Sản lượng hoàn thành tương đương là gì

Sản lượng tương đương được hiểu là sản lượng đáng lẽ được sản xuất ra trong kì nếu tất cả mọi kết quả đạt được của phân xưởng đều là sản phẩm hoàn thành của phân xưởng đó.

Hình minh hoạ [Nguồn: dreamstime]

Sản lượng tương đương

Khái niệm

Sản lượng tương đương được hiểu là sản lượng đáng lẽ được sản xuất ra trong kì nếu tất cả mọi kết quả đạt được của phân xưởng đều là sản phẩm hoàn thành của phân xưởng đó. 

Công thức

Công thức chung để xác định sản lượng tương đương cho sản phẩm đang chế dở như sau:

Sản lượng tương đương = Sản lượng sản xuất [x] % hoàn thành công việc

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp đang có 100 sản phẩm dở dang vào cuối kì với mức độ hoàn thành là 80% công việc thì số sản lượng tương đương đã hoàn thành là 80 sản phẩm. 

Vì mỗi loại chi phí đã tiêu hao cho sản phẩm dở dang với mức độ không như nhau nên khi tính sản lượng tương đương, người ta cần tính đối với từng khoản mục phí cụ thể, đặc biệt là quan tâm đến chi phí vật liệu trực tiếp đưa ngay từ đầu quá trình sản xuất, đưa liên tục hay có những điểm phát sinh nhất định trong qui trình công nghệ. 

Trong ví dụ trên, nếu vật liệu đưa ngay từ đầu quá trình sản xuất thì sản lượng tương đương cho từng khoản mục phí như sau:

– Sản lượng tương đương đối với chi phí vật liệu: 100 sản phẩm x100% = 100 sản phẩm

– Sản lượng tương đương đối với chi phí nhân công: 100 sản phẩm x80% = 80 sản phẩm

– Sản lượng tương đương đối với chi phí sản xuất chung: 100 sản phẩm x80% = 80 sản phẩm

Tuy nhiên, nếu vật liệu đưa liên tục vào quá trình sản xuất như đối với chi phí chế biến thì sản lượng tương đương đối với cả ba loại phí đều là 80 sản phẩm.

Phương pháp tính

Xác định sản lượng tương đương còn quan tâm đến vấn đề: dòng chi phí có gắn liền với dòng vật chất của quá trình sản xuất hay không. Có hai phương pháp tính sản lượng tương đương xét theo khía cạnh này: phương pháp bình quân gia quyền và phương pháp nhập trước – xuất trước.

– Theo phương pháp bình quân gia quyền, sản lượng tương đương của một phân xưởng chỉ xét đến số lượng sản phẩmdở dang cuối kì khi qui đổi. Số lượng sản phẩm dở dang đầu kì coinhư đã hoàn thành trong kì sản xuất theo dòng vật chất của quá trình sản xuất.

– Theo phương pháp nhập trước – xuất trước, thực chất của phương pháp này là sản phẩm dở dang đầu kì sẽ tiếp tục chế biến và sẽ hoàn thành trước nếu không có những sai hỏng về mặt kĩ thuật; những sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kì sẽ hoàn thành sau và có thể là những sản phẩm dở dang còn lại cuối kì.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kế toán Quản trị, Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội]

Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương. Khi nào nên áp dụng PP Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương. Trình tự thực hiện Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương và ví dụ cụ thể.

Cơ sở SXKD, phải dựa vào đặc điểm SXKD của mình để tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo một trong các phương pháp sau: PP Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu [chính trực tiếp hoặc trực tiếp]; hoặc Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức; hoặc Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.

Trong bài viết này Kế Toán Hà Nội xin được trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương. Mời bạn đọc cùng nghiên cứu.

 Xem thêm Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp hoặc theo chi phí NVL trực tiếp TẠI ĐÂY.

 Xem thêm Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức TẠI ĐÂY.

 Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương – 
Cơ sở nào nên áp dụng.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương được áp dụng đối với các Cơ sở có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiềukhông đều nhau.

 Đ
ánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương – Trình tự thực hiện.

Trước khi đi vào trình tự thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương. Chúng ta cần nắm được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương pháp này bao gồm khoản mục chi phí nào?

Vậy Theo PP đánh giá này thì >>> giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theo chi phí Nguyên liệu vật liệu trực tiếp cộng [+]  Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theo chi phí Nhân công trực tiếp cộng [+]  Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theo chi phí sản xuất chung.  

Vậy để thực hiện, chúng ta lần tính toán các chỉ tiêu sau:

  • Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp, theo công thức sau:

Lưu ý: Để đơn giản thì khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp [hoặc chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước] tính cho sản phẩm hoàn thànhsản phẩm dở dang như nhau.

  • Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí Nhân công trực tiếp, theo công thức sau:

  • Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí Sản xuất chung, theo công thức sau:

Lưu ý: Đối với đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung >> > thì trước khi xác định theo công thức trên >>> Chúng ta phải xác định được Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương trong kỳ. Và được xác định theo công thức sau:

Mức độ [tỷ lệ] hoàn thành của sản phẩm do cở sở sản xuất tự đánh giá.

   Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương – VÍ DỤ mô tả.

Trên đây các bạn đã xem hướng dẫn lý thuyết về cách Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng Kế Toán Hà Nội nghiên cứu ví dụ sau nhé.

SỐ LIỆU ĐỂ ĐÁNH GIÁ SPDD CUỐI KỲ.

 Tại công ty cổ phần tập đoàn Kế Toán Hà Nội, trong tháng 2/2019 có số liệu sau:

Đơn vị tính nghìn đồng.

 Giá trị sản phẩm dở dang đầu T2/2019 là: 350,000 nghìn đồng.

Trong đó:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 210,000 nghìn đồng.
  • Chi phí nhân công trực tiếp:            105,000 nghìn đồng.
  • Chi phí sản xuất chung:                   35,000 nghìn đồng.

Chi phí sản xuất phát sinh trong T2/2019 là: 3,000,000 nghìn đồng.

Trong đó:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1,800,000 nghìn đồng.
  • Chi phí nhân công trực tiếp:            900,000 nghìn đồng.
  • Chi phí sản xuất chung:                   300,000 nghìn đồng.

Kết quả sản xuất cuối T2/2019 như sau:

  • Hoàn thành nhập kho 4,800 sản phẩm
  • Còn lại 600 sản phẩm dở dang với mức độ [tỷ lệ] hoàn thành của sản phẩm là 50%.

 Công ty cổ phần tập đoàn Kế Toán Hà Nội đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương.

THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ SPDD CUỐI KỲ.

Với số liệu trên, Công ty cổ phần tập đoàn Kế Toán Hà Nội đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương, như sau:

a] Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 theo chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp là:    
=
[210,000 + 1,800,000] nghìn đồng x 600 SP = 223,333 nghìn đồng.
[4,800 + 600] SP
b] Tính số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương cuối T2/2019 là:
600 SP x 50% = 300 SP

c] Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 theo chi phí Nhân công trực tiếp là:    
=
[105,000 + 900,000] nghìn đồng x 300 SP = 59,118 nghìn đồng.
[4,800 + 300] SP
d] Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 theo chi phí Sản xuất chung là:    
=
[35,000 + 300,000] nghìn đồng x 300 SP = 19,706 nghìn đồng.
[4,800 + 300] SP

 Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 223,333 + 59,118  + 19,706 = 302,158 nghìn đồng.

Cảm ơn Bạn đã theo dõi bài viết Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương do Kế Toán Hà Nội trình bày. Nếu bạn tự tin về kiến thức kế toán của mình >>> Xem thêm cách luyện thi để có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ. Chứng chỉ đại lý thuế giúp bạn nâng cao giá trị bản thân và tăng thu nhập.

Video liên quan

Chủ Đề