Ví dụ về phương pháp khen thưởng trong giáo dục Mầm non

Khuyến khích con bạn thay đổi hành vi có thể là một việc khó khăn. Bảng khen thưởng là một trong những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy thay đổi.

Bảng khen thưởng là gì?

Bảng khen thưởng là công cụ thay đổi hành vi của trẻ. Chúng có nhiều dạng, bao gồm poster treo tường và ứng dụng di động.

Bảng khen thưởng liệt kê những hành vi hoặc mục tiêu tích cực mà bạn muốn con mình đạt được – ví dụ: nhờ vả một cách lịch sự, dọn bàn ăn hoặc tự buộc dây giày.

Bảng khen thưởng ghi lại tần suất con hoàn thành các mục tiêu hành vi. Ví dụ: nếu bạn sử dụng poster treo tường, nên để khoảng trống cho con đánh dấu hoặc dán sticker. Một ứng dụng có thể có các ngôi sao hiển thị trên màn hình. Mỗi khi con làm tốt, con sẽ đánh dấu/ dán vào chỗ trống hoặc tích ngôi sao trên ứng dụng. Một số lượng dấu tích, nhãn dán hoặc ngôi sao nhất định sẽ tăng thêm phần thưởng cho con bạn.

Bảng khen thưởng là một cách hiệu quả:

• khuyến khích hành vi bạn muốn con bạn thực hiện, như đánh răng mà không nghịch ngợm

• hạn chế hành vi bạn không muốn con bạn thực hiện, như gây gổ

• trao phần thưởng cho con khi con thực hành các kỹ năng mới, như phụ mẹ đi siêu thị hoặc cất đồ chơi vào hộp khi được nhắc.

Bảng khen thưởng hoạt động như thế nào và vì sao lại hiệu quả?

Bảng khen thưởng là công cụ thay đổi hành vi của trẻ. Nguồn ảnh: sitters.co.uk

Bảng khen thưởng hiệu quả đối với trẻ em 3-8 tuổi.

Bạn có thể sử dụng nó khi bạn cần con thay đổi hành vi. Con sẽ nhận được sticker hoặc mã trên bảng khen thưởng mỗi khi con cư xử đúng mực. Sau đó con sẽ quy đổi chúng ra phần thưởng. Các sticker và phần thưởng củng cố hành vi tích cực ở con bạn.

Khi con bạn cố gắng thay đổi hành vi, một bảng khen thưởng sẽ cụ thể hóa khái niệm “việc tốt” và duy trì động lực của con.

Bảng khen thưởng cũng có thể giúp bạn nhìn nhận những điểm tích cực trong hành vi của con bạn. Điều này sẽ hữu ích nếu bạn cảm thấy bực bội vì hành vi của con và chỉ nhìn vào mặt tiêu cực.

Một số phụ huynh lo lắng rằng phần thưởng cho hành vi tốt cũng giống như hối lộ nhưng hai vấn đề này không giống nhau. Sự khác biệt là hối lộ được đưa ra trước hành vi bạn kỳ vọng còn phần thưởng được trao sau đó. Ví dụ, một phần thưởng có thể là bạn cho con chọn món con thích cho bữa tối nếu con hòa đồng với bạn bè. Phần thưởng nhằm mục đích củng cố hành vi tốt, còn hối lộ thì không.

“Con gái tôi nằm yên trên giường khi chúng tôi yêu cầu con đi ngủ. Con trai tôi thì rời khỏi công viên mà không hề cáu bẳn tí nào. Bảng khen thưởng rất tuyệt.” – Mel, mẹ của cặp song sinh tám tuổi chia sẻ. 

Xây dựng bảng khen thưởng

1. Chọn hành vi bạn muốn thay đổi hoặc khuyến khích

Khi bạn quyết định đưa các hành vi vào bảng khen thưởng, cần mô tả thật rõ ràng và tích cực về hành vi đó. Ví dụ, “Dọn hết đồ chơi trên sàn phòng ngủ của con” rõ ràng và dễ hiểu hơn là “Dọn dẹp phòng ngủ của con”; “Gõ cửa trước khi vào phòng người khác” tích cực hơn “Không xông vào phòng người khác”.

2. Thiết kế bảng

Bạn có thể tìm mẫu sẵn trên mạng hoặc tự thiết kế. Trẻ lớn hơn có thể muốn tự làm bảng khen thưởng bằng cách vẽ hoặc cắt dán hình ảnh về phần thưởng mà chúng muốn đạt được. Một lựa chọn khác là tải ứng dụng bảng khen thưởng về điện thoại của bạn. Các ứng dụng đó thuận tiện vì bạn có thể tích sao cho con ngay khi con giành được nó, thậm chí nếu bạn không có nhà.

Khi thiết kế, bạn nên thống nhất sticker hoặc mã với con – sticker sao phù hợp cho trẻ nhỏ, trong khi trẻ lớn hơn có thể thích điểm hoặc các kiểu đánh dấu khác.

Đặt bảng khen thưởng ở nơi con bạn dễ thấy. Hãy nhớ rằng con bạn có thể thích một nơi riêng tư – ví dụ, trong phòng ngủ của con hơn là trên tủ lạnh.

3. Chọn phần thưởng ngắn hạn

Hầu hết trẻ em thích thu thập nhãn dán hoặc mã thông báo khi bắt đầu. Nhưng sự mới lạ có thể mất đi khá nhanh, và phần thưởng thực sự có vẻ quá xa vời. Vì vậy, thật tốt khi chọn phần thưởng ngắn hạn mà bạn có thể tặng thường xuyên nếu con bạn giành được, như một chuyến đi chơi bằng xe đạp cùng cả nhà, dành thời gian đặc biệt với mẹ hoặc bố, cơ hội thức khuya, xem phim, một cuốn sách mới hoặc đồ chơi.

4. Khen thưởng con ngay sau khi con thực hiện một hành vi tốt

Nếu con bạn nhận được sticker ngay sau khi thực hiện hành vi, điều đó có nghĩa là hành vi đã được củng cố. Tương tự như vậy, một số lời khen ngợi cụ thể khiến con ghi nhớ tại sao con lại nhận được nhãn dán hoặc mã. Ví dụ, “Bố mẹ thực sự vui vì con và bạn Mia biết chia sẻ đồ chơi với nhau. Đây là một ngôi sao thưởng cho hành động đẹp của con.” 

5. Cố gắng duy trì thái độ tích cực

Nếu con bạn không giành được một ngôi sao, tốt nhất là bạn nên tiếp tục. Ngoài ra, cố gắng đừng trừng phạt con bạn bằng cách nói: “Bố mẹ sẽ bỏ một ngôi sao đi” hoặc “Con sẽ không nhận được bất kỳ ngôi sao nào nếu còn như thế”! Tập trung vào việc khuyến khích con bạn thử lại.

6. Dần thoát ly khỏi bảng khen thưởng

Bạn có thể dần dần ngừng sử dụng bảng khen thưởng khi hành vi của con đã thay đổi. Một ý tưởng tốt là tiếp tục chú ý và khen ngợi con nếu con duy trì hành vi tốt sau khi được ghi nhận trên bảng khen thưởng. Ví dụ: bạn có thể dần dần thoát ly khỏi bảng khen thưởng sau một vài tuần bằng cách tăng thời gian con cần duy trì hành vi để đạt được phần thưởng. Nếu con đang nhận được một sticker mỗi ngày nếu mở khóa máy rửa bát, bạn có thể tăng lên hai ngày mới được nhận một sticker, cùng với lời khen ngợi và một cái ôm.

Nếu bạn đột nhiên ngừng sử dụng bảng khen thưởng, con có khả năng “ngựa quen đường cũ”.

7. Bước tự chọn: đánh giá hành vi

Nếu con bạn có một hành vi đặc biệt thách thức, bạn có thể muốn đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng cải thiện hành vi đó trước khi bắt đầu và trong khi sử dụng bảng khen thưởng. Ví dụ, đếm số lần, hoặc tần suất, con bạn gây gổ. Ghi lại điều này khi bạn bắt đầu sử dụng bảng, sau đó theo dõi trong một thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp bạn biết tính hiệu quả của bảng khen thưởng.

Bạn có thể xây dựng bảng khen thưởng căn cứ vào độ tuổi và sở thích của con. Ví dụ, bạn có thể sử dụng một bức tranh làm bảng khen thưởng và đưa cho con bạn từng mảnh ghép mỗi lần con có hành vi tốt. Bảng khen thưởng cũng có thể hiệu quả đối với trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ [ASD] hoặc khuyết tật.

Bảng khen thưởng: sử dụng hiệu quả

Nếu bạn nỗ lực ghi nhận rằng con cư xử tốt, hãy tập trung vào việc khuyến khích hành vi tốt ở con. Ví dụ, con chỉ gây gổ một lần một ngày. Bạn có thể quan sát kĩ xem còn lần nào trong ngày mà con cố gắng kiềm chế cơn nóng giận. Hãy nhớ thưởng cho hành vi đó ngay khi bạn nhìn thấy để duy trì động lực của con.

Suy nghĩ về mức độ thay đổi hành vi mong đợi có thể giúp bạn và con sống tích cực và thực tế. Bạn có thể khen thưởng những thay đổi nhỏ trước khi con tiến tới một thay đổi lớn. Ví dụ, nếu bạn muốn con giúp đỡ nhiều hơn trong việc dọn dẹp, bạn có thể bắt đầu bằng cách thưởng cho con vì đã dọn đồ chơi. Sau đó, có thể là dọn cả đồ chơi và trang phục, cứ như vậy.

Con bạn có thể chán nếu phần thưởng ít và không đổi. Để tránh điều này, bạn có thể cùng con đề ra danh mục phần thưởng. Ví dụ: 5 sticker = chơi cùng mẹ hoặc ngủ muộn, 10 sticker = đi công viên hoặc một món đồ chơi nhỏ.

Nếu con bạn có thể nhận được phần thưởng bằng cách khác thì bảng khen thưởng không còn giá trị nữa. Ví dụ, việc thưởng cho con bạn chơi ở bể bơi không hiệu quả lắm nếu tuần nào con cũng được bơi sau buổi học bơi rồi.Nếu bảng khen thưởng không hiệu quả và bạn cảm thấy quan ngại về hành vi của con bạn, hãy cùng con nói chuyện với bác sĩ gia đình.

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Nguồn :raisingchildren

Khen ngợi và khuyến khích cũng như phần thưởng chưa bao giờ có giới hạn độ tuổi của trẻ, lời khen ngợi và khuyến khích của bạn sẽ giúp con cảm thấy tốt về bản thân mình.

Điều này làm tăng sự tự tin và lòng tự trọng của con. Đôi khi phần thưởng cũng có thể hữu ích, đặc biệt nếu bạn muốn khuyến khích hành vi tốt.

  • Khen ngợi là khi bạn nói với con bạn những gì bạn thích về hành vi của con. Khen ngợi nuôi dưỡng lòng tự trọng, tự tôn và cảm giác của con bạn.
  • Bằng cách sử dụng lời khen ngợi, bạn đang cho con thấy cách suy nghĩ và nói chuyện tích cực về bản thân. Bạn đang giúp con bạn học cách nhận ra khi bé làm tốt với cái vỗ nhẹ vào lưng.
  • Bạn có thể khen ngợi trẻ em ở các độ tuổi khác nhau cho những thứ khác nhau.
  • Bạn có thể khen ngợi một đứa trẻ nhỏ hơn khi rời khỏi công viên trước khi được yêu cầu, hoặc để cố buộc dây giày của chính mình.
  • Bạn có thể khen ngợi thanh thiếu niên về nhà vào thời gian đã thỏa thuận hoặc bắt đầu bài tập về nhà mà không bị nhắc nhở.
  • Lời khen chi tiết là khi bạn nói với con bạn chính xác những gì con làm tốt và điều bạn thích từ việc đó. Ví dụ: ‘Ba thích cách con đã tìm được chỗ cho mọi thứ trong phòng của mình’. Điều này giúp con bạn hiểu ý bạn. Nó cũng chính xác hơn lời khen ngợi chung chung như ‘Ồ con giỏi quá’.
  • Bạn không thể khen ngợi quá nhiều. Nhưng lời khen ngợi có thể mất tác động của nó nếu nó không cụ thể hoặc nếu bạn sử dụng nó khi con bạn không làm gì cả. Điều này có thể dạy cho con bạn rằng con không cần phải làm bất cứ điều gì để được ca ngợi.
  • Hay cũng có thể là chỉ vì muốn được khen ngợi nên con làm nó chứ không phải xuất phát từ việc yêu thích hay thích nó.
  • Trẻ em có nhiều khả năng lặp lại hành vi mà kiếm được lời khen ngợi. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng lời khen ngợi để giúp thay đổi hành vi khó khăn và thay thế nó bằng hành vi mong muốn.
  • Bước đầu tiên là để xem thời gian khi con bạn cư xử theo cách bạn muốn. Khi bạn nhìn thấy hành vi này hoặc hành vi khác mà bạn thích, ngay lập tức thu hút sự chú ý của con bạn. Sau đó nói cho con bạn biết chính xác những gì bạn thích.
  • Lúc đầu, bạn có thể khen ngợi mỗi khi bạn nhìn thấy hành vi. Khi con của bạn bắt đầu thực hiện hành vi này thường xuyên hơn, bạn có thể khen ngợi nó ít hơn.
  • Nếu bạn đang sử dụng lời khen ngợi để thay đổi hành vi, bạn có thể khen ngợi nỗ lực cũng như thành tích của con – ví dụ: ‘Thật tuyệt vời khi bạn sử dụng các từ lễ phép như làm ơn, vui lòng để mượn đồ chơi đó”.
  • Sử dụng lời khen ngợi có thể có vẻ như một nỗ lực, và một số ngày có thể khó tìm ra lý do để khen ngợi con của bạn. Nhưng nếu bạn thường xuyên khen ngợi con bạn, nó sẽ sớm cảm thấy tự nhiên và bình thường.
  • Sự khuyến khích là lời khen ngợi cho sự nỗ lực – ví dụ, ‘Con đã chăm chỉ làm các bài tập toán về nhà”.
  • Nỗ lực ca ngợi có thể khuyến khích con bạn cố gắng chăm chỉ trong tương lai – điều đó rất thúc đẩy và tạo động lực cho trẻ.
  • Nhưng bạn cũng có thể sử dụng sự khuyến khích trước và trong một hoạt động để giúp con bạn thực hiện các hoạt động hoặc hành vi. Ví dụ: ‘Chỉ cho mẹ cách ném trái bóng này thật xa với” hoặc ‘Mẹ biết con đang lo lắng về bài kiểm tra, nhưng con đã học bài và làm bài rất chăm chỉ. Cho dù nó thành ra thế nào, con đã làm tốt nhất của con rồi. Đó mới là điều tuyệt vời con ạ ‘.
  • Một số trẻ em, đặc biệt là những trẻ ít tự tin hơn, cần khuyến khích nhiều hơn những trẻ khác. Khi lời khen ngợi được khuyến khích và tập trung vào nỗ lực, trẻ em có nhiều khả năng thấy mình đang cố gắng hết mình như một điều tốt đẹp. Họ cũng có nhiều khả năng tiếp tục cố gắng và lạc quan hơn khi họ đối mặt với thử thách.
  • Phần thưởng là hiệu quả của hành vi tốt. Đó là một cách để nói ‘làm tốt’ sau khi con bạn làm điều gì đó tốt hoặc cư xử tốt. Nó có thể là một chủ định, hay một bất ngờ hoặc một đặc quyền bổ sung. Ví dụ, như một phần thưởng cho việc giữ phòng của mình gọn gàng, bạn có thể cho phép con bạn chọn những gì cho bữa tối.
  • Phần thưởng có thể làm cho lời khen ngợi và khuyến khích hoạt động tốt hơn. Hầu hết các hành vi bị ảnh hưởng bởi những hậu quả theo sau nó, vì vậy khi bạn khen ngợi hành vi của con bạn và sau đó thưởng cho hành vi của trẻ, hành vi này có nhiều khả năng xảy ra lần nữa.
  • Phần thưởng có thể hoạt động tốt lúc đầu, nhưng tốt nhất là không nên lạm dụng chúng. Nếu bạn sử dụng quá nhiều phần thưởng cho con, hãy suy nghĩ lại tình hình – vì cái gì quá nhiều luôn phản lại mục đích ban đầu bạn mong muốn. Hãy sử dụng nó cho các hành vi bạn mong muốn con thực hiện hay các nhiệm vụ khó hơn đối với con.
  • Lưu ý rằng hối lộ và phần thưởng không giống nhau. Một hối lộ được đưa ra trước khi hành vi bạn muốn, và một phần thưởng được đưa ra sau. Phần thưởng củng cố hành vi tốt, nhưng hối lộ thì không.

Đôi khi nó dễ dàng hơn để chỉ trích hơn là khen ngợi. Hành vi xấu thường rõ ràng hơn hành vi tốt – ví dụ, bạn có nhiều khả năng nhận thấy khi con bạn la hét hơn là bạn sẽ nhận thấy khi con bạn đang lặng lẽ đọc một cuốn sách. Cố gắng chú ý đến hành vi tốt quá!

Mẹo sử dụng lời khen ngợi, khuyến khích và khen thưởng

Giúp xây dựng lòng tự trọng của con bạn và khuyến khích hành vi tốt với các mẹo sau:

  • Khi bạn cảm thấy con có hành vi tốt, hãy nói về hành vi đó.
  • Xem nếu bạn có thể cho con bạn một số lời khuyến khích mỗi ngày.
  • Cố gắng khen ngợi nhiều hơn bạn chỉ trích.
  • Là một người hướng dẫn, cố gắng khen ngợi con của bạn sáu lần cho mỗi lần bạn nói điều gì đó tiêu cực.
  • Hãy tìm những thay đổi nhỏ và thành công. Thay vì chờ đợi cho đến khi con bạn làm điều gì đó hoàn hảo để đưa ra lời khen, hãy cố gắng ca ngợi mọi nỗ lực hoặc cải tiến.
  • Chấp nhận rằng mọi người đều khác nhau. Khen ngợi con bạn vì những điểm mạnh độc đáo của con mình và khuyến khích bé phát triển và cảm thấy vui mừng về những sở thích đặc biệt của mình. Điều này sẽ giúp con phát triển một cảm giác tự hào và tự tin.
  • Gây ngạc nhiên cho con của bạn với một phần thưởng cho hành vi tốt.
  • Khen ngợi nỗ lực cũng như thành tích. Nhận biết và ca ngợi con bạn đang cố gắng như thế nào.
  • Cố gắng làm cho lời khen liên quan vào hành vi của con, chứ không phải là cảm xúc của bạn. Bạn có thể thấy rằng bạn càng tìm kiếm hành vi tốt để ca ngợi, bạn càng cảm thấy tích cực hơn [và bạn sẽ thấy hành vi tốt hơn].

Video liên quan

Chủ Đề