Tại sao phải cải cách tài chính công

Thời gian qua, nền tài chính công phải đối mặt với một số thách thức, rủi ro. Tại diễn đàn về vấn đề này vừa được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [USAID] phối hợp Bộ Tài chính tổ chức, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thẳng thắn thừa nhận, thách thức đầu tiên được đặt ra đối với nền tài chính công là quy mô thu ngân sách so với GDP giảm nhanh, cơ cấu thu chưa hợp lý, giai đoạn 2006-2010 thu ngân sách là 26,3% GDP [trong đó thu từ thuế, phí là 22,6% GDP] và giai đoạn 2011-2015 thu ngân sách là 23,6% GDP [trong đó thu từ thuế, phí là 20,8% GDP].

Bên cạnh đó, nhu cầu chi ngân sách nhà nước [NSNN] không ngừng tăng lên, vượt khả năng cân đối nguồn lực, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao; tích lũy ngân sách cho đầu tư phát triển thấp. Cơ cấu chi ngân sách chưa hợp lý, tỷ trọng chi thường xuyên tăng cao, chi đầu tư phát triển giảm. Trong khi đó nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ; nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn; việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ. Việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả.

Chính vì vậy, trong các giải pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng nền tài chính công bền vững, việc cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công đóng vai trò quan trọng. Để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn bền vững, đến năm 2020, hệ thống chính sách thuế phải được sửa đổi theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp thông lệ quốc tế. Cần tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, hạn chế thấp nhất việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế. Không những thế, phải tiếp tục bảo đảm tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý.

Bên cạnh việc cơ cấu lại nguồn thu NSNN, một nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định là phải từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập. Đó còn là sự đổi mới quản lý chi NSNN phù hợp, bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao; đẩy mạnh thực hiện khoán chi và tiền tệ hóa, đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo tiêu chuẩn, định mức chi.

Đồng thuận với quan điểm này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, thì việc cơ cấu lại NSNN và nợ công không chỉ là tăng nguồn thu, bảo đảm nhu cầu chi, duy trì nợ công trong giới hạn quy định, mà quan trọng là phát triển bền vững hệ thống ngân sách, nợ công. Theo TSKH Nguyễn Thành Long [Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội], rõ ràng, cần phải cải cách thu ngân sách, củng cố nguồn thu bền vững. Nhưng để giảm dần bội chi ngân sách thì phải có các bước cải cách đầu tư công, trong đó xác định rõ các mục tiêu chiến lược trong chi NSNN.

Việc bắt buộc phải làm là rà soát, hoàn thiện hơn nữa cơ cấu chi, phân bổ và sử dụng vốn; tăng cường giám sát, thanh tra và phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phân bổ và sử dụng vốn ngân sách, các công trình, dự án sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh… Cùng với đó, phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan về thuế, phí, lệ phí, chi NSNN và quản lý nợ công như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế tài nguyên và Luật Quản lý nợ công sao cho đồng bộ.

Việc tăng cường tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập phải gắn với đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển thị trường dịch vụ công để nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng dịch vụ. Để có thể cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn bền vững, điều chắc chắn là phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước tập trung thống nhất thực hiện.

SÔNG TRÀ

Tiếp tục cải cách tài chính công

[ĐCSVN] - Trong nhiều năm qua, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển và các nhà tài trợ đã đóng góp tích cực và thiết thực vào các đột phá chiến lược của ngành tài chính như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính công, đổi mới các quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực cán bộ.

Đólà đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tạiHội nghị Nhóm Đối tác tài chính côngdo Bộ Tài chính tổ chức và Ngân hàng Thế giới tổ chức chiều nay [21/1] tại Hà Nội.

Hình ảnh tại Hội nghị [Ảnh: M.P]

Theo Bộ trưởng, thời gian qua Bộ Tài chính đã phối kết hợp với các nhà tài trợ trong việc thực hiện chính sách tài khóa và hỗ trợ cải cách quản lý tài chính công. Đối với việc phối kết hợp trong việc thực hiện chính sách tài khóa, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2021, cũng như thời gian trước đây, Chính phủ, Bộ Tài chính Việt Nam đã phối hợp với các nhà tài trợ trong việc đàm phán, ký kết, triển khải các chương trình, dự án ODA và vay ưu đãi nước ngoài. Riêng trong năm 2021 đã có 12 hiệp định, thỏa thuận với tổng số vốn cam kết khoảng 1 tỷ USD, bên cạnh đó còn 11 khoản vay đang tiếp tục hoàn thiện để ký kết.

Việc giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã được Bộ Tài chính coi trọng, tổ chức nhiều cuộc họp, làm việc trực tiếp, trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi thay thế cho Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020; ban hành Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/20218 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên,lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết,tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài trong một số năm gần đây từ 2020-2021 đạt tỷ lệ thấp là do việc chuẩn bị, triển khai dự án của các bộ, ngành, địa phương còn chậm, thủ tục giải ngân vốn còn phức tạp, các công việc phải lấy ý kiến không phản đối của nhà tài trợ, và ảnh hưởng của COVID-19 nên các chuyên gia không sang được Việt Nam, việc nhập thiết bị cho dự án có khó khăn.

Đối với những khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với nhà tài trợ để tháo gỡ; đồng thời Bộ Tài chính đề nghị nhà tài trợ xem xét hài hòa thủ tục để tiếp cận với thủ tục trong nước, đẩy nhanh tiến độ thực hiện song phải đảm bảo chặt chẽ.

Đối với chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế đòi hỏi phải có nguồn lực lớn, Bộ Tài chính sẽ xây dựng phương án huy động vốn để thực hiện chương trình, trao đổi cụ thể hơn với các nhà tài trợ trong thời gian tới trên cơ sở đảm bảo kinh tế vĩ mô, quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ trong phạm vi chỉ số an toàn mà Quốc hội cho phép.

Về hỗ trợ cải cách quản lý tài chính công, theoBộ Tài chínhtrong thời gian qua đã tiếp nhận chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ song phương nhằm cải cách quản lý tài chính công, phát triển thị trường tài chính và nâng cao năng lực.

Hiện tại, Bộ Tài chính đã và đang triển khai các chương trình, dự án như Chương trình hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công tại Việt Nam [gọi tắt là AAA] do SECO và Canada tài trợ ủy thác quản lý qua WB; Dự án “Nâng cao năng lực về cải thiện tính công bằng và minh bạch của thị trường cổ phiếu Việt Nam”, Dự án “Nâng cao hiệu quả trong quản lý thuế thông qua kinh nghiệm quốc tế” và Dự án “Tăng cường năng lực của Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán nhằm đẩy mạnh việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế [IFRS] vào Việt Nam” do JICA tài trợ; [5] Dự án “Tài chính công cho trẻ em” do UNICEF tài trợ…

Bộ Tài chính nhận định các chương trình, dự án nói trên đã hỗ trợ cho Bộ Tài chính hoàn thiện chính sách, thủ tục cũng như nâng cao năng lực cán bộ, như xây dựng Chiến lược phát triển tài chính giai đoạn 2021-2030, thực hiện Kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn, đánh giá rủi ro ngân sách địa phương, cam kết chi trung hạn, quản lý dòng tiền, thực hiện công khai minh bạch ngân sách, ban hành các chuẩn mực kế toán công; bên cạnh đó hoàn thiện quản lý thuế, phát triển thị trường chứng khoán.

Trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục cải cách tài chính công trên cơ sở 3 trụ cột là hoàn thiện chính sách, trong đó có vấn đề đổi mới phân cấp quản lý ngân sách, hoàn thiện các chính sách thuế [giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp,...], thực hiện quản lý tài chính công, quản lý nợ công, quản lý tài sản công chặt chẽ, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện quy trình, thủ tục; trong đó có thủ tục quản lý thu thuế, hải quan, chi ngân sách, kho bạc,… với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kỹ thuật số, chú trọng kết quả đầu ra, nâng cao minh bạch và trách nhiệm giải trình. Ngoài ra, nâng cao năng lực cán bộ, đặc biệt là cán bộ hoạch định chính sách, quản lý giám sát, xây dựng vị trí việc làm đối với các chức danh ngành tài chính...

Chiasẻ tại Hội nghị,bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thì những ưu đãi thuế và đầu tư công được Chính phủ ban hành thời gian qua rất kịp thời để kích thích tiêu dùng tư nhân và tổng cầu. Tuy nhiên, bà Carolyn Turk cho rằng, những hoạt động cải cách quản lý tài chính công do Bộ Tài chính chủ trì đã và đang tăng cường cho hệ thống quản lý tài chính công, và hệ thống này đã chứng tỏ khả năng chống chịu trong suốt khủng hoảng vừa qua, nhưng vẫn cần nâng cao hiệu quả hơn nữa. TheobàCarolyn Turk, những ưu tiên cải cách quản lý tài chính công được vạch ra trong Chiến lược phát triển ngành tài chính mới của Bộ là cơ hội tuyệt vời để tiếp tục hiện đại hóa quản lý tài chính công và nâng cao hiệu quả…/.

M.P

Video liên quan

Chủ Đề