Vì sao gọi là chùa ba vàng

Thượng toạ Thích Đạo Hiển - Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cho biết, giá trị vật chất để xây dựng chùa Ba Vàng được ước tính lên tới vài trăm tỷ đồng.

Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa Ba Vàng còn có tên gọi là Bảo Quang tự. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.

Toàn cảnh chùa Ba Vàng nhìn từ trên cao [Ảnh: Khám phá Việt Nam].

Theo nội dung khắc trên cây hương đá [thiên đài trụ] trước cửa chùa, thì chùa xưa được xây dựng năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh nguyên niên [Vĩnh Thịnh năm đầu tiên], tức năm 1706. Nhự vậy ngôi chùa có lịch sử xây dựng khá sớm, cách đây hơn 300 năm. Căn cứ vào những dấu tích di vật khảo cổ còn lưu lại thì có thể ngôi chùa còn được xây dựng sớm hơn, tức là vào thời Trần.

Do thời gian, cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa đã trở thành phế tích. Năm 1988 chùa được trùng tu tôn tạo lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì xây dựng lại. Các di vật của chùa xưa hầu như không còn, chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột.

Bia đá chùa Ba Vàng còn lưu dấu vị Thiền Tổ khai sáng cho chùa là Đại Thiền Sư thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tên ngài là Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn - Tuệ Bích Phổ Giác.

Đến năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - đã được chính quyền và nhân dân địa phương thỉnh cầu về làm trụ trì chùa Ba Vàng. Tháng 1/2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, phật tử và hoằng dương Phật pháp, ngôi chùa một lần nữa được khởi công xây dựng với quy mô to lớn khang trang.Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện [4500m2], Lầu Chuông [112 m2], Lầu Trống [112 m2], Hành Lang La Hán [200m2], Nhà Bảo Tàng [700 m2], Thư Viện [700 m2], Khu Nhà Tăng [1600 m2], Thiền Đường [960 m2], Cổng Đá, Cổng Tam Quan Trung, Cổng Tam Quan Nội và một số công trình phụ.

Ngày 9/3/2014 chùa Ba Vàng tổ chức Lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương".

Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông [Ảnh: Khám phá Việt Nam].

Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà "Đại hùng bảo điện" [chùa chính] có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng.

Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam Bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.

Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế hài hoà, liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật. 

 Bà Yến xuất thân là một thợ may, chuyên sửa quần áo tại chợ Hạ Long 2 [P. Bạch Đằng, TP Hạ Long]. Người phụ nữ này có chồng và 2 con nhưng đã ly hôn từ năm 2017.

Tình Lê 

Chùa Ba Vàng tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.

Theo những tài liệu, vào thời Trần [thế kỷ thứ 13], vua Trần Nhân Tông rời bỏ cung vàng điện ngọc về non xanh Yên Tử tu hành, là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một dòng thiền Việt Nam. Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử.

Năm 1987, một lão nông địa phương bị mất một đàn bò. Lão lang thang khắp vùng để tìm kiếm, trong lòng luôn cầu trời, niệm phật xin cứu giúp. Đêm đến, lão nông nằm mơ thấy một ông cụ râu tóc bạc phơ hiện ra và nói: “Con cứ lên núi Ba Vàng tìm khắc thấy đàn bò”. Dù bán tín bán nghi nhưng do tiếc của, ông lão quyết tâm theo đường mòn leo dốc đi lên núi. Khi đến độ cao hơn 300 mét thấy có mặt bằng trải rộng, ông lão ngồi nghỉ và phát hiện ra những bậc thềm xây tam cấp bằng gạch. Lão về loan báo để dân làng biết. Và cũng chính lúc này đàn bò bỗng trở về nhà không thiếu một con.

Do sự ngẫu nhiên linh ứng nên dân làng nô nức kéo nhau lên núi và tìm thấy những hiện vật khác như: Cây hương đá [thiên đài trụ] được tạc bằng đá nguyên khối, trên đỉnh cây hương là hình bát sen. Cây hương hình chữ nhật với kích thước cao 1m45, rộng 0.29m, dày 0.25m. Bia đá được làm vào thời Lê Dụ Tông [1706] kích thước 0.70m, rộng 0.45m, dày 0.14m dựng trên đế rùa cao 0.40m, dày 0.94m, rộng 0.70m. Sau phát hiện của lão nông, các nhà nghiên cứu khoa học mới vào cuộc để tìm hiểu gốc tích của công trình này.

Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa có bề dày lịch sử, trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng để biến thành một công trình nguy nga, tráng lệ, rộng hàng chục ngàn mét vuông đất như ngày hôm nay.

Thầy Thích Trúc Thái Minh

Nếu quan tâm đến các thông tin, bài giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh, quý vị hãy cài đặt và truy cập các ứng dụng

©2020 Thay Thich truc thai minh

Chùa Ba Vàng: Đại đức Thái Minh ‘bị cách chức’, bà Phạm Thị Yến bị phạt

Nguồn hình ảnh, YouTube

Chụp lại hình ảnh,

Đại đức Thích Trúc Thái Minh

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra quyết định tạm đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội của Đại đức Thích Trúc Thái Minh tại chùa Ba Vàng.

Thông cáo ngày 26/3 nói Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN sẽ còn ra quyết định cách chức ông Minh sau đó.

Thông cáo nói trụ trì chùa Ba Vàng đã "vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn".

Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải sám hối Đại Tăng, theo thông cáo chính thức.

Quảng cáo

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết luận việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng đã để cho Phật tử Phạm Thị Yến, pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán đăng đàn thuyết pháp tại chùa Ba Vàng là "không đúng".

Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu chùa Ba Vàng chấm dứt việc tổ chức lễ thỉnh oan gia trái chủ.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chùa Ba Vàng đã không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống khi:

  • tổ chức lễ thỉnh vong giải oan gia trái chủ,
  • chữa bệnh cho người dân và phật tử có nhu cầu, trong nghi thức này có việc gọi vong, nhập hồn, phán số kiếp,
  • quy định việc người đăng ký pháp thỉnh oan gia trái chủ buộc phải trả nợ cho vong bằng tiền do vong yêu cầu thông qua hình thức công đức vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả lao động tại chùa Ba Vàng

Sau khi các báo Việt Nam, đặc biệt là báo Lao Động, đưa tin về "thỉnh vong giải nghiệp" diễn ra ở chùa Ba Vàng, chính quyền và giáo hội đã phản ứng.

Vụ thỉnh vong chùa Ba Vàng: dư luận dậy sóng

Giáo hội: 'Không có chuyện thỉnh, giải oan'

Vô thần có tốt? Luật nhân quả có hay không?

UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nói việc phật tử Phạm Thị Yến tuyên truyền giảng pháp "đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, gây ra những bất bình trong dư luận nhân dân".

Nhà chức trách đã phạt bà Yến một khoản tiền 5 triệu VND, theo các báo Việt Nam hôm 26/03.

Cũng có tin bà Phạm Thị Yến bị công an Uông Bí không cho tạm trú nữa, và đã về nơi trú quán gốc là TP Hạ Long.

Nguồn hình ảnh, OTHER

Chụp lại hình ảnh,

Những lời 'giảng' của bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng nói rằng Cao Mỹ Duyên, cô gái giao gà bị hãm hiếp, sát hại là do "ác nghiệp từ tiền kiếp" đã gây bức xúc lớn trong dư luận

Bức xúc trên mạng

Nhà báo, Facebooker Nguyễn Đức bình luận hôm 22/3 trên trang cá nhân:

"Ma tăng Chùa Ba Vàng đủ yếu tố cấu thành tội lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cúng một lễ oan gia mà bắt người dân nộp 950 triệu. Thật là cưỡng đoạt bá tánh vốn mê lầm tin lời ma sư.

Đây là đường dây lừa đảo trùm sò nhất bị lộ."

Bỏ qua Facebook tin, 1

Nội dung không có

Xem thêm ở FacebookBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Cuối Facebook tin, 1

"Tôi đã trao đổi với một số đại biểu quốc hội. Theo đó, các đại biểu đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra hành vi vi phạm pháp luật của những kẻ mượn danh Phật, nhân danh đạo pháp để gây rối loạn, gieo mê tín u mê cho xã hội.

Để những kẻ mượn áo nhà sư trục lợi, làm bậy thì khác nào mặc nhiên cho tà đạo lên ngôi nhiễu loạn chúng sinh.

Họa này phải dẹp!"

Nguồn hình ảnh, OTHER

Chụp lại hình ảnh,

Người dân xếp hàng chờ đến lượt vào 'thỉnh vong' ở chùa Ba Vàng

"Start-up chùa"

Facebooker Ngọc Lan thì có cái nhìn hóm hỉnh, bình luận về chùa Ba Vàng dưới góc độ một 'start-up chùa'.

Chị nhận xét chùa này có hoạt động marketing "cực kỳ chuyên nghiệp, cả online, cả ofline", và biết nhìn ra cơ hội thị trường, "khai thác vào điểm yếu mù quáng của dân mình" và khôn ngoan tránh phải trả thuế khi tổ chức mô hình là chùa.

Bỏ qua Facebook tin, 2

Nội dung không có

Xem thêm ở FacebookBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Cuối Facebook tin, 2

"Họ nhìn ra cơ hội thị trưởng ở cái xứ này, họ khai thác vào điểm yếu mù quáng của dân mình. Khách hàng của họ có điểm yếu là hễ bị gì là tin do nghiệp, họ cung cấp gói giải nghiệp để khách hàng yên tâm.

Còn định giá chát, thì ông nào làm sản phẩm - dịch vụ cao cấp đều biết tâm lý "Đắt - sắt ra miếng". Quả là bậc thầy về tâm lý kinh doanh," Ngọc Lan viết.

Về người chủ trì chùa Ba Vàng, chị bình luận ông có khả năng "thuyết trình hơn cả đa cấp, trình vượt trội anh vũ trọc luôn. Vừa bán hàng mà không hề hạ mình, đứng trên đầu trên cổ khách hàng mà chốt sale.

"Đây là một mô hình doanh nghiệp đi đúng xu hướng kinh tế thị trường cần nhân rộng ở từng tỉnh, từng huyện," bài viết kết luận đầy châm biếm.

Nguồn hình ảnh, YouTube Thoi su 24h

Chụp lại hình ảnh,

Toàn cảnh chùa Ba Vàng

Ai bảo kê cho chùa Ba Vàng?

Rất nhiều câu hỏi tiếp tục được đặt ra quanh vụ chùa Ba Vàng - ai cho phép xây chùa? hoạt động 'thu tiền để thỉnh vong' của chùa có hợp pháp? và nhất là ai là người chống lưng cho các hoạt động này?

Bài viết có tựa đề "Ai bảo kê cho chùa Ba Vàng buôn tăng bán phật" của nhà báo Hoàng Hải Vân trên trang Facebook của ông được rất nhiều người bình luận và chia sẻ.

"Việc truyền bá mê tín dị đoan vong báo oán "mỗi năm thu trăm tỷ" của ngôi chùa Ba Vàng "kỷ lục Đông Dương" này là sự biến dị trơ tráo của tình trạng buôn tăng bán phật đang diễn ra khắp nơi. Việc lừa đảo trục lợi ở đây là rất khó chối cãi, cho nên cơ quan điều tra phải vào cuộc.

Tin vào hồn ma sẽ sống có đạo đức hơn?

VN: Đảng đề cao ‘đức trị’ để cân bằng ‘pháp trị’?

"Từ một ngôi chùa gỗ với một vài phế tích, chỉ trong vòng 10 năm người ta đã cho phép phá rừng để xây một ngôi chùa to hoành tráng trên diện tích hàng chục ngàn mét vuông thành "Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương" với số tiền trùng tu là gần 500 tỷ đồng [theo báo Nông thôn ngày nay].

"Giáo hội Phật giáo, dù là Trung ương, tỉnh hay trụ trì chùa Ba Vàng, đều không có khả năng tự mình phá rừng làm chùa. Cơ quan nào cho phép phá rừng ? Cơ quan nào cấp phép xây chùa ? Ai bảo kê cho các hoạt động lừa đảo phi pháp của ngôi chùa này ? Đó là các câu hỏi cần được các cơ quan bảo vệ pháp luật trả lời, nếu các cơ quan này muốn bảo vệ sự minh bạch của luật pháp, của chính sách tôn giáo và bảo vệ đồng bào Phật tử.

"Đây không phải là hoạt động tôn giáo hợp pháp. Đây rõ ràng là điển hình của sự lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Các vị luật sư đừng nói do người nộp tiền đều tự nguyện nộp tiền nên không phạm tội hình sự nhé, dùng thần quyền đẩy người ta vào tròng để tước đoạt so với dùng thế quyền để tước đoạt không khác gì nhau đâu!"

Bỏ qua Facebook tin, 3

Nội dung không có

Xem thêm ở FacebookBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Cuối Facebook tin, 3

Trong khi đó, trên mạng ngày 24/3 đã xuất hiện video phỏng vấn cựu thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn lên tiếng bênh vực chùa Ba Vàng.

Ông Sơn nói: "Tôi chưa một lần đến chùa Ba Vàng, chưa gặp Thầy Trúc Minh nhưng theo dõi rất nhiều bài trên mạng."

"Tôi đánh giá đây là hoạt động hiệu quả, hội tụ rất nhiều phật tử. Ngần ấy con người chịu đến nghe trong nhiều năm, chả nhẽ Thầy lừa được nhiều người thế," ông Sơn nói.

Chiều 20/3, sau khi giới truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã có buổi "pháp thoại" phát sóng trực tiếp trên trang web lẫn mạng xã hội.

Ông cho rằng vì "chùa lớn, có tiếng trong tỉnh Quảng Ninh, cả nước và cả trên thế giới nên có những người ganh ghét, đố kỵ".

Về việc cầu thỉnh vong linh, sư thầy Thích Bảo Tiến, phụ trách pháp thỉnh oan gia trái chủ nói "Tất cả khổ đều do duyên, phật tử không nên than trời, trách đất mà phải đổ cho kiếp trước, cái nghiệp của mình nhưng do mình vô minh nên không biết."

Cùng ngày, Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói trong học thuyết Phật giáo không có chuyện thỉnh, giải oan gia trái chủ như Chùa Ba Vàng và lời lý giải của Phật tử Phạm Thị Yến cũng không đúng với giáo lý nhà Phật, trái đạo đức xã hội.

Sang ngày 25/03, thành phố Uông Bí có văn bản yêu cầu trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt các hoạt động 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ' tại chùa này.

Video liên quan

Chủ Đề