Chấn thương phần mềm là gì

 CỨU BAN ĐẦU CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM Ở TAY VÀ CHÂN

BsCKII Võ Hòa Khánh

Trưởng phòng Quản lý Chất lượng - BVCTCH

Chấn thương phần mềm có thể gây ra những tổn thương các thành phần sau đây:

  • Tổn thương cơ
  • Tổn thương dây chằng 
  • Tổn thương gân
  • Tổn thương các thành phần khác như da, bao khớp, và các tổ chức liên kết khác.
  • Tồn thương phần mềm nặng bao gồm tổn thương mạch máu và thần kinh

Phần mềm tổn thương sẽ làm chảy máu, dẫn đến tình trạng đau, sưng. phù nề, làm giảm hoặc mất chức năng vận động của chi

Mục đích sơ cứu phần mềm ban đầu:

+ Giảm đau

+ Giảm bầm máu [sưng], tụ máu nơi tổn thương

Nếu được xử lý ban đầu đúng cách, triệu chứng đau, sưng, phù nề sẽ giảm một cách mau chóng

ĐIỀU NÊN LÀM SAU KHI BỊ CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM

Thông thường, trong thời gian 48 tiếng đầu tiên, nên:

1. Nghỉ ngơi: hạn chế vận động, hạn chế di chuyển càng nhiều càng tốt để giảm chảy máu, giảm phù nề, đối với chân bi tổn thương phần mềm [bong gân, tổn thương dây chằng] thì nên dùng nạng, xe lăn khi di chuyển

2. Bất động chi:

  • Băng ép: thông thường dùng băng thun quấn cố định vùng bị tổn thương phần mềm 

Băng thun cổ chân [nguồn từ internet]

  • Nẹp bất động: có thể dùng nẹp vải, nẹp thun, nẹp hơi, nẹp bột… tùy vào phương tiện ở cơ sở y tế và tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của phần mềm

Nẹp thun đầu gối [nguồn từ internet]

Nẹp vải cổ tay [nguồn internet]

3. Chườm lạnh: dùng khăn lạnh, túi chườm lạnh áp vào vùng tổn thương, chườm lạnh giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Chườm lạnh mỗi lần 20-30 phút, một ngày khoảng 4-6 lần. Đá nên bọc trong khăn hoặc sử dụng túi chườm lạnh y khoa và chườm trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

Chườm lạnh vùng tổn thương phần mềm [nguồn internet]

4. Kê cao vùng tổn thương phần mềm:

Kê cao chi [cao hơn mức trái tim] nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng, giúp giảm phù nềvùng thấp.

Nếu là chân thì kê chân cao theo tư thế nằm

Nếu là tay thì để tay cao hơn khuỷu, cao hơn tim để tránh phù nề, treo tay bằng đai vải treo tay

Nghỉ ngơi, kê cao chi và chườm lạnh [nguồn internet]

ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM

1. Không xoa bópXoa bóp sẽ làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương nặng lên. Tránh xoa bóp ít nhất trong 72 giờ đầu sau chấn thương.

2. Không chườm nóngChườm nóng sẽ làm tăng chảy máu. Tránh bất kỳ một tác động nhiệt nóng nào vào vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm…trong 48 tiếng đầu tiên. Chỉ chườm nóng [chườm ấm] sau 48 giờ

3. Không đắp rượu thuốc, lá cây, cồn, châm cứu, dầu nóng…vào vùng tổn thương

Sau khi được sơ cứu chấn thương phần mềm ban đầu, người bệnh nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán, nhận định mức độ tổn thương phần mềm. Một số chấn thương phần mềm quá nặng và ở vùng nguy hiểm như vùng khoeo chân, đầu gối có thể có tổn thương mạch máu, thần kinh quan trọng làm thiếu máu chi.

  • Đánh giá mạch và thần kinh

  • Nhìn xem có biến dạng, sưng tấy, bầm tím, vết thương hở, và giảm vận động hoặc cử động bất thường

  • Sờ xem có điểm đau, tiếng lép bép, và tổn thương xương hoặc gân

  • Kiểm tra các khớp ở trên và dưới vùng tổn thương

  • Sau khi gãy xương và trật khớp được loại trừ [bằng thăm khám lâm sàng hoặc bằng chẩn đoán hình ảnh], test kiểm tra các khớp bị ảnh hưởng xem có đau và mất vững không

Nếu co cơ và đau làm hạn chế thăm khám thực thể [đặc biệt là các nghiệm pháp thăm khám], thăm khám sẽ dễ dàng hơn sau khi bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Hoặc vùng tổn thương có thể được bất động cho đến khi bớt co cơ và giảm đau, thường là sau vài ngày, và sau đó bệnh nhân được kiểm tra lại.

Biến dạng gợi ý đến trật khớp, bán trật [di lệch một phần trong số các xương tạo lên khớp], hoặc gãy xương.

Sưng thường là dấu hiệu tổn thương hệ vận động nhưng có thể cần vài giờ để tiến triển. Nếu sưng không xuất hiện trong thời gian này, không nghĩ đến có đứt dây chằng.

Ấn đau đi kèm với gần như tất cả các tổn thương, và đối với nhiều bệnh nhân, chạm vào bất cứ nơi nào xung quanh vùng tổn thương đều gây khó chịu. Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể mức độ ấn đau ở một vùng khu trú [điểm đau] gợi ý đến bong gân [hoặc gãy xương]. Ấn đau tại chỗ bám dây chằng và cảm giác đau khi khớp bị ảnh hưởng cho thấy có tổn thương. Với rách gân hoặc cơ hoàn toàn, một vùng khuyết có thể sờ thấy rõ nơi cấu trúc bị ảnh hưởng.

Mất vững khớp nhiều gợi ý đến đứt dây chằng rất nặng [hoặc trật khớp, cái có thể tự thuyên giảm].

Các kết quả có thể giúp phân biệt đứt dây chằng độ 2 và độ 3:

  • Đứt dây chằng độ 2: Đau khi tiến hành nghiệm pháp, và vận động của khớp bị giới hạn.

  • Đứt dây chằng độ 3: Ít đau đớn hơn khi tiến hành nghiệm pháp bởi vì dây chằng đã bị rách hoàn toàn và không còn được kéo căng, tầm vận động khớp tăng rõ rệt.

Nếu cơ còn co nhiều dù đã sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc gây tê, nên khám lại vài ngày sau đó, khi bớt co cơ.

  • Test áp lực có thể ít gây đau hơn với bong gân độ 3 so với bong gân độ 2.

Một số trường hợp đứt gân bán phần ban đầu khó phát hiện trên lâm sàng vì chức năng không thay đổi. Bất kỳ dấu hiệu nào sau đây đều gợi ý đến đứt gân bán phần:

  • Đau khi vận động theo tầm vận động của khớp

Đứt gân bán phần có thể tiến triển thành đứt gân hoàn toàn nếu bệnh nhân tiếp tục vận động vùng bị thương. Nếu cơ chế chấn thương hoặc thăm khám cho thấy tổn thương gân bán phần hoặc nếu thăm khám không xác định được thì cần dùng nẹp để bất động và không gây tổn thương thêm. Bước đánh giá tiếp, đôi khi cần chụp MRI, để đánh giá phạm vi, mức độ tổn thương.

Nếu khám thực thể thấy bình thường ở một khớp mà bệnh nhân có xác định là đau, nguyên nhân có thể biểu hiện là đau. Chẳng hạn, những bệnh nhân bị chấn thương khớp ức đòn có thể cảm thấy đau ở vai. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng nên luôn luôn khám các khớp ở trên và dưới nơi tổn thương.

Video liên quan

Chủ Đề