Tại sao hơi thở nóng

Nhiều khi hơi thở nóng hơn bình thường, có thể kèm theo một số triệu chứng khác, bạn lo lắng không biết có vấn đề sức khỏe gì hay không. Bài viết sau đây đưa ra những nguyên nhân thường gặp và cách xử trí.

Sốt

Ai cũng ít nhất có một lần bị sốt trong đời. Khi sốt, cơ thể biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, gai rét, thân nhiệt trên 37,5 °C, hơi thở lúc đó nóng hơn bình thường. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cũng như các triệu chứng kèm theo khi sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng chống lại nhiễm trùng từ các vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn, nấm, v.v. Khi đó bạn nên:

  • Nghỉ ngơi
  • Chườm ấm
  • Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt trên 38,5oC
  • Bù nước – điện giải
  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa

Thông thường, cơn sốt sẽ giảm bớt khi hệ thống miễn dịch đã loại bỏ các tác nhân nhiễm trùng. Cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu có biểu hiện:

  • Sốt cao liên tục
  • Mệt mỏi quá mức
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Đau đầu dữ dội
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng,...

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Viêm xoang xảy ra khi niêm mạc bị kích ứng hoặc viêm do nhiễm vi rút, vi khuẩn.

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông vật nuôi trong nhà.

Biểu hiện bao gồm: sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức đầu. Kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng cách:

  • Thuốc kháng histamine hoặc thuốc xịt mũi
  • Tránh tiếp xúc các chất gây dị ứng
  • Giữ vệ sinh, thông thoáng nhà ở
  • Tránh xa thú cưng [chỉ cho đến khi cần thiết]

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị viêm xoang gồm:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Thuốc xịt thông mũi để giảm viêm

Trào ngược thầm lặng

Trào ngược thầm lặng hoặc trào ngược thanh quản xảy ra khi các axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản, sau đó vào cổ họng, cuối cùng vào thanh quản.

Lúc đầu không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, khác với bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD].

Tuy nhiên, theo thời gian, các triệu chứng sau dần xuất hiện:

  • Cảm giác nóng rát ở phía sau miệng hoặc trong cổ họng 
  • Vị đắng trong cổ họng
  • Khàn giọng, đau họng
  • Khó thở, khó nuốt
  • Bệnh hen suyễn
  • Cảm giác có cái gì đó chảy từ mũi vào cổ họng

Nếu hơi thở nóng đi kèm với các triệu chứng nêu trên, đó có thể là do trào ngược thầm lặng. Bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc có tác dụng ngăn chặn hoặc làm giảm tiết axit dịch vị.

Bên cạnh điều trị thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, lối sống cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh:

  • Tập thể dục
  • Chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh
  • Ăn chậm hoặc chia thành nhiều bữa nhỏ
  • Không nằm ngay sau khi ăn
  • Tránh uống đồ uống có tính axit hoặc có cồn
  • Bỏ thuốc lá 
  • Nằm đầu cao ít nhất 5 - 10 cm

Lo âu, căng thẳng

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, hơi thở nóng có thể là do vấn đề tâm lý. Khi căng thẳng hoặc lo lắng, cơ thể tiết ra nhiều hơn các hoóc môn dùng cho “phản ứng chiến đấu và bỏ chạy”. Các hoóc môn này làm tăng nhịp tim, thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, có thể có cảm giác nóng bừng.

Cách duy nhất để đối phó với tình trạng này là dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, đặc biệt nếu bạn đang chịu áp lực từ công việc hoặc học tập quá nhiều.

Bạn có thể đi du lịch; thư giãn bằng cách đi dạo, tập yoga, thiền; đọc sách; nói chuyện với một người bạn; làm những việc bạn yêu thích để mang lại sự thư thái, ngủ 6-8 giờ vào ban đêm

Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, đừng ngần ngại đi khám sức khỏe tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra vấn đề và giải quyết. Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nóng trong còn gọi là nội nhiệt, là tình trạng cơ thể luôn cảm thấy khó chịu, hay bị ra mồ hôi ở tay chân, nổi nhiều mụn nhọt, mất ngủ về đêm. Nóng trong không phải là vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể mất sức đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, tiết niệu, nội tiết tố thay đồi… Vậy cách điều trị nóng trong ra sao? Mời bạn đọc bài viết dưới đây!

Mẩn ngứa, mụn nhọt

Nổi mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa, phù nề, nhiễm trùng da, hiện tượng nổi nhiều rôm sảy hay thấy ở các bé… chính là biểu hiện của nóng trong do chức năng gan suy giảm làm cho khả năng thanh lọc và chuyển hóa các độc tố giảm theo dẫn tới việc tích tụ độc tố trong gan, lâu dần chúng xâm nhập qua da. Nếu tình trạng này kéo dài kèm theo vàng da, táo bón, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Thay đổi về nhiệt độ và màu da

Ngay cả khi thời tiết mát mẻ, bạn vẫn cảm thấy nóng nực, khó chịu. Việc thay đổi nhiệt độ cơ thể này chính là dấu hiệu cảnh báo bạn bị nóng trong.

Lượng bilirubin trong máu không chuyển hóa để bài tiết ra ngoài được do nóng trong sẽ tích tụ lại và khiến da chuyển thành màu vàng. Lượng sắc tố bilirubin càng nhiều thì màu da càng vàng. Kết mạc mắt, lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc lưỡi là những nơi thấy vàng da rõ nhất.

Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt

Mỏi mắt và quầng thâm quanh mắt cũng có thể là dấu hiệu của nóng trong, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để biết chắc chắn và cải thiện kịp thời.

Hơi thở có mùi hôi

Khi bị nóng trong, gan sẽ sinh ra nhiều ammonia gây ra hơi thở có mùi khó chịu. Bạn thử để tay trước miệng, thở ra và ngửi kiểm tra hơi thở của mình nhé!  

Nếu không phải do bị hở van dạ dày hoặc do vệ sinh cá nhân kém mà thấy hiện tượng hơi thở nóng hoặc hôi thì bạn đang bị nóng trong.

Môi đỏ, căng mọng, nứt nẻ

Môi đỏ, căng mọng, nứt nẻ cùng với nước tiểu vàng là triệu chứng cho thấy bạn đang bị nóng trong người và thiếu nước. Hãy bổ sung nhiều nước hơn và có một chế độ ăn lành mạnh để tránh nóng trong người.

Cơ thể gầy, ăn nhiều mà không tăng cân

Những người có cơ địa nóng sẵn hoặc người thường xuyên bị nóng trong sẽ rất khó để tăng cân, mặc dù ăn nhiều. Vì khi bị nóng trong, cơ thể sẽ hấp thu và tiêu hóa kém dẫn đến gầy gò, xanh xao. Hãy nghĩ tới việc thanh nhiệt cơ thể để nhiệt độ cơ thể trở về trạng thái bình thường, cân nặng của bạn sẽ tự nhiên tăng lên.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Nếu bạn ăn đủ chất xơ và chế độ ăn khoa học mà vẫn bị táo bón thì chính là dấu hiệu cơ thể bị nóng trong.

Khi chất béo không được chuyển hóa và chất độc không được đào thải ra ngoài sẽ khiến cho khả năng tiêu hóa gặp vấn đề và báo hiệu gan đang bị suy yếu.

Mẩn ngứa, mụn nhọt là một triệu chứng dễ nhận biết khi nóng trong người

Chảy máu răng, chảy máu cam

Đây chính là biểu hiện nóng bên trong người nguy hiểm, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn.

Mất ngủ

Nếu không do phải suy nghĩ, do ban ngày ngủ nhiều, do môi trường sống tác động mà bạn bị mất ngủ thì chính là do tình trạng nóng trong người gây ra, bởi chân tay bứt rứt, khó chịu khiến não bộ không thể thư giãn để đi vào giấc ngủ.

Thay đổi về phân và nước tiểu

Hệ tiêu hóa, đặc biệt là gan và đường ruột làm việc kém hiệu quả dẫn tới phân có màu bạc hơn và nước tiểu có màu vàng hơn. Đây chính là những triệu chứng nóng trong người. Tuy nhiên bạn cần chú ý để phân biệt rõ ràng vì trong một số trường hợp có thể do đồ ăn thức uống cũng gây ra hiện tượng trên.

Ăn ít chất xơ

Chất xơ là thành phần không thể thay thế, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa vì nó có thể kích thích làm tăng nhu động ruột, làm cho thức ăn dễ dàng đi qua ruột mà không bị ứ đọng. Chất xơ trực tiếp đẩy chất độc trong ống tiêu hóa, hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trong đại tràng. Chất xơ có nhiều nhất trong rau xanh, trái cây. Việc ăn ít chất xơ không chỉ gây nóng trong mà còn làm tăng các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Đồ ăn nhiều gia vị và dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị có thể giúp tăng cảm giác ngon miệng nhưng lại có tác hại khá lớn vì nó cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể dẫn đến nóng trong người, gây béo phì và một số bệnh khác như xơ vữa mạch máu, tiểu đường, tăng huyết áp…

Uống ít nước

Mỗi người mỗi ngày nên uống đủ từ 2 đến 3 lít nước. Nếu không cung cấp đủ nước sẽ khiến việc tản nhiệt của cơ thể kém hiệu quả và dẫn đến nóng trong.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%,  chủ yếu là do ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn, bênh lý về tim mạch, và làm giảm khả năng sinh sản. Trong khói thuốc có hơn 4000 hóa chất trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, bao gồm chất gây nghiện, các chất gây độc và 43 loại được biết là nguyên nhân gây ung thư.

Đồ uống kích thích

Cà phê, trà, nước uống tăng lực giúp tinh thần hưng phấn nhưng nếu dùng nhiều sẽ gây ra nóng trong, mất ngủ, tim đập nhanh, nổi mụn nhọt…Việc lạm dụng các thức uống này sẽ khiến hệ thần kinh bị tổn thương và kéo theo nhiều bệnh tất khác.

Uống rượu bia thường xuyên không chỉ có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, viêm gan, làm chức năng gan tổn thương mà còn gây nóng trong người, tổn hại sức khỏe và tinh thần, không kiểm soát được hành vi, dễ gây tai nạn giao thông…

Lười vận động

Lười vận động không chỉ đơn thuần làm cho cơ thể trì trệ, sức khỏe giảm sút, tinh thần mệt mỏi mà còn là nguyên nhân của nhiều loại bệnh khác như cao huyết áp, béo phì, bệnh xướng khớp, giảm tuần hoàn máu, chậm quá trình trao đổi chất, mất ngủ, nóng trong…Vì vậy hãy thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để có cuộc sống khỏe mạnh và tinh thần thư thái, đầy năng lượng cho những ngày mới.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm

Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.

Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chủ yếu gây nóng trong người

Nóng trong người đang trở nên phổ biến, tình trạng này kéo dài dẫn đến độc tố tích tụ làm suy yếu hệ miễn dịch nên cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Đặc biệt là nhiễm trùng đường sinh dục, viêm đường tiết niệu hay hệ tiêu hóa

Độc tố tích tụ lâu ngày thâm nhập vào máu, xuất hiện những dấu hiệu sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam… Không bổ sung đủ nước kịp thời dẫn đến việc thiếu và mất nước, gây rối loạn chất điện giải, tiểu ít, ure trong máu cao gây tình trạng co giật, nghiêm trọng hơn là có thể bị nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong.

Chế độ ăn uống

Người bị nóng trong cần có có chế độ ăn hợp lý như:

  • Tăng cường ăn các loại rau củ có tính thanh nhiệt giải độc như dưa chuột, rau má, diếp cá, mướp đắng, bí đao… nhờ đó đẩy lùi được tình trạng nóng trong người;
  • Tăng cường ăn các loại trái cây như cam, bưởi, đu đủ, nước dừa, chanh leo, và bổ sung các loại vitamin… những loại này không chỉ có tác dụng giải khát mà còn làm mát cơ thể;
  • Cách trị nóng trong đơn giản và hiệu quả nhất là tạo thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể có dung môi hòa tan nhiều chất, đồng thời thanh lọc, tiêu độc;
  • Bên cạnh đó nên mặc những trang phục thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Thiết kế nhà cửa thoáng mát, đặt cây cảnh trong nhà. Tập luyenj thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi và thư giãn vừa đủ;
  • Người bị nóng trong cần kiêng đồ ăn cay nóng, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, không uống các loại chất kích thích như cà phê, trà, nước tăng lực, hút thuốc lá để hạn chế chất độc vào gan;
  • Tránh căng thẳng, giảm thiểu áp lực, ngủ đủ giấc, không thức khuya…để tránh tình trạng nội nhiệt nghiêm trọng hơn.

Người bị nóng trong nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin

Uống thuốc

Sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng phục hổi sức khỏe giúp thanh nhiệt, giải độc cũng như bảo vệ gan, không tăng sinh nhiệt.

Sử dụng những cây thuốc nam làm nước uống hàng ngày chữa nóng trong rất hiệu quả như: cây atiso, cây chó đẻ…/.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề