Vây tay chưa bênh bao lâu thi co hiêu qua

Ngoài các phương pháp luyện tập tốt cho bệnh nhân ung thư như thở bụng, thiền định,… chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ cho bạn thêm một bài tập đã góp phần chữa lành sức khỏe cho rất nhiều bệnh nhân đó là Dịch Cân Kinh. Cùng khám phá những lợi ích mà bộ môn này mang lại, cũng như biết cách tập luyện đúng cách ngay dưới bài viết:   

1. Lợi ích của dịch cân kinh đối với sức khỏe

Dịch cân kinh là môn luyện tập xuất phát từ Trung Quốc. Vào năm 917, Đạt Ma Tổ truyền dạy “Đạt Ma Dịch cân kinh”  cho các đệ tử xin học võ. Mục đích để những môn sinh mới có sức khỏe yếu kém chuyển từ yếu thành khỏe, tiêu trừ được bệnh.

Ngày nay, môn tập này được rất nhiều người luyện tập, cải thiện hầu hết bệnh tật. Riêng với ung thư đã có rất nhiều bệnh nhân chia sẻ Dịch cân kinh đã góp phần quan trọng giúp họ khỏi bệnh, khỏe mạnh trở lại. Tiêu biểu là bệnh nhân người Trung Quốc bị ung thư trực tràng giai đoạn 3 và bệnh nhân bị ung thư gan người Việt Nam khỏi bệnh.

Bạn có thể xem video hướng dẫn dưới đây về cách tập dịch cân kinh sao cho đúng, các bạn có thể kéo tới phút thứ 2 của video để tập luôn:

Bài tập vẩy tay dịch cân kinh [ bắt đầu tập từ 2 phút]

2. Những lưu ý chính khi tập dịch cân kinh

Dưới đây là một số lưu ý chính cho những ai muốn tập luyện phương pháp dịch cân kinh

2.1. Yêu cầu với người tập

  • Về tư tưởng cần có sự quyết tâm, đều đặn, kiên trì.
  • Về tinh thần cần phải lạc quan, không  sợ bệnh, tin rằng mình thắng bệnh

2.2. Nguyên tắc tập

  • Lên không, xuống có: Tay về trước dùng quán tính, về phía sau thì dùng sức.
  • Trên ba dưới bảy: Phần trên để lỏng, ba phần khí lực. Phần dưới cứng chắc, bảy phần
  • Mắt nhìn thẳng, đầu  chỉ tập trung việc tập hoặc đếm lần vẫy tay.

3. Hướng dẫn cách tập dịch cân kinh đúng cách

3.1. Các bước tập dịch cân kinh

Sau khi nắm chắc một số lưu ý khi tập dịch cân kinh, bạn có thể tiến hành tập luyện theo các bước dưới đây:

  • Hai chân rộng bằng vai.
  • Hai tay duỗi thẳng bằng vai, úp, ngón tay xòe thẳng.
  • Hai mắt chọn một điểm trước mặt, hơi phía trên đằng xa để nhìn, có thể khép hờ
  • Miệng ngậm tự nhiên, hơi mỉm cười, lưỡi đặt tại răng trên
  • Cổ lỏng, như treo lơ lửng. Ngực buông lỏng , thở tự nhiên
  • Bụng dưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên.
  • 10 ngón chân bấm chặt nền, gót chân lỏng, bàn chân cứng, bắp chân và đùi căng.
  • Dùng sức vẫy tay về phía sau, để hai tay trở lại phía trước theo quán tính, tự nhiên, như hai mái chèo. Chân vẫn lên gân, hậu môn co lên không lòi.
  • Vẫy đến lần thứ 5, khi tay đang buông thì chùng gối, nhún 2 lần.
  • Đầu tập trung, chỉ chú ý vào ngón chân bấm, đùi vế chắc, hậu môn thót và đếm.
  • Khi tập, từ cơ hoành trở lên, giữ cho trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu cánh tay  từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng.

Hình minh họa và thứ tự các bước tập chính mời bạn tham khảo ảnh.

3.2. Một số tác động và chuyển biến của cơ thể khi tập dịch cân kinh

Cuối cùng, để giúp chúng ta tự tin trước khi bắt đầu, chúng ta cùng tìm hiểu những tác động và chuyển biến của cơ thể khi tập dịch cân kinh:

  • Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thường có trung tiện [đánh rắm ], hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng… Đấy là bình thường, hãy đừng ngại, cứ tiếp tục tập.
  • Với bệnh gan: Do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy, làm cho khó bài tiết. Bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tì vị. Khi luyện “Dịch cân kinh” có thể giải quyết vấn đề này. Nếu có trung tiện là có kết quả sớm.
  • Với bệnh mắt: có thể khỏi đau mắt đỏ, các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí nó chữa được cả bệnh đục thủy tinh thể . Trong nội kinh có nói “mắt nhờ huyết mà nhìn được”, khi khí huyết không dẫn đến bộ phận của mắt thì đương nhiên sinh ra các bệnh mắt. Mắt cũng là một bộ phận của cơ thể.
  • Khi tập có thể có xung đột giữa chính khí và tà khí, nếu chúng ta vẫn tập thì sẽ sản sinh ra chất bổ có nhiều ích lợi cho chính khí. Luyện tập đúng làm khí huyết lưu thông, tăng đề kháng, thải cặn bã trong các gân, thần kinh và cả tế bào khác mà máu bình thường không thải nổi.

Khi thấy các chuyển biến trên bạn đừng sợ và cứ tiếp tục tập như thường, hết một phản ứng là khỏi một căn bệnh, tập luyện dần đưa lại kết quả sức khỏe tốt cho bạn đó!

Chúc bạn luyện tập thành công. Và hãy chia sẻ thông tin này, vì sức khỏe của người thân và bạn bè bạn.

Xem thêm: Lợi ích của yoga trong điều trị ung thư

                  Fucoidan - Hoạt chất mới trong điều trị u bướu hiệu quả

Chịu trách nhiệm nội dung:

Hà Thị Thúy Vân

Lê Ngọc Anh

Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học bài bản và nghiêm túc nào được tiến hành chứng minh về tác dụng chữa bệnh của vẩy tay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẩy tay hay vung tay là một trong những biện pháp phòng chống bệnh tật không dùng thuốc của y học phương Đông có lịch sử khá lâu đời. Nó có tác dụng nâng cao công năng hoạt động của các tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh mạch, từ đó nâng cao chính khí [sức đề kháng] giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật.

Đây là một trong những cách thể dục đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên khi thực hiện cần lưu ý những điều sau:

Ảnh minh họa.

Không làm quá sức

Vẩy tay phải tùy thuộc vào thể lực, tuổi tác, tính trạng sức khỏe để quyết định số lần và tốc độ. Nguyên tắc là phải tiến hành từ ít đến nhiều, từ chậm đến nhanh miễn sao sau mỗi lần tập cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái là được, tuyệt nhiên không được làm quá sức.

Thả lỏng toàn thân

Vai và cánh tay và phối hợp hài hòa với hoạt động mềm mại của lưng và chân, tuyệt đối không được cương cứng. Hơn nữa, cần hít thở tự nhiên, ban đầu là thở bình thường sau đó chuyển sang thở bằng bụng là chủ yếu.

Không tập khi quá no hoặc đói

Tuyệt đối không tập vẩy tay khi cảm thấy nóng ruột, cáu giận, ăn quá no hoặc trong trạng thái quá đói. Sau khi tập phải giữ nguyên tư thế đứng yên trong 1-2 phút rồi vận động nhẹ nhàng

Không quá kỳ vọng chữa khỏi bệnh hiểm nghèo

Chỉ nên coi đây là một trong các phương pháp nâng cao thể trạng và giúp phòng bệnh, nhất là các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường, các bệnh cần can thiệp ngoại khoa thì không nên đặt quá nhiều kỳ vọng.

Không áp dụng cho tất cả mọi người

Không thể có một phương pháp trị được cùng lúc các bệnh, nhất là những bệnh hiểm nghèo. Cũng nên lưu ý, không phải tất cả mọi người đều có thể tập vẩy tay, nên tập thử một thời gian, nếu thấy sức khỏe cải thiện tốt thì tập tiếp, còn mệt mỏi thì dừng ngay.

Học vẩy tay đúng cách

- Hai chân đứng thẳng và khoảng cách rộng bằng hai vai, toàn thân thả lỏng, hai vai và hai cánh tay buông tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, mắt nhìn thẳng về phía trước, thở đều và êm, tinh thần thư giãn thoải mái.

- Hai tay bắt đầu vung về phía trước sao cho tạo với cơ thể một góc 45 độ [lấy ngón tay cái không vượt quá ngang rốn làm giới hạn], khi làm ngược lại lấy mép ngoài của ngón út không vượt quá mông làm giới hạn. Cứ làm đi làm lại như vậy nhiều lần [chỉ vẩy 100-200 cái trong mỗi lần là đã có hiệu quả].

- Thời điểm thích hợp là: trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Những đối tượng nào không nên sinh thiết phổi?

Thông tin doanh nghiệp

Vẩy tay giúp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh tật

Có người cho rằng, vẩy tay là một trong 72 phép của Dịch cân kinh thuộc phái Thiếu Lâm. Theo cổ nhân, vẩy tay có tác dụng nâng cao công năng hoạt động của các tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh mạch, từ đó nâng cao chính khí [sức đề kháng] giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng chống đau nhức xương khớp, suy nhược thần kinh, hen suyễn, tăng huyết áp…

Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn – Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho rằng, phương pháp vẩy tay chỉ là một động tác nhỏ của Dịch cân kinh nhưng tác dụng phòng bệnh là có thật.

Vẩy tay Dịch cân kinh bao gồm cả động và tĩnh [tay động và tâm tĩnh], cả thần và khí [tâm và hơi thở], cả khí và lực [hơi thở và sức mạnh]. Tác động này giúp khí huyết lưu thông, kinh mạch điều hòa, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ, giúp loại trừ các chất độc hại, đưa oxy đến các tế bào. Máu đưa oxy đi khắp nơi, giúp mạnh xương khớp, cải thiện hệ hô hấp, huyết áp…

Cách tập vẩy tay Dịch cân kinh - thể dục dưỡng sinh đơn giản:

- Đứng thắng, hai bàn chân giãn cách bằng chiều rộng 2 hai.

- Hai cánh tay duỗi thẳng, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay về phía sau.

- Khi vẩy lên hai bàn tay úp sấp chỉ đưa lên ngang tầm mắt. Khi vẩy xuống hai tay hất mạnh hết cỡ ra phía sau [vẩy xuống cần lực mạnh để tăng lực co bóp của hai lá phổi].

Động tác vẩy tay Dịch cân kinh

Khi vẩy đến cái thứ 600 trở lên, cơ thể sẽ nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng, bắp chân căng tức, có thể có trung tiện, hắt hơi [do nhu động ruột tăng lên, kích thích hệ tiêu hóa]. Những hiện tượng này là tốt, không có gì cần lo lắng. 

Nhiều tài liệu ghi chép rằng, mỗi ngày vẩy tay khoảng 1.800 lần vào ba buổi sáng, trưa, chiều một cách đều đặn thì có thể phòng bệnh và tăng cường sức khỏe rất hiệu nghiệm.

Ai không nên tập vẩy tay Dịch cân kinh?

- Người bị bệnh tim nặng, suy tim

- Người bị trĩ nặng, sa trực tràng

- Phụ nữ đang kỳ hành kinh, thai cuối kỳ

- Người đang bị tiêu chảy

- Người bị tăng huyết áp kịch phát, u não.

Video liên quan

Chủ Đề