Vì sao có vũ trụ

[Dân trí] - Tận mắt nhìn lên bầu trời đêm hoặc chiêm ngưỡng những hình ảnh được gửi từ vũ trụ, chúng ta sẽ thấy một không gian đen kịt, thăm thẳm, được chấm phá bởi những ngôi sao sáng.

Nhưng tại sao nó lại có màu đen? Tại sao không gian vũ trụ không đầy màu sắc hoặc có màu xanh giống như trên bầu trời ở Trái đất?

Nhiều người ắt hẳn sẽ trả lời do vũ trụ tối, không được chiếu sáng bởi Mặt trời. Nhưng trên thực tế, màu sắc của vũ trụ lại ít có liên quan đến việc thiếu ánh sáng.

"Bạn sẽ nghĩ rằng có hàng tỷ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. Chúng phản chiếu ánh sáng, và sáng rực như khi chúng ta nhìn lên bầu trời đêm", Tenley Hutchinson-Smith, một sinh viên tốt nghiệp ngành thiên văn và vật lý thiên văn tại Đại học California, Santa Cruz [UCSC] cho biết. "Nhưng nó thực sự rất tối."

Hutchinson-Smith cho biết mâu thuẫn này được giới vật lý và thiên văn học gọi là nghịch lý của Olbers.

Trong đó, hiện tượng được giải thích bằng lý thuyết giãn nở không gian - thời gian, rằng "vũ trụ của chúng ta đang giãn nở nhanh hơn tốc độ ánh sáng".

Có thể hiểu rằng ánh sáng phát ra từ mặt trời, hoặc từ các thiên hà đang giãn ra, biến thành sóng hồng ngoại, sóng vi ba, và sóng vô tuyến - thứ mà mắt người không thể nhìn thấy. Đây chính là lý do mà khoảng không gian trong vũ trụ có màu tối đen khi nhìn bằng mắt thường.

Miranda Apfel, cũng là một sinh viên tốt nghiệp ngành thiên văn và vật lý thiên văn tại UCSC, thì cho rằng nếu con người bằng một cách nào đó có thể nhìn thấy những tia cực tím hoặc tia hồng ngoại, thì bầu không gian chắc chắn sẽ tràn ngập ánh sáng.

Giải thích cho điều này là bởi các proton và electron tồn tại từ thời sơ khai của vũ trụ bị phân tán bởi "Vụ nổ lớn" [Tên khoa học: Bigbang] vẫn đang lấp đầy tất cả không gian.

Vũ trụ có thể đã luôn tràn ngập màu sắc. Có điều mắt người chưa thể nhìn thấy.

Một lý do khác khiến phần không gian giữa các vì sao và giữa các hành tinh có vẻ rất tối, bởi chúng là một vùng chân không gần như hoàn hảo.

Nếu bạn chưa biết, bầu trời của Trái đất có màu xanh lam do các phân tử cấu tạo nên khí quyển [chủ yếu bao gồm nitơ và oxy] làm tán xạ rất nhiều bước sóng màu xanh lam và tím của ánh sáng khi nhìn thấy từ Mặt trời theo mọi hướng.

Tuy nhiên trong trường hợp không có vật chất, ánh sáng sẽ truyền theo một đường thẳng đúng nghĩa từ nơi phát ra chúng.

Bởi vì không gian là một chân không gần như hoàn hảo - nghĩa là nó có cực kỳ ít phân tử vật chất, nên hầu như không có "chất xúc tác" để phân tán ánh sáng tới mắt của chúng ta. Khi đó, chúng ta sẽ chỉ thấy một màu đen duy nhất.

Giả thuyết này được ủng hộ bởi một nghiên cứu vào đầu năm 2021 trên Tạp chí Vật lý Thiên văn, cho rằng không gian có thể không tối đen như chúng ta vẫn lầm tưởng.

Thông qua sứ mệnh New Horizons của NASA tới Sao Diêm Vương và Vành đai Kuiper, các nhà nghiên cứu đã có thể nhìn thấy không gian vũ trụ mà không có sự can thiệp của ánh sáng từ Trái đất hoặc Mặt trời.

 Minh Khôi

Theo Livescience

TPO - Ánh sáng trên bầu trời đêm chủ yếu là từ các ngôi sao có tuổi trung bình nằm dọc theo dải Ngân hà. Vậy các ngôi sao hình thành như thế nào, có bao nhiêu vì sao trong vũ trụ, ngôi sao nào chạy nhanh nhất?

Sao được hình thành như thế nào?

Sao, định tinh, hay hằng tinh là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng.

Ƭrong các thiên hà, có rất nhiều đám mâу rất xốp gồm khí và bụi. Các đám mâу này được gọi là các tinh vân. Ƭrọng lực tạo ra các cục đặc trong các đám mâу xốp này. Khi một trong những cục nàу bắt đầu trở nên rắn, chắc và cứng hơn, cũng là lúc khối lượng riêng củɑ chúng tăng lên. Khối lượng riêng Ƅiểu thị mức độ một vật đặc, cứng và khả năng kết dính cɑo.

Lõi của các cục khí đặc cứng nàу cũng ngày càng nóng hơn và khi đạt đến một nhiệt độ nhất định [hàng triệu độ] thì một điều vô cùng đặc Ƅiệt bắt đầu xảy ra bên trong nó. Đó là các nguyên tử hydro kết hợρ với nhau tạo thành helium.

Khi các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành helium thì xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch. Quá trình này giải phóng ra rất nhiều năng lượng và đây chính là lúc một ngôi sao ra đời.

Có khoảng có 1019 ngôi sao trong vũ trụ.

Có bao nhiêu ngôi sao trong dải ngân hà?

Christopher Conselice – một giáo sư về vật lý thiên văn tại Đại học Nottingham, Anh - và các đồng nghiệp của ông cho hay, có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ và trung bình quanh  mỗi thiên hà có khoảng 100 triệu ngôi sao.

Nhân số lượng thiên hà – khoảng 2.000 tỷ - với 100 triệu ngôi sao trong 1 thiên hà thì có thể có 1019 ngôi sao trong vũ trụ.

Cuộc sống và cái chết của một ngôi sao

Giống như chúng ta, các ngôi sao sinh ra, sống, rồi chết đi. Thời gian tồn tại của một ngôi sao phụ thuộc vào khối lượng của nó khi ra đời. Các ngôi sao sáng, có khối lượng nhỏ thì sống lâu vô cùng.

Mặt trời cũng chính là một ngôi sao. Đến nay, mặt trời đã tồn tại được khoảng 4,5 tỉ năm và hiện nay đang ở thời kì giữa của toàn bộ thời gian sống của nó. Trong 5 tỉ năm tới mặt trời sẽ ngày càng to ra nhưng sau đó nó sẽ bắt đầu tàn lụi và cuối cùng sẽ chết. 

Những ngôi sao nặng hơn Mặt trời thì thời gian sống ngắn hơn nhiều. Những ngôi sao nặng nhất chỉ sống khoảng 1 triệu năm nhưng cái chết của chúng thì đẹp mắt, hay ho hơn nhiều so với cái chết lặng lẽ, dần dần của những ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta. Chúng ra đi bằng một vụ nổ khổng lồ và các nhà khoa học gọi hiện tượng này là siêu tân tinh.

Các ngôi sao phát sáng như thế nào? Nguồn clip youtube.

Các bạn đã bao giờ nghe thấy người ta nói “chúng ta sinh ra từ cát bụi” chưa? Điều đó là thật! Bên trong một ngôi sao, các nguyên tử helium kết hợp với nhau sinh ra carbon, carbon là nguồn gốc của các chất hóa học tạo thành cơ thể chúng ta và tất cả mọi sự sống trên Trái Đất.

Ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà

Nhóm chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu nam [ESO] cho hay, ngôi sao US 708 đang di chuyển với tốc độ 1.200 km/s, hay 4,3 triệu km/giờ."Với tốc độ này, bạn có thể đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng chỉ trong 5 phút".

US 708 được coi là ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà mà các nhà thiên văn học từng phát hiện. Tốc độ cao sẽ cho phép nó thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên hà và tiến vào vùng không gian giữa các thiên hà. Ngôi sao này được phát hiện lần đầu vào năm 2005.

Câu hỏi

Trả lời

Câu hỏi về liệu Đức Chúa Trời đã tạo ra sự sống trên các hành tinh khác chắc chắn là rất hấp dẫn. Thi Thiên 19:1 nói rằng "các từng trời rao truyền về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm" [Bản dịch Truyền thống]. Tất cả mọi thứ mà Thượng Đế đã làm, có thể là bạn và tôi [Ê-sai 43:7], hoặc động vật hoang dã, thiên thần, hoặc sao và hành tinh, đã được tạo ra vì sự vinh hiển của Ngài. Khi chúng ta nhìn thấy một quang cảnh ngoạn mục của Dải Ngân hà hay quan sát Sao Thổ qua kính thiên văn, chúng ta thấy ngạc nhiên trước những kỳ quan của Chúa! Đa-vít đã viết trong Thi-thiên 8:3, "Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa, mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt." Khi chúng ta nhìn thấy số lượng lớn các ngôi sao, sau đó đọc biết rằng các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng tỷ thiên hà, mỗi ngân hà có chứa hàng triệu sao, chúng ta sẽ sợ hãi cách tôn kính một Đức Chúa Trời bao la đã làm nên tất cả và gọi đó là công trình của ngón tay Ngài! Hơn nữa, Thi Thiên 147: 4 nói với chúng ta rằng "Ngài đếm số các vì sao, gọi từng tên tất thảy các vì ấy." Nhân loại không thể biết được có bao nhiêu ngôi sao; Đức Chúa Trời không chỉ biết có bao nhiêu ngôi sao, nhưng Ngài cũng biết "tên" của từng ngôi sao! "Tay ta đã lập nền đất, tay hữu ta đã giương các từng trời; ta gọi đến, trời đất đều đứng lên" [Ê-sai 48:13]. Không gian và các hành tinh được tạo ra vì vinh quang của Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng các ngôi sao và hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta tồn tại, và chúng cũng được tạo ra vì vinh quang của Ngài. Một vũ trụ mở rộng liên tục là một giả thuyết khác chưa được chứng minh. Ngôi sao tiếp theo xa hơn mặt trời hơn 4 năm ánh sáng, và đây thậm chí chưa phải là một phần có thể đo đếm được của kích thước của vũ trụ đã biết, dù nó có đang mở rộng hay không. Về việc liệu có sự sống trên các hành tinh khác hay không, chúng ta đơn giản là không biết. Cho đến nay, chúng ta không tìm thấy được bằng chứng nào về sự sống trên các hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta. Xét theo tính gần gặn của thời gian kết thúc, có vẻ như không có khả năng con người sẽ tiến bộ đủ để đến thăm các thiên hà khác trước khi Chúa trở lại. Bất cứ nơi nào cuộc sống tồn tại hay không tồn tại, Đức Chúa Trời vẫn là Đấng tạo hóa và điều khiển mọi sự, và mọi sự đều được tạo ra vì vinh quang của Ngài.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao Đức Chúa Trời tạo ra một vũ trụ to lớn và các hành tinh khác nếu chỉ có sự sống trên trái đất?

Video liên quan

Chủ Đề