Vì sao công ty phải cần đến vốn lưu động

Khi bắt đầu tập tành phân tích báo cáo tài chính, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy mới lạ với một số thuật ngữ mới toanh. Một trong số đó chính là Vốn lưu động. Có thể so sánh vui vẻ rằng vốn lưu động giống như ví tiền của bạn. Khi bạn ra đường, số tiền trong ví của bạn chính là vốn lưu động, bạn có thể dùng để chi tiêu cho các hoạt động để bảo đảm bạn sống được qua mỗi ngày. Vậy chính xác vốn lưu động là gì, chúng có ý nghĩa như thế nào tới sự vận hành của một doanh nghiệp? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua những nội dung được trình bày ngay dưới đây nhé.

Vốn lưu động duy trì các hoạt động kinh doanh của công ty

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động được dịch nghĩa từ tiếng Anh “Working capital” [WC]. Một vài tài liệu còn gọi đây là vốn luân chuyển hay vốn lưu động ròng. Chúng được tạo ra để “định giá” cho những tài sản lưu động đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được trơn tru, không gián đoạn. Hiểu đơn giản thì đây là thước đo tài chính cho những nguồn lực nội tại sẵn có nhằm đảm bảo bộ máy được vận hành. Đó có thể là tiền lương nhân viên, tiền thanh toán cho các khoản nợ ngân hàng, tiền chi phí thuê mặt bằng, tiền điện, tiền nước,…

Vốn lưu động là “nguồn dự trữ” giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Một doanh nghiệp dù có lợi nhuận lớn nhưng không đảm bảo nguồn vốn lưu động có thể tạm ngưng hoạt động kinh doanh một thời gian. Nếu tình trạng kéo dài và không có phương án xử lý, doanh nghiệp có thể sẽ phải phá sản.

Công thức tính vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động có liên quan đến tồn kho, các khoản phải trả, các khoản phải thu và tiền mặt. Nó được quy định là một loại tài sản ngắn hạn, được tính theo công thức:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn: Là các loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong một thời gian ngắn và có tính thanh khoản cao, bao gồm:

  • Tiền và “vật phẩm” có giá trị tương đương tiền: tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc,…
  • Các khoản đầu tư ngắn hạn: tiền gửi ngân hàng, trái phiếu có thời hạn dưới 1 năm
  • Hàng tồn kho: nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
  • Các khoản phải thu trong ngắn hạn: Khoản bán chịu cho đại lý, người mua.
  • Tài sản ngắn hạn khác.

Nợ phải trả ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm:

  • Nợ vay ngắn hạn: vay ngân hàng,…
  • Nợ phải trả cho nhà cung cấp có thời hạn dưới 1 năm.
  • Nợ phải trả ngắn hạn khác.

Sau đây là 1 ví dụ về vốn lưu động trong bảng cân đối kế toán trên báo cáo tài chính doanh nghiệp:

Danh mục tài sản ngắn hạn
Danh mục nợ ngắn hạn

Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp này là:

1.750 tỷ – 1.902 tỷ = -152 tỷ

Ý nghĩa của vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động dương

Nếu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các khoản nợ phải trả thì chỉ số của vốn lưu động là con số dương. Trong điều kiện tình hình hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường thì doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền một cách dễ dàng để thanh toán các khoản nợ khi tới hạn. Điều này nhằm đảm bảo bộ máy vận hành được tiếp tục.

Vốn lưu động âm

Khi tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nợ phải trả thì vốn lưu động là con số âm. Đồng nghĩa với việc dù “thanh lý” hết tất cả các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì cũng không đủ để chi trả cho các khoản nợ đang phải gồng gánh. 

Khi chỉ số này càng về gần 0 và xuống mức âm thì tức là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó đang ở mức hết sức báo động với độ nguy hiểm cao. Hiệu suất kinh doanh có dấu hiệu “thụt lùi”, không tạo ra lợi nhuận. Và nguy cơ phá sản là điều dễ thấy.

Vốn lưu động bao nhiêu được xem là an toàn?

Để biết doanh nghiệp của bạn cần bao nhiêu vốn lưu động để đảm bảo mức an toàn thì người ta sẽ sử dụng thước đo là “tỷ lệ vốn lưu động”. Cụ thể:

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / Nợ phải trả ngắn hạn

  • Nếu tỷ lệ < 1, tức là tài sản ngắn hạn ít hơn nợ phải trả ngắn hạn. Doanh nghiệp không đủ tài chính để thanh toán các khoản nợ. Khi đó, nguy cơ phá sản là khá cao.
  • Nếu 1 < tỷ lệ vốn lưu động < 2 nghĩa là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả. Doanh nghiệp “dư sức” để chi trả cho các khoản nợ trong thời gian ngắn.
  • Nếu tỷ lệ > 2, nghĩa là doanh nghiệp, công ty của bạn đã thực sự quá mạnh, nguồn tài chính dồi dào, ít nợ vay.

Tùy vào từng ngành nghề khác nhau mà có thể “chấp nhận” mức tỷ lệ khác nhau. Chỉ cần tỷ lệ này đạt mức lớn hơn hoặc bằng 1 là có thể xem là tối ưu và an toàn.

Ví dụ về tỷ lệ vốn lưu động

Giả sử bảng cân đối kế toán của công ty A như sau [đơn vị tỷ đồng]:

TÀI SẢN NGẮN HẠN        1,053NỢ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN         435
Tiền và tương đương tiền            200Vay ngắn hạn         150
Các khoản đầu tư ngắn hạn            100Phải trả người bán ngắn hạn         270
Các khoản phải thu            300Phải trả khác           15
Hàng tồn kho            450  
Tài sản ngắn hạn khác                3  
BẢNG CÂN ĐỔI KẾ TOÁN CÔNG TY A

Như vậy, vốn lưu động của công ty A sẽ là:

1,053 – 435 = 618 [tỷ đồng]

Tuy nhiên, con số này chưa thể khẳng định công ty này đang hoạt động tốt. Vậy nên tỷ lệ vốn lưu động sẽ được cân nhắc.

Áp dụng công thức trên, tỷ lệ vốn lưu động của công ty A được tính như sau:

1,053 / 435 = 2.42

Với tỷ lệ vốn lưu động này, công ty A được đánh giá có dòng tiền kinh doanh lớn, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vốn lưu động có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Vốn lưu động là khoản chi phí dự tính làm vốn luân chuyển, dùng để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ,… đảm bảo kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh tài sản cố định như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng,… thì đây cũng là một trong những yêu cầu tiên quyết để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, vốn lưu động còn có sức ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tự chủ trong việc sử dụng vốn, khi có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh nhất định phải huy động thêm vốn đầu tư. Lúc này, vốn lưu động sẽ làm gia tăng sức hút và tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ.

Kết luận

Trên đây một vài thông tin cơ bản về vốn lưu động, tác động của chúng đến sự vận hành và tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Nếu là nhà đầu tư, bạn cũng có thể sử dụng chỉ số này để đánh giá tiềm năng của công ty mà bạn sắp rót vốn vào.

Video liên quan

Chủ Đề