Vì sao bị xước móng rô

Hỏi

Chào bác sĩ!

Bé nhà cháu được 5 tháng 20 ngày, bé bị xước móng rô ở tay. Bác sĩ cho cháu hỏi, bé 5 tháng 20 ngày bị xước móng rô là do thiếu chất hay do đâu? Cần chăm sóc và bổ sung gì ạ?

Rất mong bác sĩ tư vấn, cháu cảm ơn ạ!

Hoàng Hảo [1997]

Trả lời

Chào bạn!

Với câu hỏi “Bé 5 tháng 20 ngày bị xước móng rô là do thiếu chất hay do đâu? Cần chăm sóc và bổ sung gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Xước móng ở bé nhỏ 5 tháng thường do thói quen gặm móng tay hoặc viêm da, khô da do thiếu chất [như thiếu vitamin A, vitamin C, vitamin PP hoặc thiếu kẽm].

Nếu bé bú sữa mẹ, bạn cần chú ý đảm bảo chế độ ăn không thiếu hụt dưỡng chất. Việc bổ sung thuốc cho bé cần được bác sĩ khám, đánh giá và chỉ định.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc bé 5 tháng 20 ngày bị xước móng rô, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

XEM THÊM:

Vào mùa lạnh, hiện tượng xước măng rô xảy ra có phần thường xuyên hơn, do thời tiết hanh khô.

Xước măng rô là hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị xước măng rô ở rìa móng tay thì đau, rát, khó chịu.

Vào mùa lạnh, hiện tượng xước măng rô xảy ra có phần thường xuyên hơn, do thời tiết hanh khô, nhiều người không có thói quen bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết, da khô, nứt nẻ sẽ dẫn đến việc vùng da xung quanh móng tay, móng chân bị xước.

Nguyên nhân khiến bạn bị xước măng rô có thể do cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C, trong nhiều trường hợp được xác định còn do thiếu calci, acid folic… khiến da tay, chân bong tróc.

Hay trong quá trình làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau dọn… tay phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa.

Việc làm đẹp, thường xuyên làm móng của chị em cũng là một trong những nguyên nhân.

Do bị viêm da, nấm da, bệnh Eczema, gây tổn thương phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay, làm xuất hiện những đường gờ ngang.

Một số khác thì có hiện tượng xước móng rô mỗi khi sắp tới kỳ nguyệt san, nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến giãn mao mạch, có khi còn gây mẩn ngứa da hoặc nổi mụn trên mặt.

Để tránh bị xước măng rô, nên bổ sung các chất giàu vitamin C [cam, quýt, bưởi, dưa bở, rau cải, mùi tây, dâu tây…], thực phẩm giàu acid folic [cá, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, gan động vật [bò, gà, lợn], các hạt nảy mầm [mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…].

Nếu bị xước măng rô, không được dùng tay để dứt phần da bong mà cần sử dụng bấm móng tay hay kìm bấm da tay để cắt tận gốc của phần da chết.

Theo Theo Ngày Nay

Nguyên nhân gây ra xước móng rô

- Xét về góc độ dinh dưỡng, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng xước măng rô là do cơ thể thiếu vitamin C và axít folic.

- Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là do trong quá trình làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau dọn… tay phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa nên da bị khô, dễ bong tróc.

- Ở một số trường hợp, thói quen cắn móng tay cũng gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở.

- Ở một số người, hiện tượng xước măng rô xảy ra là do bị các bệnh lí như viêm da, nấm da, bệnh Eczema… Những căn bệnh này sẽ gây nên các tổn thương ở phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay và làm xuất hiện những đường gờ ngang.

- Một số khác thì có hiện tượng xước móng rô mỗi khi sắp tới kỳ kinh nguyệt, nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến giãn mao mạch, có khi còn gây mẩn ngứa da hoặc nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này thì không nên can thiệp nhiều, chỉ cần chờ qua kỳ nguyệt san hoặc khi buồng trứng trở nên ổn định hơn [sau khi lập gia đình, sinh con] thì sẽ hết.

Cách điều trị xước móng rô

- Cách đơn giản nhất để xử lý tình trạng bị xước măng rô: Ngay khi phát hiện những sợi da xước, dùng bấm móng tay bấm sát vào phần chân của sợi da. Sau đó tránh động vào vết xước, vi khuẩn ở ngón tay sẽ làm vùng xước bị sưng tấy và nhiễm trùng.

- Sử dụng dầu vitamin Elà một trong những biện pháp điều trị bệnh móng tay xước măng rô hiệu quả nhất vì nó làm cho nền móng được dưỡng ẩm tốt và mềm mại hơn. Và hơn nữa, vitamin E có khả năng phục hồi làn da bị xước. Để ngăn ngừa xước măng rô, hãy nhỏ một vài giọt vitamin E lên nền móng sau khi cắt móng.

- Với nguyên nhân do thiếu hụt dinh dưỡng cần điều chỉnh một chút chế độ ăn như: bổ sung các chất giàu vitamin C [cam, quýt, bưởi, dưa bở, rau cải, mùi tây, dâu tây…], thực phẩm giàu acid folic [cá, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, gan động vật [bò, gà, lợn], các hạt nảy mầm [mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…].

- Trong trường hợp bạn là người có thói quen cắn móng tay thì cần phải loại bỏ ngay lập tức. Bởi không chỉ gây nên hiện tượng xước măng rô mà bạn còn có thể mắc các bệnh đường ruột khác. Vì móng tay là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn gây hại, cắn móng tay sẽ làm cho vi khuẩn có xâm nhập vào trong vòm họng và đường ruột gây bệnh.

- Với phụ nữ, nếu bị xước măng rô theo thời kỳ kinh nguyệt thì không nên tác động. Vì khi qua kỳ, các vết xước sẽ tự động khỏi. Do đây là nguyên nhân nội tiết nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh, việc tác động bên ngoài là không cần thiết.

- Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ bị xước măng rô thì khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa mọi người cần mang các dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng cao su. Nếu có điều kiện hơn thì hãy chăm sóc da tay, chân bằng những sản phẩm chuyên dụng dành cho vùng da này, nhất là vào mùa đông. Hoặc vào các buổi tối, bạn có thể ngâm tay, ngâm chân bằng nước muối loãng cũng rất hiệu quả để giải quyết căn bệnh này.

Theo Sức khỏe gia đình

03 Tháng 11, 2021

Trẻ bị xước măng rô khiến mẹ lo lắng. Liệu xước măng rô ở trẻ có nguy hiểm không? Trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì? Các biện pháp phòng tránh bé bị xước móng rô? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây!

Bàn tay, ngón tay và móng tay là những cơ quan quan trọng của trẻ. Chúng tham gia nhiều vào các hoạt động hàng ngày và phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của bé. Thật phiền toái khi da xung quanh vùng móng tay của trẻ bị xước ra thành từng sợi và có thể gây xước ra chảy máu nếu vô tình cắn vào. Hiện tượng này gọi là trẻ bị xước móng rô. Liệu trẻ bị xước măng rô có nguy hiểm không và nên phòng tránh bệnh xước măng rô ở trẻ như thế nào, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

1. Trẻ bị xước măng rô là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tay bé bị xước măng rô là tình trạng da ở vùng quanh móng tay của bé bị bong ra, xước thành từng sợi gọi là xước măng rô hay xước móng rô. Nếu bé vô tình cắn vào, da bị xước có thể khiến bé đau đớn, khó chịu và chảy máu. 

Xước móng rô có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho tới người trưởng thành. Tình trạng này phổ biến trong điều kiện thời tiết hanh khô, da dễ bong tróc.

Trẻ bị xước móng rô có nguy hiểm không?

Xước măng rô ở trẻ em rất dễ xử lý và không quá nguy hiểm nếu mẹ biết cách điều trị sớm. Tuy nhiên với trẻ hay bị xước măng rô, bé bị xước măng rô nhiều, mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý vì tình trạng này có thể đang cảnh báo những vấn đề sức khỏe của trẻ như thiếu máu, thiếu chất, nếu kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là xước măng rô ở trẻ sơ sinh. Theo các bác sĩ, với một số trẻ sơ sinh, ví dụ bé 6 tháng bị xước măng rô, trẻ 7 tháng bị xước măng rô rất có thể là thiếu máu dinh dưỡng hoặc thiếu sắt. 

Trẻ bị xước móng rô có nguy hiểm không?

Như đã liệt kê ở trên, bé bị xước măng rô ở tay chủ yếu là do thiếu chất. Theo các bác sĩ, thiếu Vitamin C, Acid Folic, Kẽm, Sắt là những nguyên nhân hàng đầu gây ra xước măng xô không chỉ ở trẻ em mà còn với cả người lớn. 

  • Thiếu Vitamin C: Vitamin C được coi là “vitamin đề kháng của cơ thể”. Trẻ bị thiếu vitamin C có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, sức đề kháng giảm dễ dẫn tới kém ăn, thấp còi và dễ mắc bệnh vặt. Đặc biệt, thiếu vitamin C khiến làn da dễ bị khô, bong tróc, gây ra xước măng rô. 
  • Acid Folic: là vi chất hỗ trợ cơ thể sản sinh và duy trì các tế bào mới, ngăn ngừa các yếu tố thay đổi cấu trúc DNA từ đó ngăn ngừa ung thư. 
  • Kẽm: Kẽm cũng là một trong những dưỡng chất quan trọng với làn da và niêm mạc. Khi trẻ bị thiếu kẽm, dễ xuất hiện những đốm trắng trên móng tay của trẻ.
  • Sắt: Vi chất cần thiết cho cơ thể. Thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra xước măng rô ở trẻ em.

3. Cách xử lý đơn giản, hiệu quả xước măng rô ở trẻ

Để xử lý xước măng rô ở trẻ, mẹ nên rửa sạch tay của bé rồi ngâm trong nước ấm để phần da bị xước mềm ra. Dùng bấm móng tay để cắt bỏ những phần da thừa rồi lau khô tay cho bé. Thường xuyên rửa tay cho bé với nước rửa tay dịu nhẹ và dưỡng ẩm cho da bé, nhất là vào mùa hanh khô. 

4. Phòng tránh bé bị xước măng rô

4.1. Cho trẻ ăn nhiều rau, củ quả chứa nhiều vitamin

Trẻ bị xước măng xô chủ yếu là do thiếu chất. Do đó, mẹ nên bổ sung vitamin cho trẻ bằng các loại rau, củ quả trong bữa ăn hàng ngày. Các loại rau như cải bó xôi, ớt chuông, các loại quả như cam, chanh, chuối thường chứa rất nhiều vitamin C, acid Folic, kẽm và những dưỡng chất quan trọng khác cho bé. Ngoài ra, các thực phẩm giàu acid folic khác mẹ cũng nên bổ sung cho bé như thịt, cá, trứng, sữa. Đa dạng các thực phẩm cho bé để tăng cường đề kháng và miễn dịch cho trẻ.

Cho trẻ ăn nhiều rau, củ quả chứa nhiều vitamin là cách phòng tránh bé bị xước măng rô hiệu quả

Nên rửa tay cho trẻ sạch sẽ để tránh vi khuẩn bám vào, đặc biệt trong thời điểm Covid như hiện nay. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên rửa tay cho bé để lau bỏ mồ hôi, bụi bẩn. Với trẻ lớn hơn, hãy dạy trẻ cách tự vệ sinh tay trước và sau bữa ăn, sau khi chơi đồ chơi. Lưu ý: các loại nước rửa tay cho bé nên dịu nhẹ, chứa ít chất tẩy rửa mạnh, lành tính với da tay của bé.

4.3. Dưỡng ẩm cho da tay bé

Da bé bị khô cũng là nguyên nhân dễ bị bong tróc, xước da. Thường xuyên dưỡng ẩm cho da tay, giúp da tay bé mịn màng cũng là cách phòng tránh hiệu quả bé bị xước măng rô ở tay. Nên lựa chọn kem dưỡng chuyên dùng cho em bé với các thành phần thiên nhiên, an toàn, lành tính với làn da nhạy cảm của bé, chẳng hạn như kem dưỡng ẩm Nhật Bản To-Plan.

4.4. Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé Wellbaby

Ngoài bổ sung các vitamin và dưỡng chất cho bé qua dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung vitamin tổng hợp Wellbaby Multivitamin Liquid với 14 loại vitamin cần thiết giúp bé nâng cao sức đề kháng và phát triển toàn diện. Wellbaby được sản xuất bởi thương hiệu Dược phẩm danh tiếng Vitabiotics của Anh quốc, với quy trình kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Châu Âu. 

Wellbaby Multivitamin Liquid bổ sung tới 14 loại vitamin thiết yếu cho bé gồm có vitamin A, B1, B3, B6, B12, C, D3, E, Axit folic, Axit Pantothenic, đồng, kẽm, sắt, mạch nha…với chiết xuất mạch nha dễ uống, không chất tạo ngọt, màu nhân tạo vv...Sản phẩm được các mẹ ở nhiều quốc gia châu Âu, châu Á ưa chuộng và tin dùng. Sản phẩm phù hợp sử dụng cho trẻ sơ sinh [từ 6 tháng tuổi] đến 4 tuổi. 

Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ có những thông tin hữu ích khi trẻ bị xước măng rô cũng như những cách xử lý hiệu quả, kịp thời. Nếu có bất kỳ thông tin nào cần giải đáp liên quan tới xước măng rô ở trẻ, vui lòng liên hệ tới Dược sĩ Omi Pharma theo số điện thoại 08 6868 0303 hoặc email

Video liên quan

Chủ Đề