Vì sao chim cánh cụt không biết bay

Hay nhất

Giới nghiên cứu rốt cuộc đã khám phá ra lí dotại sao chim cánh cụt không thể bay. Theo họ, đó là vì loàichimnày đã tiến hóa để biết bơi và lặn nhờ dùng đôicánhtạo lực đẩy. ... Nhóm nghiên cứu nhận thấy, loàichimuria về cơ bản sử dụng ít năng lượng hơn so với hầu hết những loàichimkhác khi chúng lặn.

Cánh của chim cánh cụt có gì đặc biệt?

Các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra được lời giải cho việc tại sao chim cánh cụt không thể bay. Họ cho rằng, chim cánh cụt không thể bay là bởi chúng là những sinh vật có khả năng bơi lội giỏi và không có loài chim nào có thể nổi trội ở cả hai mặt bơi và bay được.

Dù không có khả năng bay qua đại dương nhưng các kỹ năng lặn để có thể kiếm được thức ăn ở những mực nước biển sâu không phải là loài chim nào cũng có thể làm được.

Tiến hành nghiên cứu trên loài chim Guillemots, gần giống với chim cánh cụt, sống chủ yếu trên bờ biển Bắc Cực nhưng vừa có thể bay và lặn dưới biển.

Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, Guillemots sử dụng ít năng lượng hơn đáng kể so với hầu hết các loài chim khác khi chúng lặn. Năng lượng mà chúng sử dụng nhiều nhất là khi nó bay - lớn hơn gấp 31 lần so với năng lượng dùng cho các hoạt động khác.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, dù có thể bay nhưng loài Guillemots chỉ lặn sâu tới độ sâu 100m để kiếm mồi. Trong khi đó, chim cánh cụt có thể lặn tới độ sâu 300m [ở chim cánh cụt hoàng đế là 565m] để bắt cá, mực, động vật giáp xác...

Tuy vậy, những chú chim cánh cụt lại chỉ có thể "lạch bạch" trên băng tuyết mà thôi. Điều này càng khẳng định rằng, không có loài chim nào có thể nổi trội ở cả hai mặt bơi và bay được.

Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?

Trải qua hàng trăm năm, chân và bàn chân của chim cánh cụt đã tiến hóa để đảm bảo chúng mất ít nhiệt nhất có thể. Bàn chân của chim cánh cụt giữ nhiệt bằng cách hạn chế sự lưu thông của máu trong thời tiết thật sự lạnh nhằm giữ nhiệt độ của bàn chân trên mức đóng băng.

Cẳng chân của chim cánh cụt hoạt động như một hệ thống trao đổi nhiệt. Các mạch máu đến và đi từ bàn chân rất hẹp và đan chặt vào nhau. Máu từ cơ thể đến bàn chân sẽ được làm lạnh và sẽ được làm nóng lại một lần nữa khi quay trở lại cơ thể. Khi bàn chân nhận được máu lạnh, lượng nhiệt bị mất sẽ giảm đi, trong khi cơ thể vấn đảm bảo đủ độ ấm.

Khả năng đặc biệt này là một phần trong những cách mà chim cánh cụt giữ ấm trứng của mình cho đến khi nở. Chim đực sẽ ấp một quả trứng trên đỉnh bàn chân của chúng vào mỗi tối mùa đông trong vòng 2 tháng, trong khi con cái sẽ ra ngoài kiếm ăn trên biển. Chúng cũng che chắn cho trứng bằng một vạt da bụng khá ấm áp, được gọi là túi ấp, để tránh xa các yếu tố bên ngoài.

Sự nuôi dưỡng của những con chim đực không chỉ dừng lại ở đó. Nếu con cái không mang thức ăn trở về đúng lúc trứng nở, những con đực sẽ cho con của mình ăn một loại "sữa" được tạo ra từ các tế bào đặc biệt nằm bên trong họng của chúng trong vài ngày.

Theo Mộc/Khoevadep

Chúng ta đều biết, chim cánh cụt thuộc nhóm “chim không biết bay”, tuy nhiên các nhà bác học lại khẳng định rằng trong trường hợp bắt buộc, chúng vẫn có thể cất cánh lên khoảng không.

Các chuyên gia cho rằng, điều đó đã cho phép chúng thoát khỏi được nanh vuốt của kẻ thù dưới nước như hải cẩu, hải báo, cá voi sát thủ [orca]…


Những con chim cánh cụt có thể vọt lên khỏi mặt nước từ 2-3 mét.

Cho tới nay, người ta chưa qubảo đảm đến cơ chế hoá học này và hiện mới chỉ có các nhà nghiên cứu Ireland khám phá ra rằng, trước khi nhảy xuống nước, chim cánh cụt dùng cánh tạo ra trong nước một số lượng lớn bọt không khí và để thắng sức cản của nước, chúng tăng tốc bằng sự dội lại.

Những bọt không khí ấy tạo thành một lớp khí buộc quấn thân chim cánh cụt chẳng khác gì “cái áo khí”, giúp chúng nổi lên mặt nước rất nhanh, với nhịp độ lên tới 19 m/giây.

Theo các nhà bác học, chim cánh cụt hoàng đế có thân thể quan trọng nhất có thể vọt lên khỏi mặt nước từ 20 đến 50 cm, trong khi đó chim cánh cụt Adela nhẹ hơn, nên vọt lên cao tới 2-3 mét.

Trước đây các nhà bác học đã tự đặt dấu chấm hỏi vì sao chim cánh cụt khi nhảy khỏi mặt nước bao giờ cũng để lại một đám bọt nhưng chưa bào chữa được dấu chấm hỏi này. Mãi tới vừa gần đây các chuyên gia Ireland mới phân tích di chuyển của chúng bằng máy thu hình chậm từ xa và mô tả được các động tác liên tiếp của loài chim này.

Theo Vietnamnet

Các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra được lời giải cho việc tại sao chim cánh cụtkhông thể bay. Họ cho rằng, chim cánh cụt không thể bay là bởi chúng là những sinh vật có khả năng bơi lội giỏi và không có loài chim nào có thể nổi trội ở cả hai mặt bơi và bay được.


Dù không có khả năng bay qua đại dương nhưng các kỹ năng lặn để có thể kiếm được thức ăn ở những mực nước biển sâu không phải là loài chim nào cũng có thể làm được.




Tiến hành nghiên cứu trên loài chim Guillemots, gần giống với chim cánh cụt, sống chủ yếu trên bờ biển Bắc Cực nhưng vừa có thể bay và lặn dưới biển.


Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, Guillemots sử dụng ít năng lượng hơn đáng kể so với hầu hết các loài chim khác khi chúng lặn. Năng lượng mà chúng sử dụng nhiều nhất là khi nó bay - lớn hơn gấp 31 lần so với năng lượng dùng cho các hoạt động khác.


Loài chim Guillemots.


Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, dù có thể bay nhưng loài Guillemots chỉ lặn sâu tới độ sâu 100m để kiếm mồi. Trong khi đó, chim cánh cụt có thể lặn tới độ sâu 300m [ở chim cánh cụt hoàng đế là 565m] để bắt cá, mực, động vật giáp xác...


Tuy vậy, những chú chim cánh cụt lại chỉ có thể "lạch bạch" trên băng tuyết mà thôi. Điều này càng khẳng định rằng, không có loài chim nào có thể nổi trội ở cả hai mặt bơi và bay được.



Giáo sư Speakman thuộc ĐH Aberdeen [Anh] cho biết rằng: "Guillemots giống chim cánh cụt ở hành vi lặn và bơi, nhưng khác nhau ở chỗ chúng có thể bay. Rất có thể, chúng là tổ tiên xa xưa của loài chim cánh cụt trước khi chúng mất khả năng bay".


Các nhà khảo cổ học đã từng chứng minh, chim cánh cụt có thể bay bằng cách phát hiện mật độ xương của chúng tăng lên trong 36 triệu năm qua. Điều này có nghĩa là ngày nay, một con chim cánh cụt nặng hơn nhiều so với tổ tiên của nó.


Kyle Elliott - một nhà động vật học thuộc ĐH Manitoba ở Winnipeg [Canada] cho rằng: "Rõ ràng, việc chim cánh cụt không biết bay có thể coi là một hạn chế, nhưng đổi lại, chúng bơi lội, lặn ngụp vô cùng tài tình ở môi trường thứ hai - dưới nước - mà ít loài chim có thể sánh kịp".


[Nguồn tham khảo: Dailymail]

Video liên quan

Chủ Đề