dùng được pháo lớn, nên Navarre chấp nhận cuộc giao chiến với ta ở Điện Biên Phủ. Ngày 3/12/1953, Navarre tăng cường lực lượng phòng giữ Điện Biên Phủ từ 6 tiểu đoàn lên 9 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo binh, biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất Đông Dương.


Trước những biến chuyển mới của tình hình, ngày 6/12, tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng có cuộc họp quan trọng, nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyết tâm tiến công địch ở Điện Biên Phủ, qua đó đưa ra quyết định mang tầm vóc lịch sử.


Về tình hình địch và phương hướng chiến dịch, phương án tác chiến của Tổng Quân ủy ghi rõ: “Tuy hiện nay chưa thể khẳng định nhưng muốn bảo đảm thực hiện được quyết tâm của Trung ương là tiêu diệt địch và giải phóng Lai Châu - Phongxalỳ cho đến Luông Pha Băng trong Đông Xuân thì phải nhằm trường hợp địch tăng cường thành tập đoàn cứ điểm mà chuẩn bị.


Trong trường hợp này, trận Điện Biên Phủ sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay. Vì vậy, sự chuẩn bị có nhiều khó khăn, ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi này là một thắng lợi rất lớn”.


Phương án tác chiến của Tổng Quân ủy xác định tổng quát về quân số tham gia chiến đấu, trang bị vũ khí, thời gian tác chiến, số lượng dân công phục vụ, kế hoạch đảm bảo hậu cần, lương thực thực phẩm… Dự kiến đánh Điện Biên Phủ đệ trình Bộ Chính trị được chuẩn bị theo tinh thần “đánh chắc, tiến chắc”.


Sau khi nghe báo cáo quyết tâm của Tổng Quân ủy, Bộ Chính trị thảo luận kỹ và kết luận: Về địch, Điện Biên Phủ sẽ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng chúng có cái yếu là bị cô lập, mọi việc tiếp tế đều phải dựa vào đường không. Về phía ta, với chất lượng đã được nâng cao thêm một bước trong “chỉnh huấn, chỉnh quân”, với những kinh nghiệm sẵn có và sự tiến bộ về trang bị kỹ thuật, quân đội ta tới đây đã có thể đánh được tập đoàn cứ điểm. Vấn đề đường sá tiếp tế cho chiến dịch đúng là một khó khăn lớn. Nhưng với quyết tâm của toàn Đảng, cả hậu phương đang chuyển động mạnh trong cải cách ruộng đất sẽ tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến và nhất định bảo đảm cung cấp cho chiến dịch.


Từ kết luận đó, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh “Trần Đình” và nhất trí thông qua Phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Bộ Chính trị cũng quyết định thành lập Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy.
Như vậy, từ chủ trương chọn nơi địch sơ hở mà đánh [tháng 9/1953], đến quyết định nhằm vào chỗ mạnh nhất của địch - Điện Biên Phủ, mà đánh để tiêu diệt chúng là một chủ trương rất kiên quyết, táo bạo, kịp thời và đầy sáng tạo, cũng là quyết tâm to lớn của Bộ Chính trị, BCHTƯ Đảng. Bởi lẽ, ta có tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - hình thức phòng ngự cao nhất của địch, mới phá được khâu quan trọng nhất trong kế hoạch tác chiến chiến lược của Navarre, đập tan ý đồ tạo chiến thắng quân sự quan trọng, mở đường cho giải pháp chính trị, đưa nước Pháp ra khỏi chiến tranh trong danh dự như dự kiến ban đầu của Kế hoạch Navarre.


Như vậy, chỉ trong trong vòng chưa đầy 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12/1953, chúng ta đã có hai phiên họp rất quan trọng, liên quan mật thiết với chiến công vĩ đại của quân và dân ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954. Các quyết định của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai phiên họp đó, thể hiện tư tưởng chiến lược và là những định hướng cơ bản cho kế hoạch tác chiến trong Đông - Xuân 1953 - 1954, thể hiện ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân - đánh trận quyết chiến chiến lược - chiến dịch Điện Biên Phủ, đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp.


Thực hiện quyết định này của Bộ Chính trị, quân và dân ta đã làm nên thắng lợi vĩ đại trong Đông -Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Genève [ngày 21/7/1954], kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Đại tá, TS Trần Văn Thức [Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng]


Đón đọc kỳ tới: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chiến sỹ Điện Biên Phủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài 2: Kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 -1954

Kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954 bao gồm một loạt các cuộc tiến công chiến lược lớn của quân đội ta nhằm đánh bại Kế hoạch Navarre của thực dân Pháp, đẩy quân địch vào thế phải chấp nhận Điện Biên Phủ là nơi quyết định cuộc chiến.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Điện Biên Phủ. chiến dịch,
  • phòng ngự,
  • Pháp,
  • lịch sử,

Video liên quan

Chủ Đề