Tại sao cần phát triển ngành lâm nghiệp nước ta

[ĐHXIII] - Trải qua chặng đường 75 năm [1945 - 2020] hình thành và phát triển, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước.

Mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động

75 năm hình thành và phát triển [1945 - 2020] ghi nhận chặng đường dài của ngành Lâm nghiệp trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở từng thời kỳ, từng giai đoạn, ngành Lâm nghiệp đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng, đổi mới và phát triển của đất nước.

Cụ thể, trong thời kỳ kháng chiến đánh giặc cứu nước giai đoạn 1945-1975, ngành Lâm nghiệp đã tập trung đẩy mạnh khai thác gỗ, lâm sản để phục vụ cho kháng chiến, cung cấp cho nền kinh tế phục hồi sau chiến tranh, đáp ứng nhu cầu dân sinh và nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, địa bàn rừng núi là chiến khu trong cuộc kháng chiến, góp phần tạo nên những chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta.

Giá trị xuất khẩu lâm sản đạt giá trị cao trong năm 2019 với 11,3 tỷ USD, dự kiến trong năm 2020 đạt 13 tỷ USD.

[Ảnh minh họa: BT]

Đáng chú ý, vai trò của ngành Lâm nghiệp được thể hiện rất rõ trong giai đoạn từ khi đổi mới đến nay. Trong đó, ngành đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Năm 2019, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 11,3 tỷ USD, đồng thời, dự kiến năm 2020 đạt 13 tỷ USD, chiếm 2,3% tổng giá trị xuất khẩu cả nước và chiếm trên 26% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Từ đây, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản. Hiện sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với đó, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng là những thành quả mới đã thể hiện rõ trong những năm qua.

Cùng với việc mang lại giá trị xuất khẩu lâm sản cao, ngành Lâm nghiệp đã thực hiện hiệu quả về xã hội hóa nghề rừng và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hàng triệu hộ gia đình, cộng đồng dân cư được giao rừng và đất lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Với việc cả nước có trên 5.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, đã thu hút hàng triệu lao động tham gia sản xuất.

Bên cạnh đó, diện tích rừng cả nước cơ bản tăng đều qua các năm và đạt tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc 42% vào năm 2020, hoàn thành chỉ tiêu cơ bản được Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định. Đồng thời, đóng cửa khai thác gỗ toàn bộ 10,3 triệu ha rừng tự nhiên, hình thành hệ thống rừng đặc dụng trên 2,2 triệu ha, rừng phòng hộ trên 4,6 triệu ha.

Thứ nữa, nhiều chính sách quan trọng liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính đã được ngành Lâm nghiệp xây dựng và triển khai thực hiện ở nhiều chương trình, dự án trên phạm vi cả nước; chủ động, tích cực tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường

Vườn ươm cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng [Ảnh: QH]

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới với thế và lực mới, nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển mạnh mẽ và đứng trước yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, ngành Lâm nghiệp xác định sẽ có nhiều nhiệm vụ cần triển khai thực hiện.

Do vậy, toàn ngành Lâm nghiệp xác định, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, đổi mới sáng tạo để thực hiện khát vọng chung của Lâm nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới: “Lâm nghiệp Việt Nam hiện đại và sáng tạo, phát triển hài hòa và bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường; có vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Để đạt được khát vọng đó, theo Tổng cục Lâm nghiệp [Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn], trước mắt, ngành sẽ tập trung rà soát Quy hoạch phát triển Lâm nghiệp Quốc gia, Chiến lược phát triển ngành cùng với tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ bản để duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức 42%. Tập trung nuôi dưỡng, phục hồi, làm giàu rừng rự nhiên, nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng, tăng 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030 so với hiện nay.

Đi cùng với đó, đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ lâm sản với khoảng 40 triệu m3 vào năm 2025, 50 triệu m3 năm 2030 để chủ động cho công nghiệp chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Thiết lập, quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất các loại rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp, đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp. Phấn đấu thu từ dịch vụ môi trường rừng và lâm sản dược liệu dưới tán rừng tăng gấp 2 lần vào năm 2025 và tăng gấp 3 lần vào năm 2030 so với năm 2020.

Đặc biệt, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5- 5,5%/năm, ổn định đến năm 2030; kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho hàng triệu người dân nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh./.

* Về một kinh tế:

+ Cung cấp gỗ cho con người làm vật liệu xây dựng, cần tạo ra nhiên liệu phục vụ đời sống con người.

+ Tạo ra nguồn nguyên liệu [gỗ và các lâm sản khác] thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ, giấy, sợi phát triển; gỗ trụ mộ.

+ Cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu quý từ rừng phục vụ [đời sống con người [tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả; nấm hương, mộc nhĩ].

+ Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn phát triển du lịch [xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên].

* Về mặt sinh thái

+ Bảo vệ các động, thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.

+ Chống xói mòn đất.

+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

+ Đầm hào cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

Rừng tự nhiên có vai trò, vị trí, giá trị rất quan trọng, có nhiều tiềm năng, cơ hội để đóng góp cho phát triển kinh tế quốc gia và cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, cải thiện sinh kế cho cộng đồng và người dân sống dựa vào rừng. Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng tự nhiên là trách nhiệm của thế hệ hiện tại đối với thế hệ tương lai…

Nguồn thu lớn từ rừng tự nhiên

Được biết, năm 2017 cả nước có 10,2 triệu ha rừng tự nhiên, trong đó có 2 triệu ha diện tích rừng đặc dụng, 3,9 triệu ha rừng phòng hộ, 3,9 triệu ha rừng sản xuất. Ngoài ra, sau kiểm kê rừng còn có 400 nghìn ha rừng tự nhiên ngoài quy hoạch.

Rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.

Rừng tự nhiên ở nước ta hiện nay đang mang lại nguồn thu đáng kể bởi những chính sách đúng đắn, hiệu quả như Dịch vụ môi trường rừng, hiện trên cả nước có khoảng 6 triệu ha rừng có cung ứng DVMTR, năm 2018 dự kiến thu từ DVMTR là 1.800 tỷ đồng.

Hướng đi nào cho ngành Lâm nghiệp nước ta: [Kỳ 1] – Cải thiện sinh kế người dân nhờ rừng

Hướng đi nào cho ngành Lâm nghiệp nước ta: [Kỳ 2] – Kỳ vọng ở Luật lâm nghiệp

Hướng đi nào cho ngành Lâm nghiệp nước ta: [Kỳ 3] – Những chính sách đi vào lòng dân

Nhờ có tiền chi trả DVMTR mà hàng trăm hộ dân ở thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai được hưởng lợi từ việc bảo vệ rừng, “ý thức của người dân được nâng lên, bảo vệ rừng tốt hơn, số vụ phá rừng gần như không xảy ra ở thôn này trong ba năm trở lại đây” – ông Vàng A Sáu, thành viên tổ Bảo vệ rừng thôn Cát Cát cho biết.

Ông Khương Quang Hạnh, Trưởng trạm Kiểm lâm Núi Xẻ, xã San Sả Hồ cho rằng: “Trước khi có tiền DVMTR các thôn bản vẫn thành lập các tổ bảo vệ rừng nhưng ít thành viên, chỉ 2 -3 người, khi có tiền dịch vụ tổ bảo vệ đã tăng lên từ 40 – 60 người”. “Có tiền thì công tác tuyên truyền người dân nghe được thường xuyên, nên ý thức, suy nghĩ, hành động của người dân có sự thay đổi” – ông Nguyễn Viết Huấn, Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Hoàng Liên vui mừng nói.

Ông Nguyễn Thanh Lĩnh, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai cho biết: “Tổng diện tích rừng toàn tỉnh là: 353.043 ha. Trong đó, diện tích rừng cung ứng cho các nhà máy thủy điện; cung ứng nước sạch; kinh doanh du lịch; sản xuất công nghiệp; nuôi cá nước lạnh là: 215.456,73 ha, chiếm 61% diện tích rừng toàn tỉnh. Số tiền DVMTR thu từ năm 2012- 6 tháng 2018 đạt 268,7 tỷ đồng.

Người dân ở xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai sử dụng nguồn nước từ rừng tự nhiên để nuôi cá nước lạnh.

Năm 2017 chi 51,6 tỷ đồng cho 17.087 chủ rừng [Tổ chức: 19 đơn vị; Hộ gia đình, cá nhân: 16. 956 hộ, UBND xã: 112 xã]. Thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng đã có những cải thiện cao, có những hộ thu nhập tiền DVMTR đạt 10 triệu – 15 triệu đồng/hộ/năm. Cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân gắn bó với rừng”.

Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp: Không chỉ có nguồn thu từ DVMTR, những năm gần đây du lịch sinh thái gắn với rừng cũng được đông đảo khách du lịch quan tâm. Hiện trên cả nước 61/176 khu rừng đặc dụng có tổ chức du lịch sinh thái, năm 2017 có 1,6 triệu lượt khách thu khoảng 136 tỷ đồng. Ngoài ra còn nguồn thu lớn từ khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên với tổng giá trị ước đạt 1 tỷ USD năm 2017, trong đó khoảng 330 triệu USD từ xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ.

Trao đổi với phóng viên, Lãnh đạo tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Dù đem lại nguồn thu lớn nhưng vấn đề đặt ra đối với việc tạo thu nhập từ rừng tự nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi cần được trả lời trong tương lai như: Lợi ích và tổn thất do mất rừng là bao nhiêu và chúng được phân bổ như thế nào? Khâu giám sát tài sản và giá trị môi trường rừng cũng như cân bằng giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì rừng được đảm bảo thông qua những chính sách. Lựa chọn giá trị dịch vụ môi trường rừng hay giá trị lâm sản?…

Chính sách cho phát triển kinh tế bền vững dựa vào rừng tự nhiên

Người dân vào rừng khai thác lâm sản phụ.

Khuyến nghị chính sách cho phát triển kinh tế bền vững từ rừng tự nhiên sau khi phân tích cho thấy phương án cho lựa chọn được ưu tiên hơn là lâm nghiệp môi trường bởi lợi ích của việc bảo vệ rừng tự nhiên mang lại đó là nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Để làm tốt được những việc này cần hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Hai là phát triển thị trường và quan hệ đối tác trong các mô hình kinh tế dựa vào rừng tự nhiên. Tạo ra những cơ chế, diễn đàn trao đổi giữa khu vực công tư giữa nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và những công ty, hợp tác xã Lâm nghiệp để tạo ra chuỗi cung cầu lâm sản ngoài gỗ. Không chỉ vậy mà hệ thống dự báo, khai thác, chia sẻ thông tin thị trường cần được công khai, minh bạch.

Chính sách hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính như chính sách giao rừng. Hiện nay ở nước ta có rất nhiều khu rừng được đồng bào dân tộc bảo vệ một cách nghiêm ngặt, cấm mọi ình thức xâm hại đến. Đó là những khu rừng thiêng, rừng quản lý và bảo vệ theo hương ước, lệ làng, luật tục…gắn với thúc đẩy thiết chế cộng đồng. Khoán bảo vệ rừng tự nhiên hiện nay có khoảng 11,5% số hộ gia đình dân tộc thiểu số được giao. Tiến tới thí điểm các mô hình trồng rừng thay thế bằng phục hồi rừng tự nhiên để thay thế…

Rừng tự nhiên đã bị Chính phủ cấm khai thác từ năm 2014.

Khuyến khích thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn, tăng cường trữ lượng các bon rừng và quản lý bền vữn tài nguyên rừng gắn với chính sách về điều tra theo dõi diễn biến rừng. Xem xét, xây dựng các cơ chế thế chấp, đảm bảo phù hợp với mô hình quản lý đất rừng tự nhiên hiện có để giúp nông dân và cộng đồng tiếp cận vốn vay. Thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế dựa vào rừng tự nhiên đối với một số mô hình kinh doanh phù hợp.

Cuối cùng, các sáng kiến địa phương và trung ương về các qui trình, tiêu chuẩn đã được thử nghiệm thành công để xây dựng các tiêu chuẩn chính thức, tiến tới thể chế hóa các quy trình, tiêu chuẩn. Với các sản phẩm từ rừng tự nhiên và gắn với văn hóa địa phương cần có các tiêu chuẩn tích hợp và hệ thống giám sát truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với loại hàng hóa này để tăng tính cạnh tranh về sự khác biệt có yếu tố “tự nhiên – cảnh quan” và “văn hóa bản địa” và phát triển bền vững, không gây mất rừng. Đồng thời thúc đẩy thực thi nghiêm túc Đánh giá tác động môi trường [ĐTM] và các qui định có liên quan, kể cả các dự án sử dụng đất và các sản phẩm cạnh tranh ngoài rừng tự nhiên theo Quyết định 2242/TTg năm 2014.

Rất nhiều diện tích rừng tự nhiên trên cả nước đã nhường chỗ cho những công trình phát triển như thủy điện, giao thông…

Theo Quyết định 2242/TTg ngày 11/12/2014 về Tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 – 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, với mục tiêu Quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, hạn chế tình trạng khai thác gỗ trái pháp luật, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, góp phần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường… Nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, sau năm 2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất có chất lượng tốt đủ điều kiện khai thác bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ rừng tự nhiên cho tiêu dùng trong nước và từng bước thay thế gỗ nhập khẩu.

Rừng tự nhiên có vai trò, vị trí, giá trị rất quan trọng, có nhiều tiềm năng, cơ hội để đóng góp cho phát triển kinh tế quốc gia và cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, cải thiện sinh kế cho cộng đồng và người dân sống dựa vào rừng. Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng tự nhiên là trách nhiệm của thế hệ hiện tại đối với thế hệ tương lai. Phát triển lâm nghiệp môi trường và lâm nghiệp bảo tồn có khai thác là những hướng đi có triển vọng cho việc tạo thu nhập kinh tế bền vững từ rừng tự nhiên. Những chính sách được đề xuất nếu như đã nêu là rất cần thiết và có ý nghĩa.

Nguồn:

Video liên quan

Chủ Đề