Vì sao chúng ta phải tiết kiệm tiền của

Bạn chưa từng có một khoản tiền tiết kiệm hoặc luôn phải tất toán khoản tiền tiết kiệm của mình sớm hơn thời hạn vì… thiếu tiền trang trải? Cùng Prudential tìm hiểu 4 lý do khiến chúng ta mãi tiết kiệm nhưng không thành công nhé!

Những màn rủ nhau đi ăn uống, mua sắm tẹt ga sau giờ làm, đặt trà sữa từ các ứng dụng công nghệ là “kịch bản” thường thấy ở nhiều người trẻ chưa có gia đình. Vì “tôi đã vất vả cả tháng, tôi cần hưởng thụ thành quả lao động mình làm ra” nên đôi ba trăm ngàn hoặc cả triệu đồng bay đi trong tích tắc ngay sau khi lương vừa “về với ví”.

Chưa kể, trả nợ cho thẻ tín dụng hay những khoản đã vay mượn trong tháng cũng khiến bạn không còn dư đồng nào để mà tiết kiệm. Mọi lý do được đưa ra để tự bào chữa cho việc không thể quản lý tài chính đều nghe có vẻ rất chính đáng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, bạn cần xác định rõ vị trí xã hội của bản thân cũng như mức chi tiêu phù hợp với vị trí thay vì “vung tay quá trán” và rơi vào tình trạng “rỗng túi”, phải đi vay mượn. Chẳng hạn, nếu bạn là một nhân viên văn phòng với thu nhập khoảng 10 triệu/tháng, bạn không nên mua những món đồ đắt tiền, ăn chơi ở những hàng quán sang trọng như một trưởng bộ phận có mức lương 30-40 triệu/tháng. Một điều nữa mà mọi người cần nhớ khi tiết kiệm đó chính là đừng nhầm lẫn về thứ tự của việc tiết kiệm và chi tiêu. Nguyên tắc đúng chính là "tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm" chứ không phải "tiết kiệm những khoản còn lại sau khi tiêu".

Đối với những bạn yêu thích mua sắm, việc quản lý “cảm hứng” sắm sửa đồ đạc theo nguyên tắc “30 ngày yêu” sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi tiêu. Theo như nguyên tắc này, khi bạn yêu thích một món đồ gì đó, hãy khoan sở hữu nó một cách vội vàng và chờ đợi xem sau 30 ngày nữa liệu bạn có còn thích món hàng này hay không. Thêm vào đó, việc chờ đợi 30 ngày biết đâu sẽ khiến bạn tìm được những chỗ bán món hàng này với mức giá “hời” hơn hay săn được một chương trình khuyến mãi nào đó bất ngờ.

Thực ra, thu nhập thấp không phải “thủ phạm”, mà chính thói quen “làm đồng nào xào đồng nấy” và suy nghĩ “mình không thể tiết kiệm được” mới khiến bạn không thể tiết kiệm.

Để bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, bạn cần nắm rõ số tiền bạn kiếm được và số tiền cần chi tiêu hàng tháng. Sau khi viết ra tổng thu nhập mỗi tháng, hãy ước tính tất cả các khoản cố định bắt buộc phải chi cho nhà ở, điện nước, thực phẩm, phương tiện đi lại… Sau đó, lấy số tiền mình có trừ đi số tiền phải chi để thấy khoản tiền tối đa mà bạn có thể để tiết kiệm được.

Bạn cũng có thể áp dụng công thức quản lý tài chính “6 cái lọ” [JARS system] của  Harv Eker - người sáng tác 2 quyển sách bán chạy trên toàn thế giới là "Bí mật tư duy triệu phú" và "Làm giàu nhanh".* Phương pháp JARS chia thu nhập hằng tháng của bạn vào 6 chiếc lọ. Mỗi lọ sẽ có tên và chức năng nhất định gồm nhu cầu thiết yếu [55%], giáo dục [10%], hưởng thụ [10%], tự do tài chính [10%], tiết kiệm dài hạn [10%] và giúp đỡ người khác [5%]. Mỗi khi có tiền [lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào…], bạn hãy chia khoản tiền này vào 6 cái lọ. Việc này cần được thực hiện đều đặn hằng ngày, hằng tháng như một thói quen.

Nếu các khoản bắt buộc phải chi của bạn quá lớn, chiếm bằng hoặc thậm chí nhiều hơn mức thu nhập của bạn khiến tháng nào bạn cũng chật vật vay mượn, bạn nên nghĩ đến phương án gia tăng thu nhập. Đây là con đường duy nhất để bạn có thể tiết kiệm sau khi đã chi các khoản tối thiểu cho nhu cầu thiết yếu. Bạn có thể yêu cầu tăng lương, tìm kiếm một công việc lương cao hơn hoặc tìm việc làm bán thời gian và cân nhắc bán hàng trực tuyến. Thêm vào đó, chúng ta thường có suy nghĩ sẽ bắt đầu tiết kiệm sau này hoặc khi tài chính đủ dư dả. Song khái niệm “sau này” hoặc “đủ dư dả” lại là những khái niệm mang tính chất định tính, nếu chờ đến khi sẵn sàng mới bắt đầu, bạn sẽ không bao giờ bắt đầu cả. Hãy tập bắt đầu tiết kiệm từ những con số nhỏ nhất và nhân nó lên theo thời gian bởi lẽ “tích tiểu” sẽ luôn “thành đại”. Chưa kể, việc hình thành và nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm sẽ giúp bạn xây dựng được một tính cách tốt cho việc quản lý tài chính cho mai sau. Đừng bao giờ xem thường những sự khởi đầu nhỏ lẻ, bạn nhé!

Thay vì lo nghĩ “lạm phát sẽ khiến đồng tiền của bạn mất giá”, hãy tiết kiệm theo cách thông minh hơn. 

Các chuyên gia tài chính cá nhân đều khuyên: “Cách giữ tiền tốt nhất chính là để tiền làm việc cho bạn”. Do đó, nếu có một khoản tiền “rảnh rỗi”, thay vì cất tiền trong tủ sẽ khiến đồng tiền trượt giá, bạn có thể lập một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao tại ngân hàng uy tín hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán để “tiền đẻ ra tiền”.

Bạn nên chọn các kỳ hạn gửi tiết kiệm có lãi suất tối ưu, gửi trực tuyến để giảm chi phí đi lại. Còn khi đầu tư chứng khoán, hãy theo dõi diễn tiến của thị trường thật sát sao để có quyết định rút về hoặc đầu tư tiếp kịp thời.

Ngoài ra, tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng là một kênh đầu tư sinh lời cho khoản tiền “rảnh rỗi”. Tất nhiên, bạn nên chọn các đối tác, công ty bảo hiểm lớn, có uy tín để yên tâm trao gửi tài sản của mình. Bạn sẽ không chỉ nhận về được tiền lãi, mà còn được bảo hiểm nhiều hạng mục khác, tương ứng với từng loại bảo hiểm mà bạn đang mua.

> Tìm hiểu: Bảo hiểm nhân thọ là gì cho người mới tham gia

“Mỗi người chỉ có một cuộc đời, một tuổi trẻ, không ăn không hưởng còn chờ đến bao giờ”, đây là một trong những suy nghĩ sai lầm khiến bạn không bao giờ có được khoản dành dụm nào. Sẽ rất khó để vững lòng tiết kiệm, nhất là khi xung quanh bạn không ngừng có những cám dỗ, những ham muốn kích thích bạn tiêu tiền: một món đồ công nghệ mới ra, đồ thời trang “đu trend” hay những lời mời gọi ăn chơi của hội bạn bè… Hãy giữ cho mình một “cái đầu lạnh”, tỉnh táo trước những cám dỗ và tránh xa hết mức có thể nhé

Có rất nhiều lý do để tiêu tiền, nhưng chỉ có một lý do để bạn có động lực tiết kiệm: tương lai. Bạn có nhu cầu mua nhà, mua xe, đầu tư cho con cái, hay chỉ đơn giản là sẽ chủ động tài chính trong trường hợp rủi ro, đau ốm hoặc những biến động của cuộc sống. Những điều đó sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiết kiệm. Hãy thay đổi thói quen chi tiêu, suy nghĩ về tiết kiệm đồng thời thực hiện ngay bây giờ. “Góp gió thành bão”, đến một thời gian nhìn lại, bạn sẽ có một số tiền không nhỏ trong tài khoản để dành cho những hoạch định tương lai đấy!

Thứ Sáu, 30/07/2021 10:19 [GMT+07]

[Lichngaytot.com] Nếu bạn còn tự hỏi: Vì sao người trẻ phải tiết kiệm tiền ư? Câu trả lời cho bạn đó là: Đấy là lối sống của người thông minh trong thời kỳ hiện đại, không bao giờ lỗi thời đâu bạn à!


Vì sao người trẻ phải tiết kiệm tiền?

Cho tôi hỏi: "Số tiền tiết kiệm được trong tài khoản của bạn là bao nhiêu?”. Nếu bạn chỉ có vài triệu hoặc thậm chí không có đồng nào thì thực sự là điều đáng lo, đáng cảnh báo rồi đấy! Một thực tế đáng buồn là hầu hết chúng ta không giỏi trong việc tiết kiệm tiền.

Thói quen chưa hết tháng đã hết tiền khá phổ biến ở các bạn trẻ, họ thường có được bao nhiêu dùng hết bấy nhiêu, không nghĩ đến chuyện tương lai, tiền kiếm được cũng chỉ để thỏa mãn những niềm vui nhất thời. Hiện tại họ có thể đang cảm thấy rất thoải mái, nhưng thực tế thì nguy hiểm đang cận kề.

Bài học về dịch bệnh dạy ta rằng những ai không có tiền tiết kiệm để đảm bảo cho cuộc sống của mình và gia đình trong lúc khó khăn thì vô cùng vất vả. Khi không có công việc không ít người dân lao động phải đi nhờ từng bữa cơm của những người cứu trợ.

Càng dịch bệnh kéo dài ta càng biết rằng đồng tiền kiếm được thực không dễ, vì thế, nếu bạn đang may mắn còn tiền trong sổ tiết kiệm thì chúc mừng bạn, hãy duy trì thói quen tốt này, nên hãy sử dụng đúng nơi, đúng mục đích.

Trong thời đại mà việc mua sắm trở nên thuận lợi như ngày nay, chỉ cần lên mạng đặt hàng một chút là đồ chuyển về nhà không ngừng, nhu cầu mua sắm của con người không ngừng tăng cao nếu không biết kiểm soát ta dễ vướng vào nợ nần, nghèo khó.

Vì thế, người trẻ à, hãy cố gắng tránh xa cám dỗ, trong lúc còn có sức khỏe hãy chăm chỉ kiếm tiền và kiên trì thực hành tiết kiệm. Những rủi ro trong tương lai không thể lường trước được. Dù xác suất xảy ra chỉ là 1%, nhưng hễ xảy ra, thì bạn mãi không vực dậy nổi.

Người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền không chỉ khác nhau về phương thức sống, mà còn có tầm nhìn khác nhau. Người thông minh về tiền bạc luôn nhắc nhở bản thân về việc tương lai luôn có thể có những bất trắc nên nhất định phải dành dụm tiền bạc, đó là lý do nhiều tỷ phú khuyên chúng ta nên để dành khoảng 3 - 6 tháng lương để đề phòng khi có khó khăn xảy ra thì vẫn đảm bảo được cuộc sống.Có thể bạn thấy người giàu có những món đồ xa xỉ và nghĩ họ đang lãng phí. Thực tế là khi tài sản gia tăng của họ vượt xa tài sản hao mòn, nên thỉnh thoảng họ vẫn có thể mua những thứ đắt tiền để tự thưởng cho mình. Thu nhập thụ động từ các khoản đầu tư của họ vượt xa chi phí cho những thứ xa xỉ đó.

Trong khi đó, sai lầm tiền bạc của người trẻ đó là họ lại dồn hết số tiền mình tiết kiệm để mua chiếc điện thoại đắt tiền, laptop xịn, túi xách, quần áo hàng hiệu,... Thậm chí có người nhịn ăn để có tiền mua món đồ công nghệ yêu thích. Đã đến lúc bạn cần chấn chỉnh lại bản thân rồi đấy!


 

Kiếm tiền quan trọng, giữ tiền còn quan trọng hơn


Khi đã hiểu vì sao người trẻ phải tiết kiệm tiền thì cũng là lúc bạn cần xây dựng một kế hoạch khả thi cho mình. Thực tế nếu tiết kiệm nhiều quá thì ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hiện tại.

Không ít lời khuyên về tiền bạc đã nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn đề ra mục tiêu phải để dành được bao nhiêu một tháng, thường là 15-20% cho dù là bạn đang kiếm được ít tiền đi chăng nữa. Sau khi trừ khoản này vào phần thu nhập thì mới bắt đầu tiêu phần còn lại.

Robert Kiyosaki cho biết trong cuốn “Cha giàu, cha nghèo” của ông rằng: “Phần lớn mọi người không nhận ra rằng, trong cuộc sống, vấn đề không phải là anh kiếm được bao nhiêu tiền. Mà là giữ lại được bao nhiêu”.Thực tế là có quá nhiều người kiếm được tiền nhưng không biết để dành tiền nên dù lương cao, thu nhập tốt nhưng vẫn rơi vào vòng xoáy nợ nần. Có những thanh niên đến tuổi lấy vợ nhưng chẳng có đồng nào dính túi dù trước đó kể lể rằng mình đã kinh doanh, kiếm tiền giỏi như thế nào.

Thế mới thấy, quá khứ có oai hùng nhưng cuối cùng lại chẳng thể để dành được đồng cắc nào thì nghĩa là kết quả có được cũng chỉ là số 0 tròn trĩnh.


Để có được tiền trong tài khoản ngày càng dày lên thì bạn càng phải kiểm soát bản thân, kháng cự mọi sự cám dỗ, kiên trì tiết kiệm đến cùng mới là người có tính kỷ luật thật sự. Tiết kiệm chính là sự kỷ luật tự giác của người trưởng thành. Chưa có thói quen kỷ luật bản thân đừng mơ tới điều to lớn hơn trong tương lai. Hãy nghĩ đến cảnh lúc bạn già yếu mà vẫn còn phải ngửa tay xin tiền để sống qua ngày mới thấy nó hãi hùng tới mức nào.Vì thế, ngay từ bây giờ, nếu chưa thể có thu nhập tốt thì việc tiết kiệm vẫn phải được tiến hành vì từ đó hình thành thói quen tốt. Ngoài ra khi bạn còn trẻ thì đừng ngại khó, ngại khổ, hãy không ngừng tìm cách gia tăng thu nhập, gia tăng khoản tiết kiệm của mình, học hỏi thêm về tiền bạc để bỏ tiền đúng chỗ.

Tỷ phú tự thân Anthony Hsieh từng cho biết đây là quan điểm sống anh học được từ cha mẹ mình: "Thói quen này đã giúp tôi rất nhiều. Và đó chính là một trong những lý do tôi vẫn tồn tại trong ngành cho vay tiêu dùng suốt 30 năm nay, bất chấp các cuộc khủng hoảng kinh tế”.

Hãy học hỏi những người thành công, giàu có, họ luôn muốn để dành nhiều hơn và dùng tiền đó đầu tư vào các loại tài sản sinh lợi và tăng giá trị. Họ thà bỏ tiền ra mua cổ phiếu của các công ty tốt, các quỹ đầu tư hơn là vung tiền vào những món xa xỉ.

Tư duy của người nghèo cố gắng phản biện rằng, tiền bạc là tội lỗi, cứ ai nhiều tiền là làm ăn bất chính. Hay không ít người trí thức còn tự tin rằng mình nghèo nhưng sống an vui là được. Vậy mà khi nợ nần, thiếu ăn thiếu mặc, không có tiền đóng học cho con, chữa bệnh cho bố mẹ,... thì liệu có còn chút bình an nào không?

Trong khi đó tư duy người giàu lại hoàn toàn ngược lại, họ xem tiền là đồng minh, là công cụ tốt cho cuộc sống của mình, họ đủ khả năng kiểm soát chúng. Họ vì thế mà không ngừng sáng tạo, cải thiện kiến thức, kỹ năng để kiếm nhiều tiền hơn.

Triệu phú tự thân Steve Siebold cho biết: “Phần lớn mọi người có mối quan hệ khá tương phản với tiền bạc. Chúng ta được dạy rằng tiền rất hiếm, khó kiếm và khó giữ. Nếu muốn thu hút tiền bạc, hãy ngừng nghĩ theo hướng nó là kẻ thù của mình, và coi đây là một trong những đồng minh tuyệt vời nhất”.

Lý do người giàu kiếm được nhiều tiền là họ không ngại thừa nhận tiền có thể giải quyết hầu hết vấn đề, Siebold cho biết. Nếu bạn không sợ tiền, nó có thể là công cụ giúp bạn đạt mọi thứ mình muốn trong cuộc sống.

Hãy nhớ rằng lợi thế lớn nhất của người giàu, chính là có thể phạm sai lầm nhiều hơn người thường, không cần biết họ làm sai chuyện gì, vẫn có thể dùng tiền để bù đắp kịp thời. 


Video liên quan

Chủ Đề