Vì sao có nhiều người hay gặp ác mộng xấu

Sau đây là những lý do đáng ngạc nhiên đằng sau những cơn ác mộng tái diễn.

Những nguyên nhân gây ra ác mộng

Những giấc mơ có thể cho biết rất nhiều về những gì thực sự đang diễn ra trong đầu bạn. Những vấn đề đã chôn sâu trong tiềm thức có thể hiện ra trong những giấc mơ, đặc biệt vào những lúc quá căng thẳng, hoặc trải qua chấn thương.

Một số người gặp nhiều ác mộng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ.

Ác mộng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và giảm dần sau 10 tuổi.

Sức khỏe tinh thần kém là một trong những lý do chính đằng sau những cơn ác mộng thường xuyên. Tiến sĩ Milan Balakrishnan, Chuyên gia tư vấn tâm thần tại Bệnh viện tâm thần Masina, Mumbai [Ấn Độ], cho biết căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm là những nguyên nhân phổ biến gây ra quá nhiều ác mộng.

Ác mộng là giấc mơ hãi hùng dẫn đến cảm giác tiêu cực khiến người ta thức dậy trong lo lắng, sợ hãi

Ông cũng liệt kê chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý [CTTL] là một trong những lý do gây ra những cơn ác mộng tái diễn.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của CTTL là trải qua lần nữa hoặc hồi tưởng về biến cố đau buồn. Đôi khi những hồi tưởng này có thể biểu hiện như những cơn ác mộng, theo Hindustan Times.

Tiến sĩ Shefali Vaidya, nhà tâm lý học, từ Bệnh viện đa khoa Apollo Spectra Mumbai [Ấn Độ], liệt kê 6 lý do khiến bạn gặp ác mộng thường xuyên.

1. Căng thẳng

Cuộc sống cá nhân hoặc công việc có thể là nguyên nhân dẫn đến cơn ác mộng của bạn.

Một số yếu tố như ly hôn, khủng hoảng tài chính, người thân qua đời, hoặc mất việc làm là một số lý do gây ra cơn ác mộng.

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra ác mộng và cần được giải quyết kịp thời.

2. Chấn thương

Ác mộng là hiện tượng thường xảy ra sau một tai nạn, thương tích, lạm dụng thể chất hoặc tình dục, hoặc một biến cố đau thương. Ác mộng thường gặp ở những người có xu hướng bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý.

Sức khỏe tinh thần kém là một trong những lý do chính đằng sau những cơn ác mộng thường xuyên

3. Thiếu ngủ

Lịch trình ngủ sai lệch sẽ làm giảm thời lượng giấc ngủ của bạn và có thể làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. Mất ngủ dẫn đến nguy cơ gặp ác mộng cao hơn. Cố gắng thực hiện thói quen ngủ tốt.

Rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và chứng ngủ rũ có thể gây ra những cơn ác mộng tái diễn.

4. Một số loại thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và thuốc điều trị bệnh Parkinson hoặc giúp ngừng hút thuốc có thể gây ra ác mộng.

5. Lạm dụng chất gây nghiện

Sử dụng rượu và chất kích thích có thể gây ra ác mộng. Vì vậy, bạn sẽ không thể có được một giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Tiến sĩ Balakrishnan nói: Cai rượu và các chất gây nghiện khác cũng có thể gây ra ác mộng.

6. Sách và phim kinh dị

Đọc sách hoặc xem phim kinh dị, đặc biệt là trước khi ngủ, có thể khiến bạn gặp ác mộng, theo Hindustan Times.

Tin liên quan

Dưới đây là lý giải về nguyên nhân của những cơn ác mộng, cách để bạn có thể thức giấc một cách an toàn và những lời khuyên giúp bạn nhanh chóng ngủ lại.

Thứ nhất, sự khác biệt giữa một giấc mơ xấu và một cơn ác mộng phần nhiều là ở cường độ.

Một giấc mơ xấu có thể nghĩa là điều gì đó bạn không thích lại xảy ra trong giấc mơ. Còn một cơn ác mộng thì cường độ mạnh hơn nhiều. Nó gây ra cảm giác sợ hãi và hoảng loạn khiến bạn thức giấc trong trạng thái hốt hoảng, sợ hãi hoặc run rẩy.

Còn về sự khác biệt giữa ác mộng và nỗi kinh hoàng ban đêm, phần lớn là ở việc bạn còn nhớ được bao nhiêu sau khi thức giấc.

Sự khác biệt chính giữa những cơn ác mộng và nỗi kinh hoàng ban đêm là trong ý thức và hồi tưởng của nạn nhân. Một cơn ác mộng thường có thể nhớ lại được một cách dễ dàng, đặc biệt là ngay sau khi thức dậy, và cũng được thừa nhận là cơn ác mộng khi thức dậy nếu không phải trong cơn ác mộng. Còn nỗi kinh hoàng ban đêm đặc trưng bởi những cơn hoảng sợ vô căn cứ mà nạn nhân không hoàn toàn tỉnh táo hoặc không ý thức được điều gì đang diễn ra.

Thông thường, trẻ em hay gặp nỗi kinh hoàng ban đêm hơn.

Cơn ác mộng thường khiến bạn thức giấc và có thể nhớ lại giấc mơ đáng sợ, trong khi nỗi kinh hoàng ban đêm thường khiến trẻ la hét và có vẻ như gặp một giấc mơ xấu mà trẻ không thức giấc hoàn toàn và có thể không nhớ lại được.

Có nhiều lý do khiến bạn có những giấc mơ xấu, và không cái nào trong số đó liên quan đến bộ phim kinh dị mà bạn quyết định xem trước khi đi ngủ.

Những cơn ác mộng có thể đến từ một số loại thuốc hoặc chất bổ sung [thậm chí là những thứ mà bạn uống để giúp ngủ ngon, chẳng hạn như melatonin], từ sress bên trong cơ thể mà bạn đã trải qua trong suốt cả ngày hoặc có thể chẳng có nguyên nhân nào cả.

Thói quen ăn vặt ban đêm của bạn cũng có thể là thủ phạm.

Những cơn ác mộng có thể đến từ một số loại thuốc hoặc chất bổ sung [thậm chí là những thứ mà bạn uống để giúp ngủ ngon, chẳng hạn như melatonin], từ sress bên trong cơ thể mà bạn đã trải qua trong suốt cả ngày hoặc có thể chẳng có nguyên nhân nào cả. Ảnh minh hoạ: Internet

Nói chung những cơn ác mộng thường được tạo thành một dạng loại stress hoặc một nỗi sợ hãi mơ hồ nào đó thể hiện trong chính cơn ác mộng. Về mặt sinh học, bạn có thể gặp ác mộng nếu ăn vặt muộn vào ban đêm, khiến não hoạt động nhiều hơn trước khi đi ngủ, hoặc nếu dùng một số loại thuốc kích thích thần kinh.

Theo BS Nguyễn Diễn, ác mộng là những giấc mơ khó chịu, thường xảy ra vào ban đêm [đôi khi là ban ngày] khi đang ngủ. Ác mộng thường đáng sợ, gây lo lắng và khiến người gặp ác mộng bị mất ngủ. Ác mộng được chia thành hai dạng. Dạng thứ nhất là ác mộng lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một cảnh giống nhau.

Dạng thứ hai là gặp ác mộng mỗi lần một kiểu khác nhau. Nguyên nhân của cơn ác mộng rất đa dạng: Đó có thể là do trạng thái thể chất suy giảm, do căng thẳng tột độ, do trải qua các sang chấn tinh thần, trầm cảm; quá tức giận, đau khổ, vui sướng; sốt và bệnh tật, do tác dụng phụ của một vài loại thuốc... nhưng cũng có khi chỉ đơn giản là do thiếu ngủ hay trạng thái bất thường, không thoải mái khi ngủ, ăn quá sát giờ đi ngủ dẫn đến cung cấp nhiều năng lượng cho não làm não hoạt động tích cực hơn ngay cả khi ngủ...

Ngoài ra, việc tỉnh giấc giữa đêm thường khiến người mơ mệt mỏi và cả ngày luôn nghĩ đến nó. Nỗi lo có thể gây ra nhiều cơn ác mộng về đêm hơn. Đó là một vòng luẩn quẩn mà nhiều người chưa phá vỡ được.

Để tránh các cơn ác mộng, điều đầu tiên là tránh các nguyên nhân gây ra ác mộng. Bạn nên kiểm tra các thuốc đang dùng, kiểm tra phòng ngủ xem có thông thoáng và dễ chịu không; hạn chế ăn khuya... Bên cạnh đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên. Chú ý tới môn yoga và thiền. Các bài tập thở cũng hết sức hữu ích trong việc chế ngự các cơn ác mộng. Nếu bạn vẫn lo lắng đối với việc liên tục bị ác mộng, hãy đến gặp bác sĩ tâm thần để được tư vấn và chữa trị thích hợp.

Rượu, thuốc và chất bổ sung

Một đêm ở quán nhậu có thể mang lại nhiều niềm vui, nhưng rất tồi tệ khi bạn cố tìm giấc ngủ sau đó. Theo Phil Lawlor , một chuyên gia về giấc ngủ, ban đầu, bạn có thể ngủ say, nhưng khi nồng độ cồn trong máu giảm xuống, điều ngược lại sẽ xảy ra. Bạn sẽ không thể ngủ sâu giấc và tỉnh giữa chừng nhiều hơn, dẫn đến REM [trạng thái ngủ lơ mơ, mắt chớp nhanh] nhiều hơn, gây ác mộng.

Thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau cũng có thể làm tăng tần suất xuất hiện những giấc mơ xấu. Verena Senn, chuyên gia của Emma Sleep, người nghiên cứu về giấc ngủ và não bộ trong gần 15 năm, cho biết, có quá nhiều điều chúng ta chưa hiểu về bộ não, mức độ gia tăng của chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn dopamine mà chất này cung cấp, tạo thay đổi trong cách chúng ta mơ.

Melatonin, một chất bổ sung có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ, cũng có thể gây ra những giấc mơ xấu. "Không có bằng chứng thuyết phục về việc melatonin ảnh hưởng đến giấc mơ của chúng ta như thế nào. Tuy nhiên, có mối liên hệ với mức độ melatonin cao gây ra ác mộng", Lawlor cho biết.

Cách khắc phục: Bạn vẫn có thể uống rượu vào ban đêm [nếu điều đó tốt cho sức khỏe của bạn]. Theo Lawlor, chỉ cần uống ít nhất bốn giờ trước khi đi ngủ.
Bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan đến thuốc và thực phẩm chức năng.

Giấc ngủ chất lượng giúp não hoạt động tốt hơn. Ảnh:Freepik

Ăn trước khi ngủ

Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể gây hại. Nguyên nhân là cơ thể sẽ phải làm việc chăm chỉ để phân hủy thức ăn và sẽ gửi tin hiệu đến não, yêu cầu hoạt động tích cực hơn, dẫn đến ác mộng. Theo Lawlor, thức ăn có thể gây gián đoạn giấc ngủ do đổ mồ hôi ban đêm và trào ngược axit. Đồ ăn có đường và thức ăn cay có thể kích hoạt nhiều sóng não hơn.

Chuyên gia Verena Senn đồng ý với quan điểm này. Bà cho rằng ăn trước khi ngủ là thói quen chắc chắn gây rối loạn giấc ngủ và có thể gây ác mộng.

Cách khắc phục: Ăn bữa ăn cuối 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

Lo lắng và căng thẳng

Lawlor cho hay, lo lắng và căng thẳng gây ra đau đớn hoặc lo lắng, dẫn đến ác mộng. Tiềm thức của bạn sẽ biến những suy nghĩ sợ hãi thành giấc mơ đáng sợ và khó chịu.

"Trong khi ngủ, hoạt động limbic [một nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não bộ, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người] tăng cao. ... Hoạt động limbic tăng cao, đặc biệt là ở hạch hạnh nhân [là phần não xử lý cảm xúc] trong giấc ngủ REM, do đó có thể làm trầm trọng thêm cường độ cảm xúc trải qua trong giấc mơ, gây ra ác mộng.

Cách khắc phục: Nên ngủ đủ giấc vì thiếu ngủ có thể dẫn đến cả căng thẳng và ác mộng. Không nên đọc cuốn sách, bộ phim hoặc trò chơi đáng sợ trước khi đi ngủ.
Tập thể dục, thiền, viết nhật ký và tìm kiếm sự tư vấn cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn vào ban đêm.

Nằm ngửa khi ngủ

Theo chuyên gia Lawlor, các nghiên cứu chỉ ra rằng những người nằm ngửa dễ gặp ác mộng hơn. "Nằm ngửa khi ngủ có thể gây khó thở. Khi bạn đang ở giai đoạn REM, việc thiếu không khí có thể gây ra cơn ác mộng, chẳng hạn như bị rượt đuổi, ngạt thở hoặc chết đuối ", Lawlor nói.

Cách khắc phục: Ngủ nghiêng về bên phải. Bạn có thể thay đổi tư thế ngủ mà không nhận ra trong đêm và điều đó không sao.

Với tất cả các mẹo này, chỉ cần làm những gì bạn có thể. Đó là về sự tiến bộ, không phải sự hoàn hảo.

Nhật Minh [Theo Huffpost]

Video liên quan

Chủ Đề