Phòng tài chính kế hoạch là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:15/05/2018

 Sở Kế hoạch và Đầu tư  Cơ quan nhà nước

Vị trí và chức năng của Phòng Tài chính - Kế hoạch là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Như Ngọc. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Phòng Tài chính - Kế hoạch có vị trí và chức năng được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nội vụ ban hành thì vị trí và chức năng của Phòng Tài chính - Kế hoạch được quy định như sau:

    - Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

    Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn.

    - Phòng Tài chính - Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

    Trên đây là câu trả lời về vị trí và chức năng của Phòng Tài chính - Kế hoạch. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV.

    Trân trọng!


Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài chính – Kế hoạch. Cơ cấu tổ chức của Phòng tài chính – kế hoạch.

– Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Dự thảo các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm của huyện; đề án, chương trình phát triển kinh tế – xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành cấp tỉnh đã được phê duyệt;

+ Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.

– Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ đầu tư;

– Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.

– Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch và đầu tư cấp xã.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

– Về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân:

+ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể và đăng ký hợp tác xã, kinh tế tư nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, trên địa bàn huyện;

+ Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh;

+ Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các Sở, ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Tổng hợp và báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

– Quản lý và chịu trách nhiệm về cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

Mục lục bài viết

  • 1. Vị trí và chức năng của phòng Tài chính - Kế hoạch
  • 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tài chính - Kế hoạch là gì ?
  • 2.1 TrìnhỦy bannhân dân cấp huyện:
  • 2.2. Trình Chủ tịchỦy bannhân dân cấp huyện
  • 2.3.Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách
  • 2.4.Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan
  • 2.5.Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư
  • 2.6.Về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân:
  • 3. Tổ chức và biên chế của Phòng Tài chính - Kế hoạch
  • 4. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực thi Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV
  • 4.1.Ủy bannhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm:
  • 4.2. Chủ tịchỦy bannhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

Cơ sở pháp lý:

LuậtTổ chức chính quyền địa phươngnăm 2015

Nghị định 24/2014/NĐ-CP

Thông tư liên tịch số21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV

1. Vị trí và chức năng của phòng Tài chính - Kế hoạch

- Phòng Tài chính - Kế hoạchlà cơ quan chuyên môn thuộcỦy bannhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúpỦy bannhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúpỦy bannhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn.

- Phòng Tài chính -Kế hoạchcó con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác củaỦy bannhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tài chính - Kế hoạch là gì ?

Phòng Tài chính -Kế hoạchthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

2.1 TrìnhỦy bannhân dân cấp huyện:

a] Dự thảo các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của huyện; đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành cấp tỉnh đã được phê duyệt;

b] Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định củaỦy bannhân dân cấp huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.

2.2. Trình Chủ tịchỦy bannhân dân cấp huyện

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịchỦy bannhân dân cấp huyện; thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịchỦy bannhân dân cấp huyện về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịchỦy bannhân dân cấp huyện quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giáhồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án doỦy bannhân dân cấp huyện là chủ đầu tư;

2.3.Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đềán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.

2.4.Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan

Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch và đầu tư cấp xã.

2.5.Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

2.6.Về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân:

a] Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể và đăng ký hợp tác xã, kinh tế tư nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b] Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện cácchương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, trên địa bàn huyện;

c] Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh;

d] Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các Sở, ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáoỦy bannhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài ra Phòng Kế hoạch - Đầucòn có những chức năng và nhiệm vụ khác như:

- Tổng hợp và báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao vớiỦy bannhân dân cấp huyện và Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

- Quản lý và chịu trách nhiệm về cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền củaỦy bannhân dân cấp huyện.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức và biên chế của Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Phòng Tài chính - Kế hoạch có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

a] Trưởng phòng là người đứng đầu Phòng, chịu trách nhiệm trướcỦy bannhân dân, Chủ tịchỦy bannhân dân cấp huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng;

b] Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng;

c] Trong số các lãnh đạo Phòng [Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng] phải có ít nhất 01 người được phân công phụ trách về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

d] Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịchỦy bannhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ doỦy bannhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật;

đ] Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịchỦy bannhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.

- Biên chế công chức của Phòng Tài chính -Kế hoạchdo Chủ tịchỦy bannhân dân cấp huyện quyết định trong tổng số biên chế công chức của huyện đượcỦy bannhân dân cấp tỉnh giao hàng năm trên cơ sởĐề ánvị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Phòng Tài chính -Kế hoạchchủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực thi Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV

4.1.Ủy bannhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm:

a] Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này,Ủy bannhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của SởKế hoạch và Đầu tư; hướng dẫnỦy bannhân dân cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Phòng Tài chính -Kế hoạch;

b] Bố trí biên chế công chức, sốlượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của SởKế hoạchvà Đầu tư, Phòng Tài chính -Kế hoạchtheo vị trí việc làm;

c] Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,tổ chức bộ máy, biên chế của SởKế hoạchvà Đầu tư thuộcỦy bannhân dân cấp tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộcỦy bannhân dân cấp huyện.

4.2. Chủ tịchỦy bannhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a] Quy định phân cấp cho Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở theo tiêu chuẩn, chức danh doỦy bannhân dân cấp tỉnh ban hành;

b] Báo cáo BộKế hoạchvà Đầu tư, Bộ Nội vụ tình hình tổ chức và hoạt động của SởKế hoạchvà Đầu tư và Phòng Tài chính -Kế hoạchở địa phương.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề