Trò chơi học tập có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển nhận thức của trẻ

đề cương giáo dục học mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [241.36 KB, 56 trang ]

Chương I : Tổ chức hoạt động vu chơi cho trẻ mẫu giáo
I . Các trò chơi của trẻ mẫu giáo
1.Trò chơi đóng vai theo chủ đề [ TC phản ánh sinh
hoạt của con người ]
• Khái niệm
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai
chơi cụ thể tái tạo lại những ấn tượng ,những xú cẩm mà trẻ thu nhận
được từ một môi trường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực
của trí tưởng tượng.
• Đặc điểm
+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi đặc trưng .tiêu biểu cho trẻ
ở lứa tuổi mẫu giáo – không phân biệt giàu nghèo
+ Trò chơi này trẻ tự nghĩ ra [ trẻ tự nghĩ ra chủ đề chơi ,tìm bạn chơi
.phân vai chơi ,tìm đồ chơi thay thế để tiến hành chơi ]
+ Trò chơi mang tính tự nguyện ,tính sáng tạo ,tính tự giác cao hơn –
thỏa mãn nhu cầu khủng hoảng của lứa tuổi
• Cấu trúc ,thành phần của mỗi trò chơi đóng vai theo chủ đề
• Chủ đề chơi: Đoa là mảng hiện thực của cuộc sống sinh hoạt
xung quanh trẻ được phản ánh trong trò chơi thường là các lĩnh
vực gần gũi với kinh nghiệm của trẻ như : chủ đề gia đình
,trường mẫu giáo …
+ Không nhất thiết tạo ra sản phẩm
+ Mang tính phụ thuộc : kinh nghiệm trẻ ,đồ dùng đồ chơi
+ Mang màu sắc vùng miền địa phương
• Vai chơi : trẻ nhập vai ,ướm thử vị trí của người lớn và tập thể
hiện các hành động ,công việc ,cách ứng xử ,đời sống tình cảm
… tương ứng với vị trí của họ trong xã hôi
VD: bác sĩ ,y tá , bệnh nhân trong chủ đề chơi phòng khám là
thành tố trung tâm
• Nội dung chơi : Mảng hiện thực cuộc sống xung quanh được trẻ
lĩnh hội và thể hiện nó qua việc đóng vai .Kinh nghiệm sống của


trẻ càng phong phú bao nhiêu thì nọi dung chơi càng được mở
rộng bấy nhiêu
+ Đặc điểm ,tính kí hiệu tượng trưng đồ chơi hoàn cảnh chơi vai
chơi và hoạt động chơi
• Luật chơi : Đó là quy định về phương thức hành động ,cư xử ,
cách thể hiện đời sống tình cảm … phù hợp với vai chơi
VD: Bác sĩ phải biết khám bệnh , kê đơn , khám bệnh phải nhẹ
nhàng , cẩn thận nhiệt tình
• Vốn kinh nghiệm của trẻ phong phú thì trẻ có khả năng thể
hiện luật chơi tỉ mỉ ,phong phú và giống thật bấy nhiêu .Luật
chơi ở trò chơi đóng vai theo chủ đề được ẩn kín sau các vai
chơi .
• Trò chơi đóng vai theo chủ đề chứa đựng hai mối quan hệ : quan
hệ chơi và quan hệ thực . Quan hệ chơi là quan hệ giữa các vai
chơi với nhau khi trẻ nhập vai trong tiến trình chơi [ VD : quan
hệ giữa trẻ đóng vai “ Bác sĩ” và trẻ đóng vai “ Bệnh nhân “ ].
Còn quan hệ thực là quan hệ giữa trẻ với trẻ được xác định trước
khi chơi howacj khi tách trẻ ra chơi hoàn cảnh chơi .
Khi có mâu thuẫn nảy sinh không giải quyết được thì mối
quan hệ thực trở lại .
• Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề với sự phát triển và giáo
dục trẻ mẫu giáo
• Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt với trẻ mẫu giáo chính khi trẻ chơi là
trẻ từng bước học làm người .
• Khi trẻ nhập vai chơi do nhu cầu muốn bắt chước cho giống thật
nên trẻ cố gắng thể hiện các hành động ,ứng xử ,tình cảm , thái
độ … phù hợp với vai trẻ đóng .
• Trong quá trình chơi ,bằng cách nhập vai chơi trẻ học được cách
ứng xử ,giao tiếp thấu cảm được tình người của con người đối
với con người ,con người đối với thiên nhiên ,con người đối với

đồ vật … góp phần hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ .
• Thông qua đóng vai theo chủ đề trẻ bắt chước lao động của người
lướn ,dần dần trẻ nắm được một số kĩ năng lao động đơn giản .
• Giúp trẻ khẳng định “ cái tôi “ của mình .
• Trẻ xác định rõ ràng vai trò , vị trí của mình trong “ xã hội trẻ em
“ .
• Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi tiêu biểu đặc trưng
đối với trẻ mẫu giáo , nó góp phần giải quyết mâu thuẫn
giwuax nhu cầu bắt chước người lớn và khả năng chưa cho
phép của trẻ trong giai đoạn này tạo nên động lực phát triển
của mặt tâm lý, xã hội của trẻ mẫu giáo .
2.Trò chơi xây dựng lắp ghép
• Khái niệm
Là trò chơi trong đó trẻ sử dugnj cá đồ chơi vật liệu xây dựng để
phản ánh thế giới xung quanh [ đặc biệt là thế giới đồ vật] trong các
công trình xây dựng ,lắp ghép nhờ trí tưởng tượng và sáng tạo của
trẻ .
• Đặc điểm
• Là loại trò chơi khi trẻ tham gia chơi bao giờ cũng tạo ra sản
phẩm cụ thể [ luôn tạo ra sản phẩm ] .
• Trẻ tự nghĩ ra ,tự chơi .
• Mang tính chất chủ thể sáng tạo .
• Trò chơi này chỉ được tiến hành thông qua đồ chơi vật liệu xây
dựng [ không có vật liệu xây dựng thì không thể chơi được ] .
• Trò chơi này xem như là biến dạng của trò chơi đóng vao theo
chủ đề . Trò chơi xây duwnhj lắp ghép cũng có chủ đề và cũng
phản ánh cuộc sống xung quanh trẻ [ đặc biệt là thế giới đồ vật
,với tư cách là sản phẩm lao động của người lớn như : cầu cống ,
nhà cửa …
• Trò chơi này mang rõ tính thực hành ,thực tiễn nó chứa đựng các

yếu tố của hoạt động tạo hình .
• Ý nghĩa
• Thông qua việc sử dụng các vật liệu phong phú về màu sắc ,hình
dạng ,kích thước … để tạo ra sản phẩm góp phần phát triển khả
năng tri giác [ nhất là tri giác không gian ] .
• Phát triển tư duy , đặc biệt là phát triển trí tưởng tượng cho trẻ .
• Quá trình lựa chọn vật liệu để tạo ra các cong trình phong phú đã
phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp , năng lực sáng tạo cái
đẹp ,củng cố thị yếu thẩm mỹ biết phân biệt cái đẹp ,cái xấu , cái
thô kệch , biết yêu cái đẹp .
• Việc tham gia vào trò chơi này còn giúp trẻ phát triển trí tuệ , đặc
biệt là sự sáng tạo đồng thời góp phần phát triển sự khéo , linh
hoạt của bàn tay, ngón tay.
3.Phương pháp trò chơi đóng kịch
• Khái niệm
Là trò chơi trong đó trẻ đóng vai các nhân vật trong các tác phẩm
văn học [ chủ yếu là truyện cổ tích , ngụ ngôn ] bằng trí tưởng tượng
sáng tạo cao , bằng tâm hồn nghệ sĩ của mình ,trẻ tái hiện lại các
hình tượng nhân vật yêu quý của mình qua cử chỉ ,điệu bộ, sắc thái ,
qua nét mặt và qua lờ nói
• Đặc điểm
• Trò chơi đóng kịch có chủ đề chơi , 2 vai chơi và nội dung chơi .
Nhưng nội dung chơi,vai chơi ,hành vi ,lờ nói của nhân vật được
xác định trước trong nội dung của tác phẩm văn học .
• Tính sáng tạo nghệ thuật được thể hiện rõ nét trong trò chơi
này .Trẻ tái hiện hình tượng văn học một cách sáng tạo [ tùy
thuộc vào khả năng cảm thụ tác phẩm ,phụ thuộc vào suy nghĩ ].
• Vai chơi trong loại trò chơi này có thể là người ,c ó thể là các con
vật với những phẩm chất tính cách nổi bật như hiền ,ác ,nahnh
hay chậm ,nhút nhát hay dũng cảm …

• Ý nghĩa
• Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch , trẻ được nhập vai và trải nghiệm
đời sống tình cảm củ các vai , giúp trẻ hiểu được chân , thiện ,mỹ
… từ đó bồi dưỡng cho trẻ tình cảm hướng thiện ,yêu cái thiện,
ghét cái ác …
• Trong quá trình chơi , trẻ nhập vai và phản ánh tính cách nhân
vật trong tác phẩm văn học bằng cử chỉ điêuk bộ và lờ nói =>
phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ .
• Trò chơi đóng kịch còn là phương tiện phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo và phát triển tâm hồn nghệ sĩ cho trẻ góp phần làm
phong phú đời sống tinh thần .
4.Trò chơi học tập
• Khái niệm
Là loại trò chơi có luật tiêu biểu khi tham gia vào trò chơi này , trẻ
gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ trí dục [ như củng cố , chính xác
hóa các biểu tượng phát triển ngôn ngữ ,hình thành các biểu tượng
mới ] .
• Đặc điểm của trò chơi học tập
• Trò chơi học tập do người lớn nghĩ ra , nó có nguồn gốc trong
kho tàng giáo dục dân gian .
• Mỗi trò chơi đều được cấu tạo 3 yếu tố sau đây :
• Nội dung chơi
• Đây chính là các nhiệm vụ học tập và là thành phần cơ bản của
trò chơi họ tập , nó gây sự hứng thú kích thích tính tò mò của trẻ
nhờ các tình huống có vấn đề
VD: con gì biến mất
• Nội dung xoay quanh các vấn đề ôn , củng cố tri thức tre đã có
,rèn luyện các kĩ năng .phát triến các giác quan .
• Hành động chơi
• Là hệ thống các thao tác mà trẻ thực hiện trong quá trình chơi để

giải quyết nhiệm vụ học tập chứa đựng trong nội dung chơi .Các
hành động chơi phức tạp dần theo sự phát triển của trẻ .
• Luật chơi
• Mỗi trò chơi học tập đều có luật chơi
+ Đó là quy định quy ước việc thực hiện các hành động chơi là
tiêu chuẩn kháh quan đẻ đánh giá khả năng chơi của trẻ .
• Nội dung chơi ,hành động chơi , luật chơi có liên hệ chặt chẽ với
nhau nếu thiếu 1 trong 3 thành phần trên thì không tiến hành chơi
được .
• Trẻ tham gia vào trò chơi học tập trên cơ sở bình đẳng tự
nguyện , vị trí của trẻ trong trò chơi như nhau .
• Trò chơi học tập có sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi
vui chơi. Trò chơi học taaph bao gồm các loại :
+ Trò chơi học tập với đồ vật tranh in
+ Trò chơi lô tô
+ Trò chơi học tập bằng lời
+ Trò chơi âm nhạc
• Ý nghĩa của trò chơi học tập
• Trò chơi học tập có ý nghĩa giá dục và phát triển to lớn đối với
trẻ mẫu giáo .
• Trò chơi học tập là phương tiện ,phương pháp và hình thức củng
cố ,chính xác hóa biểu tượng ,củng cố tri thức mà trẻ đã có và rèn
luyện kĩ năng cho trẻ mẫu giáo .
• Trò chơi học tập góp phần phát triển các quá trình tâm lý nhận
thức như cảm giác , tri giác , tư duy ,trí nhớ ,trí tưởng tượng và
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo .
• Là phương tiện phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ cho trẻ
như: tính độc lập , chủ động , tư duy linh hoạt , sáng tạo và trò
chơi học tập mang lại niềm vui cho trẻ .
• Trò chơi học tập đối với trẻ mẫu giáo được sử dụng vừa là

phương tiện củng cố tri thức ,rèn luyện kỹ năng kích thích cho
trẻ phát huy tính tích cực , tính sáng tạo trong hoạt động nhận
thức nhờ các tình huống chơi hấp dẫn .
• Phương pháp hướng dẫn trò chơi học tập
• Bước 1: Hướng dẫn trò chơi
• Cố giới thiệu tên trò chơi , phổ biến nội dung chơi , giới thiệu các
hành động chơi và phổ biến luật chơi cho trẻ - trò chơi cũ thì cố
gợi ý trẻ nhắc lại nội dung – HĐ- luật .
• Nếu trò chơi có hành động chơi phức tạp [MGB] cô vừa giả thích
vừa làm mẫu từng động tác minh họa .
• Bước 2 : Theo doi qua trình chơi
• Nếu là trò chơi mới sau khi hương dẫn trò chơi cô tổ chức cho trẻ
chơi theo từng nhóm , cô theo dõi trẻ chơi .
• Đối với những trò chơi có hành động chơi , luật chơi phức tạp thì
cô có thể chơi cùng trẻ 1- 2 lần [ nhất là để gây hứng thú cho trẻ ]
.
• Nếu trò chơi cũ thì sau khi nhớ lại nội dung ,luật chơi cô phân
nhóm để trẻ tiến hành chơi .Cô theo dõi trẻ chơi đúng luật hay
không , theo dõi thái độ của trẻ đối với nhau .
• Cô kịp thời khen ngợi động viên trẻ .
• Nếu trẻ chơi sai luật thì chơi xong 1 lượt cô gợi ý cho các bạn
nhận xét , trên cơ sở đó cô giúp trẻ nhớ lại luật chơi để thực hiện
cho đúng.
• Bước 3 : Nhận xét sau khi chơi
• Cô giáo căn cứ vào luật chơi để đánh giá khả năng chơi cho trẻ.
• Thái độ chấp hành luật chơi , thái độ với bạn trong khi chơi , thái
độ của trẻ đối với đồ chơi .
• Tùy thuộc vào lứa tuổi cô lựa chọn hình thức nhận xét cho phù
hợp .
+ MGB : Cô động viên khen ngợi trẻ dưới dạng xác nhận để trẻ

nhớ và khẳng định luật chơi , thích tham gia chơi .
+ MGL : Thì đòi hỏi trẻ thực hiện nghiêm túc luật chơi hành
động chơi .
• Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập
• Trò chơi học tập : phương tiện để củng cố kiến thức chứ không
phải để tiếp thu kiến thức mới .
• Nội dung , hành động chơi , luật chơi phải phù hợp với vốn hiểu
biết và năng lực nhận thức của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi và phải
được phức tạp dần theo sự phát triển của trẻ .
• Trò chơi học tập được sử dụng trong tiết học phải phục vụ cho
mục đích của tiết học và phù hợp với nội dung dạy học cho trẻ .
• Khi tổ chức cho trẻ chơi cần tạo sự hấp dẫn , tạo ra tình huống để
kích thích , tích cực .
5.Trò chơi vận động
• Khái niệm
Là trò chơi mà khi trẻ tham gia chơi tức là trẻ giải quyết nhiệm vụ
vận động như một nhiệm vụ thực hành dưới hình thành vui vẻ .
• Đặc điểm
• Cũng như trò chơi học tập , trò chơi vân động đều có 3 yếu tố sau
:
• Nội dung chơi [ nhiệm vụ vận động ]
• Thể hiện dưới một hình tượng nào đó như “ mèo – chuột “ , “
rồng – rắn “ … -> dễ gây hứng thú cho trẻ
• Hành động chơi
Đó là những tác động trong khi chơi
• Luật chơi
Đó là các quy tắc , quy định mà trẻ phải tuân theo khi thực hiện hành
động chơi .
• Trò chơi vận động thường có lời ca tiếng hát [ coa vần có nhịp
] kèm theo trẻ thể hiện đúng động tác vận động mà tăng thêm

tính sinh động , hấp dẫn trong quá trính chơi .
• Trò chơi vận động có loại có chủ đề chơi , có loại không có
chủ đề
• Trò chơi vận động có chủ đề là các trò chơi mà nội dung
vận động chứa đựng trong nội dung trò chơi được núp dưới
hình tượng .VD : mèo , chim sẻ …
• Trò chơi vận động không có chủ đề là trò chơi mà nhiệm
vụ vận động được thức hiện rõ ràng , không ẩn náu dưới
các vai như “ chơi với bóng , chơi với dây , chạy tiếp cờ “
• Ý nghĩa
• Nhằm phát triển và hoàn thiện các vận động
• Phát triển rèn luyện các tố chất thể lực cho trẻ
• Còn tác dụng nâng cao tính bền bỉ hoạt bát, nhanh nhẹn dẻo dai
của cơ thể , giúp chống lại sự mệt mỏi , căng thẳng trả lại trạng
thái cân bằng của hệ thần kinh , tao ra cho trẻ niềm vui , tạo điều
kiện để nạp thêm năng lượng
• Trò chơi vận động còn là mảnh đất tốt để hình thành ở trẻ mẫu
giáo một số phẩm chất quý , cần thiết cho người lao động trong
tương lai [ tính kiên trì , dũng cảm , tính tập thể ]
• Hướng dẫn trò chơi vận động
Tiến hành 3 bước
• Bước 1 : Hướng dẫn trò chơi
• Trò chơi mới : Cô giới thiệu với trẻ đề chơi , nội dung chơi , hành
động chơi , luật chơi .
• Với MGB : Cô kết hợp làm mẫu minh họa các hành động chơi ,
sau đó cô cho trẻ làm quen với đồ chơi và phân vai .
• Trò chơi cũ thì cô gợi ý để nhắc lại nội dung chơi , hành động
chơi , luật chơi .
• Bước 2 : Theo dõi quá trình chơi
• Mẫu giáo bé: Cô chơi cùng trẻ 1- 2 lần đầu để giúp trẻ mạnh

dạn , hứng thú , và giúp trẻ nắm được luật chơi còn đối với trẻ
MGN + MGL cô chỉ theo dõi trẻ chơi .
• Cô theo dõi trẻ chơi có đúng luật không , thái độ của trẻ đối với
bạn và đối với đồ chơi trong quá trình chơi theo dõi sức khỏe của
trẻ .
• Cô nên gợi ý , luôn đổi vai cho trẻ [ trò chơi vận động có chủ đề].
• Cô kịp thời động viên khen ngợi trẻ
• Khi trẻ thực hiện sai hay phạm luật cô không nên sửa sai quá
nhiều lần cho 1 trẻ sẽ làm trẻ sợ .
• Bước 3: Nhận xét chơi
• MGB : Cô chủ yếu là khen , động viên
• MGN+ MGL : Cô tập cho trẻ tự nhận xét về bant thân và bạn .
Căn cứ vào luật chơi , việc thực hiện các hành động , thái độ
chơi.
II. Nội dung và phương pháp tổ chức cho trẻ
MG vui chơi trong chế độ sinh hạt hàng ngày
• Tổ chức chơi trong giờ đón trẻ
• Mục đích :
+ thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ
+ tạo cho trẻ có tâm trạng vui vẻ bước vaogf một ngày mới , tạo
cho trẻ tình yêu đối với trường lớp .
• Cô cần chọn các nội dung nhẹ nhàng mà trẻ đã biết chơi rồi . Các
trò chơi không phải chuẩn bị đồ chơi nhiều
VD: Trò chơi học tập [ ghép hình , xâu hạt …] trò chơi xây
dựng , xem tranh ảnh , trò chơi dân gian .
+ phương pháp tổ chức :
• Cô vừa đón trẻ vừa gợi ý chọn các đồ chơi , trò chơi trẻ thích để
chơi , có thể chơi cá nhân hay chơi tập thể .
• MGB : Cô giáo nên bày sẵn một số đồ chơi ở các góc để thu hút
sự hứng thú của trẻ .

• Cô bao quát trẻ chơi , động viên khen ngợi trẻ kịp thời khi có
biểu hiện tốt như biết chơi với đồ chơi, biết chơi cùng bạn .
• Cô rèn luyện thói quen chơi cất đồ đúng nơi quy định
• Chơi chuyển tiếp giữa các hoạt động trong ngày
• Chơi từ hoạt động này sang hoạt động khác hoặc từ tiết học thứ 1
sang tiết học thứ 2 .
• Tổ chức cho trẻ chơi : 1- 2 trò chơi trong khoảng 3-5 phút nhằm
thay đổi không khí , chống mệt mỏi , căng thẳng tạo cho trẻ tinh
thần thoải mái ,sảng khoái .
• Những trò chơi sử dụng trong thời điểm các hoạt động là những
trò chơi đơn giản về khâu chuẩn bị , thời gian chơi ngắn .
• Lựa chọn trò chơi phải đảm bảo nguyên tắc động – tĩnh .
• Cô tổ chức cho trẻ choei tự nhiên , không gò bó trẻ chơi 1,2 lần
tùy thuoccj vào hứng thú chơi . Có thể chơi theo cá nhân , chơi
theo nhóm , chơi tập thể .
• Chơi trong giờ đi dạo
• Cô giáo sử dụng nhiều trò chơi để tổ chức cho trẻ chơi
VD: trò chơi vận động , chơi tự do, chơi với cầu trượt đu quay ,
chơi với các vật liệu thiên nhiên cát , sỏi , hột , hạt …
• Cô bao quát trẻ chơi , tùy vào sở thích của trẻ để hướng dẫn trẻ
chơi
• Đối với trẻ MGB hoặc những trò chơi trẻ chưa thành thạo cô giáo
tham gia chơi cùng trẻ
• Cô nên luân đổi trò chơi , nội dung chơi để tránh trẻ nhàm chán
• Chơi sáng tạo
• Thời điểm chơi tương đối dài: trẻ chơi các trò chơi đóng vai theo
chủ đề , trò chơi xây dựng lắp ghép hoặc xem tranh đóng kịch
• Bước 1: Ổn định tổ chức – thăm dò ý tưởng của trẻ
• Bước 2: Tổ chức cho trẻ chơi
• Bước 3 : Nhận xét

• Căn cứ vào lứa tuổi để đưa ra nội dung , phương pháp hướng dẫn
chơi cụ thể .
• Chơi trong hoạt động chiều
• Ở thời điểm này cô hướng dẫn tổ chức trò chơi mới [ trò chơi vận
động, trò chơi học tập , đóng vai , lắp ghép… ]hoặc những trò
chơi đã biết nhằm củng cố ôn luyện kỹ năng chơi cho trẻ , thỏa
mãn nhu cầu chơi của trẻ .
• Tùy thuộc vào đặc điểm chơi và yêu cầu đối với trẻ các giai đoạn
lứa tuổi mà cô lụa chọn nội dung và phương pháp hướng dẫn trẻ
chơi cho phù hợp , thỏa mãn nhu cầu của trẻ , đồng thời phát huy
vai trò của trò chơi đối với sự phát triển và giáo dục trẻ mẫu giáo
• Thời điểm này , cô giáo nên có kế hoạch dành thời gian luyện tập
bổ sung cho trẻ kỹ năng chơi yếu , trẻ nhút nhát .
• Cô nên luân đổi trò chơi cho trẻ ở các buổi sinh hoạt chiều để trẻ
khỏi bị nhàm chán .
• Chơi trong thời gian trả trẻ
• Cô chọn các trò chơi nhẹ nhàng , không mất nhiều thời gian
chuẩn bị , những trò chơi trẻ đã biết ít vận động mạnh .
• Cô vừa bao quát trẻ vừa trả trẻ trẻ có thể chơi theo ý thích của
mình .Cô giúp trẻ nhớ lại cách chơi và chơi vui vẻ , hòa đồng với
nhau .
• Hoạt động vui chơi có hầu hết ở các thời điểm trong ngày sinh
hoạt của trẻ ở trường mầm non . Ở thời điểm ở từng giai đoạn
lứa tuổi để chọn nội dung phương pháp phù hợp .
• Đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ .
III.Các bài tập tình huống vui chơi trong góc của trẻ MGL [5-6
tuổi]
Bài tập 1 :
Ở góc chơi xây dựng công viên bé Phương đang xây hàng rào ,bé Hùng,bé Tuấn đang xây khu vui
chơi còn bé Sơn đang xây bể bơi Các bé say sưa một lúc sau ,Bé Sơn ngồi thừ ra nhìn bể bơi rồi lại

nhìn lên giá đồ chơi như tìm kiếm một cái gì đó.Bạn thử đoán xem Sơn đang cần gì ?Làm thế nào để
giúp bé Sơn thỏa mãn nhu cầu chơi
Trả lời :
Nguyên nhân:
- Do thiếu đồ dung đồ chơi
- Trẻ kinh nghiệm chơi còn hạn chế
• Nếu do thiếu đồ dùng đồ chơi
- Cô nhẹ nhàng tới hỏi bé Sơn : “Con đang cần tìm gì vậy Sơn”?
+ Lúc này cô sẽ hướng dẫn trẻ tìm đồ dùng đồ chơi mà trẻ cần dự theo ý tưởng chơi của trẻ
+ nếu k có cô sẽ hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tự tạo
Ví dụ : trẻ cần một bể bơi nữa cô sẽ hướng dẫn trẻ làm bể bơi từ hộp giấy .Như coo và con sẽ làm
một chiếc bể bơi từ hộp giấy nhé sẽ nhanh thôi mà
• Trẻ kinh nghiệm chơi còn hạn chế
Giáo viên có thể gợi ý như để bể bơi có chỗ cho mọi người ngồi nghỉ thì mình nên làm thêm gì nào?
Có thể trồng thêm gì nữa?
Nếu không có cây ta có thể dùng gì để mình ngồi không bị nắng con nhỉ?
Bài tập 2 :
Ở góc “ cửa hàng may thời trang” Bé Hương đóng vai khách hàng đến của hàng đưa tờ bìa nhỏ
[phiếu nhận hàng ]cho bé mai chủ cảu hàng và nói “ Bác ơi cho tôi xin quần áo ,phiếu nhận hàng của
tôi đây.Bé Mai cầm lấy phiếu nhận hàng từ tay bạn và tay kia giả vờ úp tay vào bàn tay bạn và nói “
Đây quần áo của bác đây” Hai bé nhìn nhau nhỏe miệng cười.Nếu chứng kiến tình huống này bạn
chọn cách nào giúp Hường và Mai chơi thú vị hơn không?
Trả lời :
Để tăng thú vị cho trẻ cô sẽ bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi vào của hàng quần áo như : quần
áo,mũ,túi xách,vòng nơ …để cho trẻ chơi nội dung chơi sẽ thú vị hơn
Giáo viên sẽ gơi ý một số câu hỏi để tạo hứng thú cho trẻ chơi :
Vai chủ của hàng :
+ Đây là quần áo của bác bác thử xem có vừa không ạ?
+ Bác có mặc vừa không?Bác có thấy phải sửa chỗ nào không ạ?
+ Cửa hàng tôi có rất nhiều đồ để giúp bộ quần áo có thể đẹp hơn đấy? như có nơ ,vòng.túi Bác xem

bác thích cái gì ở đây ạ?
+ Hoặc chủ cửa hàng có thể giới thiệu những mẫu sản phẩm mới cảu của hàng mình
+ Khi khách về cười cảm ơn khách và chào khách
Bài tập 3 :
Ở góc chơi cửa hàng và nhà bếp cô giáo H đã bổ sung một số đồ chơi mới và trẻ thích thú ra mặt
.Đến giờ hoạt động góc số trẻ về chơi ở hai góc đông hơn rất nhiều so với bình thường cho nên dẫn
tới thiếu khoảng không gian cho trẻ chơi,gây nên sự náo động cho 2 góc chơi này .Trước tình huống
đó bạn có cách nào giải quyết giúp các bé thỏa mãn nhu cầu chơi
Trả lời:
Ta có thể mở rộng không gian chơi cho trẻ ,bổ sung thêm đồ dung đồ chơi
- Cô giúp trẻ nhận ra rằng để thỏa mãn nhu cầu chơi với đồ chơi thì cần phải biết
thỏa thuân với nhau
- Nếu lớp nhỏ không thể mở rộng góc chơi mà trẻ lại rất thích đồ chơi.Cô nói cô
cũng rất thích đồ chơi này các con cũng thế phải không ? Để ai cũng được chơi
thì chúng mình hãy chơi cùng nhau như thế mới vui .Bạn nào hôm nay chưa chơi
được thì chúng mình cũng đừng buồn mai chúng mình sẽ chơi.hôm nay cô thấy
lớp mình còn rất nhiều góc thú vị đấy .Các con hãy lại đó chơi nhá
-
Bài tập 4 :
Cô giáo N đem tới lớp một số hình rối hư : Bố,mẹ,anh chị,bạn ,em bé Vào giờ hoạt động góc trẻ
bắt đầu tới ngắm nghía ,sờ mó những hình dối .Có một trẻ đề nghị chơi trò chơi “ Gia đình về quê “
các trẻ khác đồng tình thế là trẻ này thi với trẻ khác nghĩ ra cá tình huống chơi và chơi say sưa với
những con rối .Trò chơi diễn ra được một lúc những trẻ chơi ở các góc bên cạnh không kiềm chế
được sự tò mò,hứng thú với đồ chơi mới lạ cũng chạy sang nhập hội .Thế rồi mỗi trẻ một ý kiến
chúng không thống nhất được ý tưởng trò chơi bị gián đoạn .Trước tình huống này nếu là giáo viên
tổ chức hoạt động góc bạn sẽ làm gì để giúp trẻ tiếp tục cuộc chơi
Trả lời :
Cô sẽ tới trò chuyện với trẻ để trẻ có thể nói ra những suy nghĩ và ý kiến của mình
Hôm nay cô thấy các con chơi ở góc này rất đông các bạn đêu có những ý kiến khác nhau và không
thống nhât .Bây giờ các con hãy xem làm sao mà chúng mình có thể chơi được nhỉ

- Cô sẽ chia trẻ ra đê thảo luận với nhau và chia đồ chơi về các nhóm sau khi trẻ
đã có ý kiến như chơi cùng nhau ,làm thêm con rối
- Sau những ý kiến cô sẽ giúp trẻ phân tích ý kiến
+ Làm đồ chơi các con rối là ý tưởng rất hay cô tin là các con sẽ làm được nhưng hơi lâu đấy cô và
các con sẽ cùng kiếm vật liệu cô sẽ hướng dẫn chúng mình làm
+ Đồ chơi lại có một bộ tất nhiên là không đủ cho các nhóm chơi rồi các con hãy thỏa thuận với
nhau xem nhóm nào chơi trước nhomas nào chơi sau đi các con phải biết chia sẻ chơi hòa đồng với
nhau như thế mới ngoan chứ
 Sau khi trẻ đã chon được phương án cô sẽ tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động
Bài tập 5
Ở góc “ Cửa Hàng ’’Hường và Mai đóng vai cô bán hàng và các trẻ đóng vai khách hàng đến nối
tiếp nhau trẻ mua thứ này ,trẻ mua thứ khác các cuộc mua bán thật sự rôm rả .Một lúc sau các đồ
chơi bày ra đã bán hết,hai bé Mai và Hường loay hoay tìm kiếm khắp giá được mấy thứ đồ chơi bầy
lên để tiếp tục trò chơi mua bán Các khách hàng lại đến của hàng nhưng họ chỉ nhìn các thứ đồ chơi
rồi bỏ đi không mua .Bạn thử đoán nguyên nhân của hiện tượng này là gì?Bạn có cách giúp Hường
và Mai tiếp tục trò chơi
Trả lời:
Nguyên nhân : Có thể đồ chơi không đẹp không bắt mắt
+ Hứng thú chơi bị dán đoạn do thiếu đồ dùng đồ chơi
Để giúp Mai và Hường tiếp tục trò chơi thì cô bổ sung thêm một số đồ chơi để trẻ thêm cơ hội lựa
chọn hay trang trí góc bán hàng thêm hấp dẫn
+ Giúp Hương và Mai giới thiệu sản phẩm của cửa hàng
Ví dụ : “Chương trình giảm giá” “ chương trình khuyến mại” để tạo hứng thú cho khách hàng để
khác hàng tới mua
Bài tập 6 :
Ở góc “ Gia đình” của một lớp mẫu giáo [5-6 tuổi] nhóm trẻ lựa chọn đồ chơi “ Gia đình chuẩn bị
Tết cổ truyền “ chúng tôi nghe trẻ lắng nghe bàn bạc ,đưa ra các ý tưởng chơi trước khi chơi .Bé
Hùng bảo “ Tớ sẽ là chủ của hàng bán cây cảnh ,đào mai,quất để bán cho các gia đình “.Bé Minh nói
tiếp :” Còn tớ sẽ là cô bán hàng siêu thị Hà Nội bán bánh,mứt ,kẹo.Bé Hải lên tiếng Tớ thích bán
hàng hoa.Bé Hương,bé Ly,bé Bình nói tiếp “ Còn chúng tôi sẽ là các bố các mẹ trong gia đình đi

sắm têt.Nhóm trẻ đứng dậy tiến hành trò chơi.Một lúc sau một số trẻ mang về vài cây ăn quả từ góc
xây dựng đặt quấy vào nhau mà nói” Quất ,mai,đào đây” một số trẻ cầm về một số hộp bánh và kẹo
và một số trẻ khác loanh quanh ở các góc chơi tìm kiếm đồ chơi 10 phút trôi qua trò chơi cuat trẻ
vân chưa được tiên hành và cư thế từ từ rã đám nhanh chóng của trò chơi ?Bạn có cách nào để giúp
trẻ thực hiện ý tưởng chơi không?
Trả lời :
Nguyên nhân: + Trẻ thiếu kinh nghiệm chơi
+ Do trẻ gặp khó khăn trong tổ chức phối hợp chơi cùng nhau
+ Do thiếu môi trường chơi,hoàn cảnh chơi,đồ dùng chơi
Trong tình huống này cô cần tới trò chuyện với nhóm trẻ nắm bắt được ý tưởng chơi của
trẻ và những khó khăn
- Cô giáo gợi ý trẻ thiết kế quầy hàng theo ý tưởng của trẻ như quầy hoa tết,quầy
bánh kẹo,thiết kế gia đình đông con,gia đình ít con,gia đình mở rộng
- Cô giáo gợi ý cho trẻ lựa chọn đồ chơi đã có ở các goc phục vụ ý tưởng chơi của
trẻ,hướng dẫn trẻ làm một số đồ chơi bổ sung trong quá trình chơi như bánh
trưng,thịt,cá,quần áo,bao lì xì
- Cô gợi ý cho các trẻ ở các gia đình đi mua sắm têt ,mua gì cho phù hợp với nhu
cầu với số lượng các thành viên trong gia đình,trang trí cho căn nhà của mình để
chuẩn bị đón Tết
Bài tập 7 :
Chúng tôi quan sát trong suốt thời gian thực hiện chủ đề : “ Thế giới động vật “ở góc “Tạo hình” của
một lớp mẫu giáo [5- 6 tuôi] buổi chơi nào trẻ cũng chỉ vẽ hoặc tô màu các con vật.Bạn thử cho biết
nguyên nhân của hiện tượng này ?Nếu là giáo viên tổ chức giờ hoạt động góc bạn sẽ làm gì ?để phát
triểm nội dung chơi ở góc này
Trả lời :
- Nguyên nhân : Môi trường góc chơi đơn điệu nội dung chơi còn nghèo nàn
- - Đồ dùng các nguyên vật liệu có sẵn,nguyên vật liệu mở trong góc
còn thiêu
- - Giáo viên chưa chú trọng đến kỹ năng tạo hình cho trẻ ,chưa tạo
ra môi trường tạo hình để trẻ được tự do sáng tạo

Cách giải quyết:
- Để phát triển nội dung ở góc chơi này.Em sắp xếp lại góc tạo hình sao cho nhìn
thật hấp dẫn
Ví dụ : Với đất nặn : thì ta có thể để hình ảnh từng bước minh họa cách làm con vật như con voi,con
gà,con hươu sao
- Vơi giấy màu cô có thể hỏi trẻ xem với những giấy màu này con vật gì như hình
ảnh xé dán con cá,con vật mà mình yêu thích cô nghĩ nó sẽ rất đẹp ấy
- Nếu trẻ thất bại thì cô sẽ động viên trẻ để trẻ có thể hứng thú ,tránh bị chán nản
Phần II
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non

I.Các nhiệm vụ giáo dục mầm non
Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau đây:
+ Mục tiêu,nhiệm vụ,nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi
+ Xây dựng hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non
+ Tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng hiểu quả của quá trình giáo dục trẻ em
- Theo xu thế phát triển chung,giáo dục mầm non cần nghiên cứu bổ sung hoàn
chỉnh các vấn đề lí luận cũng như thực tiễn giáo dục mầm non ,đảm bảo vừa có
giá trị định hướng vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động giáo dục mầm
non đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội
- Sau đây là một định hướng nghiên cứu của khoa giáo dục mầm non trong giai
đoạn hiện nay:
1,Nghiên cứu tổng thể hiện trạng GDMN ở từng khu vực để đánh giá chính xác tình hình có
giải pháp từng bước giải quyết các mâu thuẫn ,bất cập
2,Nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu GDMN đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn đổi
mới
3, Nghiên cứu nhu cầu của xã hội đối với GDMN trong tình hình hiện nay và xu thế phát
triển của nó
4, Nghiên cứu các loại hình GDMN xu thế,khả năng phát triển của loại hình công lập,bán

công,dân lập,tư thục ở từng khu vực.Nghiên cứu các mô hình khả thi đặc trưng ,thích hợp từng
vùng miền
5, Nghiên cứu giải pháp phát triển giáo dục mầm non ở nông thôn,vùng sâu,vùng xa ,ưu tiên
thiết kế các chính sách đảm bảo công bằng xã hội,hỗ trợ người nghèo
6, Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
7, Nghiên cứu đổi mới công tác quản lí GDMN
8, Nghiên cứu các giải pháp đào tạo giáo viên nhằm tăng cường số lượng và đảm bảo chất lượng
9,Xác định rõ những tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá phân loại chất lượng của mỗi cơ sở
GDMN ở mỗi địa phương theo chuẩn mực quốc gia
10, Nghiên cứu,bổ sung các thuật ngữ trong GDMN
II. Phân tích nội dung –biện pháp thực hiện các nhiệm vụ
1, Giáo dục thể chất cho trẻ
1.1 Khái niệm
Là quá trình sư phạm tác động chủ yếu vào mặt cơ thể của trẻ giúp cho trẻ khỏe mạnh cơ thể
phát triển hài hòa cân đối làm cơ sở cho phát triển toàn diện nhân cách của trẻ
- Giáo dục thể chất là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình giáo dục hình thành phát
triển toàn diện nhân cách của trẻ
- Giáo dục thể chất bảo vệ chăm sóc và rèn luyện sức khỏe cho trẻ
1.2, Nhiệm vụ ,nội dung phương pháp giáo dục thể chất cho tuổi nhà trẻ
a,Nhiệm vụ
- Bảo vệ cơ thể đảm bảo phát triển đúng đắn về thể chất cho trẻ,rèn luyện cơ thể khả năng thích
ứng với môi trường bên ngoài
- Có thể nói đây là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết vì đặc điểm cơ thể của trẻ ở lứa tuổi này
phát triển rất nhanh nhưng còn non nớt,sức đề kháng yếu
=> Do đó giáo dục thể chất phải hướng vào việc bảo vệ,giữ gìn,rèn luyện cơ thể một cách hợp lí để
trẻ có khả năng thích ứng với những biến đổi của môi trường bên ngoài
- Phát triển và hoàn thiện các vận động của trẻ
VD : Trẻ dưới 3 tuổi cần được phát triển hoàn thiện một số vận động cơ bản như : Lẫy ,bò ,đứng
,đi,chạy nhảy,và vận động linh hoạt của ngón tay ,bàn tay, khả năng phối hợp thị giác ,thính giác với
vận động

- Hình thành một số thói quen văn hóa vệ sinh ban đầu trong đời sống của trẻ
b, Nội dung phương pháp giáo dục thể chất
* Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí
- Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phân phối thời gian và trình tự các hoạt
động trong ngày cũng như ăn uống nghỉ ngơi một cách hợp lí nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát
triển của trẻ
- Trình tự các hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp với đặc điểm sinh lí và tâm lí của trẻ.Do đó việc tổ
chức thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt như đúng mốc,quãng thời gian cho từng hoạt động luôn
điều hòa giữa thức và ngủ hoạt động tĩnh và hoạt động động
- Đảm bảo cho trẻ thỏa mãn các nhu cầu về ăn ,ngủ,hoạt động ,giữ cho hệ thần kinh được thăng bằng
trẻ luôn ở trạng thái thoải mái vui vẻ
*Tổ chức ăn uống cho trẻ
- Ăn uống là nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
VD : hàng ngày cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ các chất dinh dưỡng và uống đủ nước
- Từng lứa tuổi ,độ tuổi mà có chế độ ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ
- VD : Trong năm đầu cho trẻ bú sữa mẹ là tốt nhất
Sang năm thứ 2 chuyển sang dạng thức ăn như bột cháo, cơm nát
- Cần tổ chức cho trẻ ăn uống hợp lí ,ăn đúng giờ đảm bảo vệ sinh ,không khí khi
ăn thoải mái vui vẻ để trẻ có cảm giác ngon miệng
- Tập cho trẻ ăn thức ăn đa dạng về khẩu vị và đủ các nhóm dưỡng chất nhằm tăng
cường sức khỏe của trẻ
• Tổ chức giấc ngủ
- Giấc ngủ rất cần thiết .Nó là điều kiện để khôi phục khả năng làm việc của các tế
bào thần kinh sau những hoạt động của con người
- Đối với trẻ nhỏ hệ thần kinh còn yếu và trẻ nhanh chóng mệt mỏi.Giấc ngủ giúp
trẻ lớn và phát triển
- Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày cần tổ chức giấc ngủ cho trẻ có chế độ ngủ hợp
lí có thói quen tốt đối với giấc ngủ
- Tập cho trẻ ngủ đúng giờ ngủ đủ giấc đủ thời gian ,ngủ ngon giấc
- Phòng ngủ phải thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông và có tủ đồ dùng phục

vụ cho giấc ngủ của trẻ như giường chiếu ,gối chăn.
- Cần tạo trạng thái yên tĩnh trước trong khi ngủ tôn trọng thói quen của trẻ khi trẻ
ngủ để trẻ đi vào giấc ngủ nhanh
- Đối với trẻ nhỏ cô đặt trẻ theo tư thế thuận lợi với thái độ thoải mái ân cần nhẹ
nhàng
- Cô luôn có mặt khi trẻ ngủ để chăm sóc giấc ngủ của trẻ và sử lí kịp thời các tình
huống xảy ra
- Hết giờ ngủ cô thức dậy trẻ từ từ không thức đồng loạt đột ngột ảnh hưởng đến
sức khỏe với trẻ mẫu giáo cô tập cho trẻ thu dọn cùng cô chỗ ngủ sau khi giờ ngủ
kết thúc
- Phối hợp với gia đình để tổ chức giấc ngủ ở nhà không cho trẻ thức quá
khuya,xem tivi quá nhiều,hoặc lao động uống đồ kích thích gây ảnh hưởng tới
giấc ngủ của trẻ
• Thực hiện chế độ vệ sinh chăm sóc trẻ
- Vệ sinh thân thể trẻ được tắm gội sạch sẽ hàng tuần cắt móng tay,móng chân,tập
cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh
- Vệ sinh răng miệng tập cho trẻ vệ sinh bằng nước muối,đánh răng vào buổi sáng
và buổi tối trước khi đi ngủ ,không cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng ,quá lạnh
- Vệ sinh tai-mũi –họng ,giữ ấm về màu đông,tiêm chủng và phòng bệnh cho trẻ
- Vệ sinh mặt :dùng nước đun sôi để nguội để lau mặt và rửa mắt cho trẻ,không
cho trẻ xem tranh ảnh nơi không đủ ánh sáng,cho trẻ chơi tập dưới ánh sáng tự
nhiên
- Vệ sinh quần áo luôn sạch sẽ theo mùa thay giặt hàng ngày,chất liệu vải phù hợp
với khí hậu trong năm ,kiểu may đơn giản dễ mặ,dễ cởi ra
- Giày dép vừa chân để đi
- Luyện tập cho trẻ dạo chơi ngoài trời hoạt động ngoài trời[trẻ 18 tháng trở lên] để
rèn luyện sức khỏe
- Hàng ngày giáo viên có kế hoạch tổ chức cho trẻ được dạo chơi ngoài trời để trẻ
được tắm nắng ,tăm không khí trong lành được vận động thoải mái
- Được chơi những trò chơi phù hợp với lứa tuổi qua đó tăng cường trao đổi chất

trong cơ thể,nâng cao khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài
• Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ
- Phòng nhóm đồ dùng đồ chơi,trang thiết bị không có góc cạnh,góc nhọn,không
gây độc hại
- Quản lí trẻ chặt chẽ mọi thời điểm trong ngày không cho trẻ chơi gần nơi dễ xảy
ra nguy hiểm hoặc chơi một mình không có sự theo dõi của giáo viên
- Có biện pháp phòng tránh một số tai nạn có thể xảy ra như điện giật,bỏng,sặc,ngộ
độc thức ăn,ngã,chết đuối,thất lạc
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,thực hiện đúng 10 nguyên tắc trong chế biến
các món ăn cho trẻ
- Thương yêu tôn trọng trẻ,không xúc phạm đến thân thể nhân phẩm của trẻ
- Trường mầm non phải tổ chức cho giáo viên thường xuyên học tập quy chế bảo
vệ an toàn cho trẻ và có cam kết thực hiện đối với từng giáo viên.Mặt khác cán
bộ quản lí phải thường xuyên kiểm tra thực hiện quy chế an toàn ở từng nhóm
lớp
c,Tổ chức điều kiện sống sinh hoạt cho trẻ đảm bảo vệ sinh
- Trường lớp phải là nơi cao ráo,thoáng mát ,sạch sẽ,xa nơi ồn ào,xa nơi ô nhiễm độc hại[ xa chợ,xa
nhà ga,xa bệnh viện,nghĩa trang]
- Trong trường nên trồng nhiều cây xanh để điều hòa không khí,tạo bóng mát và tăng vẻ đẹp của
trường
- Phải có đủ nước sạch ,công trình vệ sinh phù hợp
- Phòng nhóm ,đảm bảo diện tích ,thiết kế hợp lí thuận tiện cho trẻ sử dụng,thoáng mát về mùa hè
ấm về mùa đông
- Đồ dùng đồ chơi phải đầy đủ đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ và vệ sinh an toàn
d,Kết hợp chặt chẽ với gia đình với y tế địa phương trong vệ sinh bảo vệ,chăm sóc cho trẻ
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng phát triển
- Tổ chức tiêm chủng phòng dịch theo đúng quy định theo đúng quy định của y tế [ bạch hầu,ho
gà,uốn ván]
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kì 2-3 lần/năm
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ cho các bậc cha mẹ

- Có biện pháp phòng bệnh theo mùa ,phòng và xử lí 1 số bệnh thường gặp ở trẻ [ bệnh đau mắt ,sâu
răng,viêm phế quản,rối loạn tiêu hóa]
2,Hình thành kĩ năng kĩ sảo
2.1. Sự cần thiết
- Vận động là nhu cầu tự nhiên của trẻ có vị trí quan trọng trong giáo dục thể chất cho trẻ vì vận
động làm cho toàn bộ cơ thể vận động do đó tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thê tăng
cường sự trao đổi chất trong cơ thế ,từ đó làm cho thể lực của trẻ được phát triển,sức khỏe được tăng
cường
Mặt khác sự vận động các hành động cơ bản và các phẩm chất thể lực rất cần cho cuộc sống của trẻ
mở rộng phạm vi tiếp xúc với môi trường xung quanh,phát triển tính tự lực và đời sống tâm lí của trẻ
2.2.Nội dung hình thành kĩ năng kỹ sảo vận động cơ sở vật chất thể lực cho trẻ
- Tuổi nhà trẻ lẫy –bò-ngồi-đứng –đi men-đi vững
- Tuổi mẫu giáo : Đi – chạy- nhảy –ném-leo trèo
- Phẩm chất hình thành cho trẻ: Nhanh-mạnh-bền bỉ dẻo dai khi vận động và phối hợp
2.3 Biện pháp thực hiện
- Tổ chức hệ thống bài tập phát triển vận động quy định trong chương trình:
+ Bài tập phát triển chung
+ Bài tập thể dục buổi sáng
+ Bài tập phát triển vận động cơ bản
- Tổ chức cho trẻ tập thể buổi sáng thường xuyên đều đặn hàng ngày
- Nội dung tập thể dục buổi sáng gồm 3 phần:
+Khởi động: làm vận động nhẹ nhàng
+ Trọng động : [ trọng tâm]
+ Hồi tĩnh
- Tổ chức cho trẻ chơi vận động phù hợp với lứa tuổi chơi trò chơi vận động trong
giờ thể dục sáng
+ Chơi trò vận động chuyển tiếp giữa hai hoạt động
+ Chơi trò chơi vận động trong hoạt động trong hoạt động ngoài trời
+ Chơi trò chơi trong giờ giáo dục thể chất
- Tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời

- Tổ chức lao động đơn giản vừa sức vừa lao động tạo ra vận động và làm cho vận
động trở nên chính sách nhịp nhàng hợp lí
3.Giáo dục thói quen vệ sinh ăn cho trẻ
3.1.Sự cần thiết

NGHIÊN CỨU Ý CHÍ TRẺ 5 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [983.84 KB, 148 trang ]

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm Hà nội
---------

NGUYN TH MINH TRANG

NGHIấN CU í CH TR 5-6 TUI THễNG QUA
TRề CHI HC TP
Chuyên ngành: Giáo dục học [Giáo dục mầm non]
Mã số: 60.14.01

GV hng dn: TS. Nguyn Th Nh Mai

1


Năm 2010
PHẦN: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và khoa
học kĩ thuật công nghệ, là thời kì của nền văn minh phát triển trên toàn thế giới.
Để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, phải có bản lĩnh, có ý chí kiên
cường, vượt lên mọi khó khăn, thử thách. Cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi người phải
đạt được những mục tiêu nhất định. Để thực hiện mục tiêu con người phải có ý chí
vượt qua mọi khó khăn.
Ý chí là thuộc tính tâm lí của nhân cách, là mặt năng động của ý thức, biểu
hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực
khắc phục khó khăn. Nó không được sinh ra mà được hình thành trong hoạt động
sống của cá nhân. Việc hình thành nhân cách nói chung và ý chí nói riêng được
diễn ra ngay từ giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Thông qua những con đường khác
nhau, giáo dục đóng một vai trò quan trọng góp phần hình thành ý chí của trẻ.


Ở tuổi mẫu giáo, ý chí xuất hiện như là sự điều chỉnh có ý thức đối với
hành vi của trẻ trong hoạt động. Sự phát triển ý chí của trẻ có liên quan mật thiết
với sự biến đổi của các động cơ hành vi. Chính sự xuất hiện một động cơ nổi bật
trong hệ thống thứ bậc các động cơ đã được hình thành có vai trò giúp trẻ vượt
qua khó khăn nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Thông qua vui chơi trẻ
khám phá, nhận thức thế giới và phát triển các khả năng của bản thân. Trò chơi
học tập là loại trò chơi có luật. Khi tham gia vào trò chơi học tập, trẻ gián tiếp giải
quyết các nhiệm vụ nhận thức nhằm củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, các tri
thức, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng và hình thành biểu tượng mới.
Trò chơi học tập không những giúp cho trẻ phát triển trí tuệ mà còn góp
phần phát triển ý chí. Để chơi có kết quả trẻ phải đặt ra mục đích trong hành
động chơi, có tính kiên trì bền bỉ trong quá trình chơi, có tính độc lập, quyết
2


đoán, dũng cảm và tự kiềm chế bản thân khi thực hiện nhiệm vụ chơi để đạt
được kết quả. Chính vì vậy TCHT có một vị trí quan trọng đối với việc giáo dục,
phát triển nhân cách toàn diện nói chung và ý chí của trẻ nói riêng.
Như vậy, việc tìm hiểu những biểu hiện ý chí của trẻ thông qua trò
chơi học tập là việc làm cần thiết góp phần hiểu trẻ hơn, làm cơ sở cho việc
nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục trẻ. Thực tế ở các trường Mầm non
giáo viên chưa chú ý nhiều đến những biểu hiện ý chí của trẻ nói chung và
biểu hiện thông qua trò chơi học tập nói riêng. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi học tập” nhằm làm
rõ vấn đề này.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi
học tập. Trên cơ sở đó đề ra những tác động sư phạm cần thiết nhằm phát triển ý
chí cho trẻ.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi học tập.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 120 trẻ 5 – 6 tuổi của hai trường mẫu giáo Thới Hưng và mầm non Sao
Mai thành phố Cần Thơ.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Để định hướng cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi đưa ra những giả thuyết
khoa học như sau:
- Mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5-6 tuổi là khác biệt nhau, những trẻ có
mức độ biểu hiện ý chí thấp nếu được phát hiện và có những tác động sư phạm
phù hợp có thể giúp cho ý chí của trẻ phát triển tốt hơn.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này chúng tôi đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
3


- Nghiên cứu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi học
tập ở trường mầm non.
- Đề xuất và thực nghiệm một số tác động sư phạm nhằm phát triển ý chí
cho trẻ.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI
Nghiên cứu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ có nhiều nội dung, trong đề tài
này chúng tôi chỉ nghiên cứu thông qua trò chơi học tập làm quen với toán, làm
quen chữ viết và tìm hiểu môi trường xung quanh ở trường mẫu giáo Thới Hưng
và mầm non Sao Mai của thành phố Cần Thơ.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên. Cụ thể: Sưu
tầm tài liệu, đọc, phân tích hệ thống các tài liệu, các vấn đề lí luận về ý chí của
trẻ 5-6 tuổi.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát trẻ trong các trò chơi học tập làm quen với toán, làm quen chữ
viết và tìm hiểu môi trường xung quanh của trẻ nhằm phát hiện mức độ biểu hiện
ý chí của trẻ. Đồng thời quan sát quá trình trẻ chơi nhằm xác định mức độ biểu
hiện ý chí của trẻ trong trò chơi khi có tác động hình thành.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại [trò chuyện, phỏng vấn]
Trò chuyện, trao đổi với trẻ, giáo viên, phụ huynh nhằm tìm hiểu mức độ
biểu hiện ý chí của trẻ.

4


7.2.3. Phương pháp điều tra viết [Anket]
Sử dụng phiếu điều tra đối với phụ huynh, giáo viên để tìm hiểu mức độ
biểu hiện ý chí của trẻ 5-6 tuổi.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm là chủ yếu.
7.2.3.1. Thực nghiệm phát hiện
Nhằm xác định thực trạng mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5-6 tuổi.
7.2.3.2. Thực nghiệm tác động
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về mức độ biểu hiện ý chí của
trẻ 5-6 tuổi, người nghiên cứu thử nghiệm một số tác động sư phạm nhằm phát
triển ý chí của trẻ 5-6 tuổi.
7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Sau khi tiến hành thực nghiệm với trẻ chúng tôi sử dụng phần mềm thống

kê SPPP 16.0 để xử lí số liệu và kiểm định kết quả nghiên cứu.
Trong các phương pháp trên thì thực nghiệm là phương pháp chính.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp số liệu thực trạng mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5-6 tuổi thông
qua trò chơi học tập.
Đề xuất và thử nghiệm một số tác động nhằm phát triển ý chí cho trẻ
5-6 tuổi.

5


PHẦN: NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Ý chí là một trong những phẩm chất nhân cách quan trọng của con người.
Đối với trẻ ý chí giúp trẻ xác định mục đích của hành động, kiên trì, mạnh dạn tự
tin tham gia mọi hoạt động. Khi xác định đúng mục đích và có nguyện vọng đạt
được mục đích đề ra, trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phát triển ý chí có vai trò quan
trọng trong sự phát triển các chức năng tâm lí khác như tư duy, tình cảm làm cơ
sở cho sự phát triển nhân cách trẻ.
Vấn đề này đã được các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam
nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có thể khái quát như sau:
1.1. 1. Nghiên cứu về ý chí
1.1.1.1 Ở nước ngoài
Những trường phái đầu tiên nghiên cứu về ý chí xuất phát từ nhận thức
theo quan điểm triết học duy tâm. Một số đại biểu cho rằng nguyên nhân kích
thích những hành vi ý chí là những hứng thú trí tuệ, một số khác cho rằng ý chí
của con người đẩy đến hành động là do các kích thích xúc cảm.
- Nổi bật là thuyết duy lí trí của Mâyman, ông cho rằng ý chí của con

người có nguồn gốc từ biểu tượng. Ngược lại Ribô đã xây dựng thuyết cảm xúc
của ý chí, theo ông cơ sở hoạt động ý chí là khát vọng, khát vọng có được từ cảm
xúc, ông cho rằng ý chí là hiện tượng thứ hai thuộc bậc thứ hai và được tạo nên
trên cơ sở của các quá trình ý thức khác đó là cảm giác. Theo thuyết của ông thì
việc giáo dục ý chí của trẻ phải gắn liền với giáo dục cảm xúc.
- Những người bảo vệ cho thyết duy ý chí có Vuntơ, Đjemxơ đứng trên
quan điểm ngược lại và họ khẳng định tính tự tồn tại và không phụ thuộc ngay từ
đầu của ý chí vào cảm giác và biểu tượng. Theo thuyết này thì đối với việc giáo

6


dục ý chí của trẻ chỉ cần làm xuất hiện ở trẻ trạng thái ý thức bền vững dưới một
dạng nào đó của tư tưởng vận động là đủ.
- Trong tác phẩm “Tâm lí học trẻ em” nhà tâm lí học Nga
A.A.Lianblinxkaia bà đã đề cập đến sự hình thành tính độc lập của trẻ mẫu giáo.
Trong quá trình đó bà đưa ra 3 giai đoạn phát triển tính tự lập. Các hoạt động của
trẻ luôn thể hiện tính tò mò, khám phá, để khẳng định khả năng của bản thân, trẻ
đặt ra những câu hỏi: “Liệu mình có làm được không”, như vậy đã hình thành ở
trẻ những biểu hiện của ý chí.
- P.A.Ruđich cho rằng hành vi ý chí là hành vi mà trong đó con người có
ý thức cố gắng đạt những mục đích. Muốn giáo dục ý chí cho trẻ phải giúp trẻ
xác định đúng mục đích và điều khiển hành động đạt mục đích.
- Pierre Daco nghiên cứu về tâm lí học hiện đại nói chung và ý chí nói
riêng ông cho rằng: nếu ý chí đòi hỏi sự cố gắng hết sức thì không phải là một ý
chí thực sự cao cả mà ý chí cao cả là một hành vi phù hợp với lý trí có ý thức và
sự hài hoà, phải được căn cứ trên sự cân bằng và sức mạnh. Như vậy giáo dục ý
chí cho trẻ phải bắt đầu từ những hành vi có ý thức và sự mạnh dạn tự tin vào
khả năng của bản thân.
- Theo C.L.Rubinstêin nghiên cứu về hành vi ý chí. Ông cho rằng hành vi

ý chí đầu tiên đó là hành động có mục đích, có trí tuệ và nhờ nó mà giải quyết
được nhiệm vụ đã định. Để phát triển ý chí ở trẻ, cần có sự giáo dục những hành
vi đúng đắn cho trẻ ngay từ khi còn bé. Sự giáo dục này có sự lâu dài, bền bỉ
theo từng giai đoạn phát triển lứa tuổi.
- K.Binlepra xem ý chí như là một năng lực tinh thần của bản chất người,
nó được sinh ra ở đứa trẻ và sự phát triển của nó còn phụ thuộc vào điều kiện
sống của mỗi con người. Vì vậy theo ông để ý chí của đứa trẻ phát triển tốt cần
phải có môi trường sống và giáo dục tốt.
- Nhà tâm lí học L.X.Vưgôtki nghiên cứu về nội dung lẫn cơ cấu, cấu trúc,
nguồn gốc phát triển ý chí của trẻ nằm trong mối liên hệ qua lại giữa đứa trẻ với
môi trường sống xung quanh trong đó vai trò quan trọng nhất là sự giao tiếp của
7


trẻ với người lớn. Do đó để ý chí của đứa trẻ phát triển tốt hơn, người lớn cần tạo
môi trường thuận lợi cho trẻ được hành động và thường xuyên quan tâm, trò
chuyện, lắng nghe trẻ, hướng trẻ đến sự phát triển tích cực hơn.
- A.V.Zaporojet đưa ra đặc điểm phát triển của hành động ý chí, nó được
nảy sinh trong quá trình con người khắc phục mọi trở ngại khó khăn bên trong và
bên ngoài. Theo ông việc giáo dục và phát triển hành động ý chí của trẻ, cần
giúp trẻ biết tự khắc phục mọi khó khăn. Đứa trẻ phát triển ý chí tốt thì việc thực
hiện các hành động ý chí không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh nữa. Khi phát triển
hành động ý của trẻ không xa rời việc giáo dục đạo đức và trí tuệ.
Bà V.X.Mukhina nghiên cứu sâu về sự phát triển ý chí của trẻ, theo bà ý
chí có liên quan mật thiết với sự biến đổi các động cơ hành vi của trẻ. Động cơ
hành vi của trẻ được phát triển và thay đổi theo từng lứa tuổi. Trẻ có nhiều động
cơ hành vi tốt sẽ giúp cho ý chí phát triển tốt.
Tóm lại từ những nghiên cứu trên của các nhà tâm lí học có thể khái quát
thành các hướng nghiên cứu cơ bản sau:
- Thứ nhất là nghiên cứu tìm ra hạt nhân của ý chí con người và việc giáo

dục ý chí cho trẻ, gồm các nhà nghiên cứu như: Mâyman, Ribô, Vuntơ và
Đjemxơ, A.A.Lianblinxkaia.
- Thứ hai là nghiên cứu nguồn gốc hình thành ý chí của con người và của
trẻ, gồm các nhà nghiên cứu như: P.A.Ruđích, Pierre Daco, C.L.Rubinstêin,
K.Binlepra và L.X.Vưgôtki.
- Thứ ba là nghiên cứu đặc điểm phát triển hành động ý chí và sự biến đổi
động cơ hành vi ý chí của trẻ mẫu giáo, có A.V.Zaporojet và bà V.X.Mukhina.
Như vậy các nhà tâm lí học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề
có liên quan đến ý chí và có những đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực này.
Vấn đề trò chơi, đối với trò chơi học tập, một số nhà giáo dục xô viết như
N.K Crupxkaia, A.X. Macarenco, E.I. Chikhieva, Ph.X. Levin, Đ.V.
Menđzeriskaia, A.K. Bônđarencô, L.V. Archemova [54], [69], [70], [75] …. Đã
bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu về trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo. Họ chỉ
8


ra vai trò của trò chơi học tập trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Theo nhà sư phạm nổi tiếng N.K Crupxkaia thì: “Trò chơi học tập không những
là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lí mà còn
giúp trẻ xích lại gần nhau, giáo dục cho trẻ tình yêu thương, lòng tự hào dân tộc.
Trẻ em không chỉ học trong lúc học mà còn học cả trong lúc chơi. Chơi với trẻ
vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc” [69;106].
Trong tác phẩm “Những trò chơi có luật trong trường mẫu giáo” các nhà
giáo dục học Xô Viết A.L.Xôrôkina và E.G.Baturina cho rằng trò chơi học tập
thực hiện chức năng của hoạt động thực hành, nó tạo điều kiện cần thiết để ứng
dụng và kết hợp các kiến thức thúc đẩy hoạt động trí tuệ và rèn luyện ở trẻ tính
kiên trì, độc lập tuân thủ theo luật qui định của trò chơi. Theo quan điểm này thì
nhà giáo dục cần phải tạo điều kiện cho trẻ có được cơ hội thực hiện nhiều trò
chơi học tập phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ và biểu hiện của ý chí.
Một số tác giả E.N.Vođovôdôva, L.K.Sleger… dùng trò chơi học tập để

trẻ làm quen với thiên nhiên, với lao động và sinh hoạt hàng ngày của dân tộc
Nga. Khi tổ chức cho trẻ chơi, họ đã chú ý đến việc kích thích tính độc lập, tự trẻ
biết giải quyết các hành động chơi một cách tính cực sáng tạo.
A.P.Uxôva cho rằng trò chơi học tập được sử dụng để dạy ngôn ngữ, dạy
tính, dạy các em làm quen với kích thước, màu sắc, hình dáng … những trò chơi
này cũng phát triển sự vận động, sự nhanh trí, phát triển ý chí, tư duy và ngôn
ngữ… của trẻ em [38;77].
Theo bà E.I.Chikhiepva trò chơi học tập có ảnh hưởng sâu sắc tới trẻ, giúp
cho trẻ phát triển mọi mặt về trí tuệ và ý chí song song với nhau. “Những trò
chơi này đẩy mạnh sự phát triển tất cả mọi mặt cá nhân của trẻ. Trò chơi đã tổ
chức trẻ lại với nhau nâng cao tính tự lập của trẻ”. Vì vậy đối với trẻ mẫu giáo
việc giáo dục ý chí có thể thông qua trò chơi học tập, nhà giáo dục cần tổ chức
nhiều trò chơi học tập cho trẻ được tham gia chơi tích cực nhằm phát triển trí tuệ
và ý trí của trẻ.

9


Tóm lại, đa số các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập trên thế giới
tập trung vào việc nghiên cứu lí luận sử dụng trò chơi học tập trong dạy học và
giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở đó các nhà sư phạm tìm kiếm, lựa chọn
nội dung và phương pháp, biện pháp phù hợp tổ chức cho trẻ chơi nhằm phát
triển trí tuệ và ý chí của trẻ, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
1.1.1.2. Ở trong nước
Kế thừa và tiếp thu những quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài,
ở Việt Nam có nhiều nhà nghiên cứu về tâm lí học nói chung và ý chí nói riêng.
Theo PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết trong “Tâm lí học lứa tuổi” bất cứ hoạt
động nào của con người cũng có nhiều loại hành động có ý chí giữ vai trò chủ
đạo. Hành động có ý chí là loại hành động có các thông số: Có ý thức, có đặt
mục đích, có sự kiểm tra của ý thức [tự giác] thường trực trong suốt quá trình

diễn biến, có sự đấu tranh tư tưởng [hay đấu tranh động cơ] khi bắt đầu và nỗ lực
của bản thân lúc thực hiện, theo bà ý chí là khả năng khắc phục khó khăn của
con người để hành động nhằm đạt mục đích đã đề ra. Các hành động ý chí là
những hành động có ý thức phức tạp mà cấu trúc tâm lí của chúng bao gồm sự
kích thích hoạt động, từ các biểu tượng có mục đích, phương thức, ý định, quyết
định, nổ lực ý chí, thực hiện hoạt động.
Theo bà trẻ tuổi mầm non đã xuất hiện ý chí như là sự điều khiển có ý
thức đối với hành vi, những hành động bên trong và bên ngoài của mình. Trong
quá trình giáo dục, do ảnh hưởng những yêu cầu của người lớn và các bạn cùng
tuổi ở trẻ bắt đầu hình thành khả năng bắt những hành động của mình phục tùng
một nhiệm vụ nào đó, khắc phục mọi khó khăn để đạt tới mục đích đề ra. Với
quan điểm này người lớn cần quan tâm giáo dục cho trẻ nhận biết được mục đích
của hành động.
Ở Việt nam, ngành học mầm non còn rất trẻ so với thế giới nhưng đã có
những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu vấn đề hình thành và phát triển
ý chí của trẻ mẫu giáo. Kết quả nghiên cứu của: PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết,

10


Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Kim Thoa…. Các tác giả chỉ ra rằng sự hình thành
và phát triển ý chí của trẻ là điều kiện giúp trẻ học tốt ở trường phổ thông.
Trong “Tâm lí học” của Viện nghiên cứu khoa học giáo dục – nhà xuất
bản giáo dục Hà nội năm 1972 có đề cập đến vấn đề ý chí và phát triển ý chí cho
trẻ trước tuổi học. Họ cho rằng, trẻ ở tuổi mẫu giáo hành động ý chí phát triển
mạnh, những động cơ xã hội lúc đầu còn thô sơ và yếu ớt, song có tác dụng
trong sự phát triển ý chí. Ý chí của trẻ được hình thành và phát triển trong các
hoạt động học tập, vui chơi, trong các điều kiện sống và giáo dục. Để rèn luyện
và phát triển ý chí của trẻ, theo các tác giả cần phải tổ chức và cho trẻ được tham
gia vào các trò chơi chơi tập thể, trò chơi phân vai, trò chơi có qui tắc.

Các tác giả Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thuỷ, Kiều Huy
Tưởng, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Quang Uẩn, Đinh Văn Vang, Nguyễn Văn
Luỹ, Nguyễn Xuân Thức khi nghiên cứu về tâm lí nói chung và ý chí nói riêng,
họ đã khái quát hành động ý chí được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động, ý chí
là mặt năng động của ý thức con người được thực hiện bởi những hành động có
mục đích, đòi hỏi phải có sự nổ lực khắc phục khó khăn. Ngoài ra, ý chí còn
quan hệ mật thiết với các chức năng tâm lí khác.
Hà Văn Thầm – Học viện Chính trị quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trong tạp
chí “Nghiên cứu giáo dục - 1995” bài viết: “Hồ Chí Minh coi trọng giáo dục ý
chí học tập để bước tới “sánh vai với các cường quốc năm châu”, nhân kỉ niệm
105 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Trong bài viết nêu rõ quan điểm
của Hồ Chí Minh cho rằng: nhờ vào ý chí mà con người có thể “đào núi và lấp
biển” thế hệ trẻ muốn vươn lên phải có ý chí cao, nhờ có ý chí cao sẽ làm được
nhiều việc và tạo ra sự thuận lợi cho việc học tập. Hồ Chí Minh luôn mong muốn
ở thế hệ trẻ phải có ý chí cao và nhất là phải có ý chí học tập, chỉ có học tập thật
giỏi mới đưa đất nước Việt Nam đến đài vinh quang sánh vai với các cường
quốc năm châu.
Tác giả Nguyễn Thị Thìn trong luận văn Thạc sĩ nghiên cứu “Sự phát
triển một số phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Hà
11


nội” qua nghiên cứu thực tế đã cho rằng sự phát triển một số phẩm chất ý chí của
trẻ được bộc lộ trong các trò chơi có các hoạt động tình huống, tuỳ theo các trò
chơi khác nhau mà trẻ bộc lộ các phẩm chất ý chí khác nhau.
Như vậy, trên thế giới đã có nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu vấn đề ý chí
và ở Việt nam có một số công trình nghiên cứu về ý chí và sự phát triển ý chí của
trẻ. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn. Nó có tác dụng
định hướng trong việc lựa chon nội dung, phương pháp, hình thức phát triển ý
chí cho trẻ.

Ở nước ta, vấn đề về trò chơi nói chung và trò chơi học tập của trẻ mẫu
giáo được các nhà tâm lí học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Trước hết phải
kể đến những nghiên cứu trò chơi của PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết, tập trung
trong một số sách dùng trong các trường sư phạm mầm non và khoa mầm non của
trường Đại học sư phạm Hà nội trong cuốn “Tổ chức trò chơi cho trẻ mẫu giáo”,
đã đề cập đến vấn đề trò chơi của trẻ mẫu giáo. Bản chất của trò chơi, ý nghĩa và
phân loại chúng, nội dung và cách hướng dẫn trò chơi ở từng loại tuổi.
Các nghiên cứu về trò chơi của các tác giả như: PGS. TS Ngô Công Hoàn,
Đào Thanh Âm, Lê Minh Thuận đã đề cập đến cách tiếp cận trò chơi và cách tổ
chức trò chơi cho trẻ mẫu giáo. Nghiên cứu của Trương Xuân Huệ: “Sử dụng
phương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ học toán lớp 1”, đã
khái quát một số vấn đề lí luận về trò chơi, trò chơi học tập.
Gần đây, với xu thế chung của giáo dục mầm non trong khu vực và thế
giới về việc đổi mới phương pháp và hình thức của bậc học mầm non, trong đó:
“Đổi mới tổ chức hoạt động học tập và vui chơi trong trường mẫu giáo theo
hướng tiếp cận tích hợp theo chủ đề”, nhằm chuẩn bị tiền đề cho trẻ vào lớp 1.
Các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi, những tài liệu hướng dẫn hoạt động vui chơi có đưa ra một số trò chơi
học tập kèm theo cách hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi cụ thể.
Nói chung trong tất cả các chương trình cải cách, đổi mới hướng dẫn thực
hiện chăm sóc giáo dục trẻ và những tài liệu hướng dẫn hoạt động vui chơi cho
12


trẻ mầm non của Việt nam ít quan tâm đến ý chí và phát triển ý chí của trẻ trong
trò chơi cũng như trong trò chơi học tập.
Cho đến nay nước ta có một số công trình nghiên cứu về trò chơi học tập,
ít có công trình nào nghiên cứu biểu hiện ý chí của trẻ thông qua trò chơi học tập
nhất là trẻ 5-6 tuổi. Vì thế, việc “nghiên cứu ý chí của trẻ 5-6 tuổi thông qua
trò chơi học tập” có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn đối với trường mầm
non hiện nay. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, những thành tựu nghiên cứu đã

điểm dẫn ở trên chứa đựng những nội dung quan trọng, trực tiếp góp phần làm
cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài.
1.2. LÍ LUẬN VỀ Ý CHÍ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN Ý CHÍ CỦA TRẺ 5-6
TUỔI
1.2.1. Khái quát chung về ý chí
1.2.1.1. Khái niệm về ý chí
Ý chí là một thuộc tính tâm lí của con người, là phẩm chất quan trọng của
nhân cách. Ý chí được thể hiện trong mọi hoạt động của con người. Ở trẻ ý chí
xuất hiện như là sự điều chỉnh có ý thức đối với hành vi của bản thân. Sự phát
triển ý chí, giúp trẻ có định hướng đúng và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ý
chí góp phần phát triển nhân cách của trẻ.
Để có cách hiểu về ý chí làm cơ sở lí luận cho nghiên cứu của đề tài,
chúng tôi đưa ra các quan niệm khác nhau về ý chí để tìm hạt nhân hợp lý chung.
Theo A.V.Zaporojet con người có khả năng hành động theo mục đích đã
đề ra một cách có ý thức, khắc phục mọi khó khăn bên trong và bên ngoài, khả
năng đó gọi là ý chí.
Theo I.M.Xêchênôp “Ý chí – đó là mặt hoạt động của trí tuệ và tình cảm
đạo đức”. Bởi vì theo ông ý chí là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức
tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Sở dĩ như vậy là vì ý chí kết
hợp trong mình cả mặt năng động trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm đạo
đức. Như vậy ý chí của con người còn được hình thành và biến đổi theo những

13


điều kiện xã hội – lịch sử và điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Tính mục
đích của hành động được ảnh hưởng bởi giai cấp xã hội.
Nhà giáo dục K.D.Usinski ông xem ý chí như những cơ bắp, nó chỉ được
vững chắc hơn dưới ảnh hưởng của hoạt động tăng dần về mức độ khó khăn.
Như vậy theo ông ý chí của con người cần có sự kiên trì bền bỉ và sức mạnh dẻo

dai trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
A.V.Zaporôjet hành động tự ý và hành động ý chí: là khả năng cố hữu của
con người tuân theo những mục đích được đặt ra trong hành động của mình một
cách có ý thức gọi là ý chí, còn những hành động có ý thức được điều tiết gọi là
hành động tự ý hay hành động ý chí. Theo ông hành động ý chí biểu lộ ở chỗ:
con người hành động thực hiện một mục đích có chú ý được đề ra và khắc phục
những trở ngại bên trong, bên ngoài khác nhau trong quá trình hành động một
cách lôgic để đạt tới mục đích.
Theo Phạm Hoàng Gia ý chí là tính năng động của ý thức biểu hiện ở khả
năng xác định mục tiêu cho hành động, huy động sức mạnh của bản thân để khắc
phục khó khăn bên trong và bên ngoài nhằm thực hiện được mục tiêu.
Theo Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang
Uẩn – Đinh Văn Vang – Nguyễn Văn Luỹ và Nguyễn Xuân Thức: Ý chí là mặt
năng động của ý thức, biểu hiện ở mặt năng lực thực hiện những hành động có
mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
Kiều Huy Tưởng đồng quan điểm trên, ông cũng cho rằng ý chí là một
phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí nhân cách, đó là mặt năng
động của ý thức, biểu hiện ở mặt năng lực thực hiện những hành động có mục
đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
Trong đề tài này, theo chủ kiến riêng của mình chúng tôi xây dựng khái
niệm ý chí như sau:
Ý chí là khả năng con người hành động theo mục đích đã đề ra một
cách có ý thức và khắc phục mọi khó khăn để đạt được mục đích.

14


Như vậy, theo cách hiểu trên, ý chí được nảy sinh từ ý thức của con
người, tất cả những hiện thực khách quan được phản ánh qua não người. Ý chí
có cơ sở sinh học “não người” – yếu tố vật chất tạo tiền đề cho sự xuất hiện và

phát triển ý chí. Mặt khác, các quan hệ xã hội của con người cũng là yếu tố quan
trọng cho sự phát triển ý chí.
Bản chất của ý chí chính là quá trình cá nhân tự ý thức khắc phục mọi khó
khăn bên trong và bên ngoài cơ thể để thực hiện mục tiêu hành động của mình đã
đề ra nhằm phục vụ cho lợi ích cuộc sống cá nhân và xã hội.
Con người có ý chí, có thể điều khiển hành vi của mình một cách có ý
thức, nhận thức được rõ ràng mục đích cần đạt, dựa vào những nguyên tắc và
niềm tin nhất định, thực hiện mục đích đó một cách có kế hoạch, biết khắc phục
khó khăn trở ngại trên con đường đi đến mục đích, biết kềm chế một hành động
nào đó không phù hợp với mục đích đã định và biết tự chủ thay đổi ý định nếu
điều kiện thay đổi, nhờ có ý chí mà con người đạt được nhiều mục đích đặt ra
trong cuộc sống.
1.2.1.2. Bản chất của ý chí
Các nhà duy tâm cho rằng ý chí là sức mạnh tinh thần, không có liên quan
gì đến hoạt động của não, đến hiện thực xung quanh. Họ khẳng định rằng ý chí
là “phái viên” cao cấp của ý thức con người, có sứ mệnh thực hiện các chức
năng điều khiển. Ý chí không phụ thuộc vào một ai, vào cái gì. Nó tuyệt đối tự
do. Họ cho rằng: con người trong bất kì trường hợp nào cũng có thể hành động
theo ý muốn của mình, không phải tính toán, cân nhắc một điều gì. Con người tự
do hành động, nghĩa là “muốn sao thì vậy”. Mọi cái đều phụ thuộc vào ý chí tự
do của con người. Đó là chủ nghĩa duy ý chí.
Theo Mâyman nguồn gốc hoạt động ý chí của con người là ở ngay trong
biểu tượng của người đó và biểu tượng này là yếu tố, thành phần cần thiết của tất
cả các quá trình tâm lí, trong đó có cả những biểu hiện phức tạp của ý thức như
cảm giác và ý chí.

15


Ngược lại cũng có quan niệm quyết định luận máy móc cho rằng ý chí của

con người phụ thuộc rất chặt chẽ và hoàn toàn vào môi trường xung quanh. Trái
với quan niệm vô định luận trên, quan niệm này phủ nhận sự tự do của ý chí. Vì
thế con người hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh. Do đó dễ hiểu quan niệm này
sẽ dẫn đến thuyết định mệnh.
Theo quan niệm duy vật biện chứng, cũng giống như các mặt khác của
tâm lí, ý chí có cơ sở vật chất dưới dạng những quá trình thần kinh của não. Các
nhà duy vật khẳng định rằng con người có liên hệ chặt chẽ với môi trường xung
quanh. Thiếu những điều kiện bên ngoài thì con người không thể duy trì và tiếp
tục cuộc sống được. Ý chí cũng như toàn bộ ý thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan của não bộ.
Tuy nhiên ý chí không phải là một thuộc tính tách rời của con người, nó
có liên hệ chặt chẽ với các mặt, các chức năng khác của tâm lí con người.
Trước hết là nhận thức: nhận thức của con người được hướng vào sự phân
tích tổng hợp, trừu tượng, khái quát hóa các ấn tượng, các tri thức đã thu nhận
được từ môi trường xung quanh. Được củng cố trong trí nhớ và được chế biến
trong tư duy, những tri thức này thông báo một cách khá sâu sắc về những cái có
ở xung quanh chúng ta. Như vậy nhận thức làm cho ý chí có nội dung nhất định
của nó. Nội dung của ý chí nằm trong các khái niệm, các biểu tượng tư duy và
tưởng tượng đem lại. Đồng thời ý chí là một cơ chế khởi động và ức chế đặc sắc:
sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi, đó là hướng một cách có ý thức các nổ
lực trí tuệ và thể chất vào việc đạt tới mục đích, vào việc kiềm chế hoạt động khi
cần thiết.
Giữa tư duy với tư cách là sự nhận thức và ý chí với tư cách là sự điều
chỉnh hành vi một cách có ý thức, không có sự đồng nhất. Trong đời sống
hàng ngày ta có thể gặp những người mà ở họ có sự hoạt động mãnh liệt, thể
hiện sự kiên trì trong việc vươn tới mục đích, nhưng bản thân mục đích đó lại
không quan trọng. Hơn thế nữa, sự nổ lực to lớn lại thường được sử dụng một
cách vô ích, vì có một cái gì đó không được họ tính toán, không được họ hiểu
16



biết. Thường cũng có thể gặp một loại người khác, đó là những con người có
“đầu óc”, có suy nghĩ chín chắn và tìm ra được những con đường đúng đắn
để thực hiện, điều chỉnh ý chí đối với hành vi quá yếu ớt. Như vậy, nhận thức
hay hiểu một cái gì đó, điều đó không có nghĩa sẽ hành động như cái đã hiểu.
Mặt khác, ý chí của con người còn có quan hệ mật thiết với tình cảm. Các
nhà tâm lí học thuộc trường phái kinh nghiệm, một trường phái đã từng ủng hộ
Thuyết cảm xúc ý chí của Ribô đã giải đáp vấn đề về các nguyên nhân kích thích
hoạt động ý chí của con người. Theo họ nguyên nhân duy nhất của hành vi ý chí
là cảm xúc. Ý chí cũng là mặt hoạt động của tình cảm. Trong đời sống hàng
ngày, hoạt động của chúng ta được chi phối không phải chỉ bởi những cái mà
mình tri giác được, hiểu biết được, mà còn bởi những rung động, thể nghiệm nảy
sinh do sự tri giác và hiểu biết đó. Tình cảm, như ta đã thấy, thực hiện vai trò
kích thích hành động. Đồng thời, những rung động lại có thể là một phương tiện
kìm hãm hành động. Nhưng cũng phải nhớ rằng bản thân tình cảm cũng chịu sự
kiểm soát của ý chí. Nhiều khi con người phải hành động trái với tình cảm. Con
người đấu tranh với những đau thương mất mát, với sự tức giận, với niềm vui
mảnh liệt, đè bẹp sự căm uất hoặc nổi xung, nếu chúng cản trở công việc. Tất cả
những điều đó là nhờ ở ý chí.

17


1.2.1.3. Cơ sở sinh lí của ý chí
Ý chí được quyết định bởi các tác động khách quan, song các tác động
này thường xa và gián tiếp, con người ít nhận thấy, mà thường chính bản thân
mình quyết định phương hướng hành vi của mình. Điều đó làm cho con người có
cảm giác là hành vi của mình không phụ thuộc vào tác động bên ngoài. Thực ra
cũng như mọi hiện tượng tâm lí khác, ý chí là chức năng của não; về bản chất, ý
chí cũng chỉ là hoạt động đáp ứng các kích thích bên ngoài.

Để thực hiện mọi hoạt động, cơ thể con người có hơn 600 cơ bắp và hoạt
động của chúng không phải lộn xộn mà bao giờ cũng phối hợp với nhau: trong
bất kì một động tác nào do ta thực hiện cũng đều có sự tham gia không phải một,
mà là của một số các cơ bắp hoạt động có phối hợp chặt chẽ dưới sự điều khiển
của hệ thần kinh trung ương. Theo I.M.Xêtrênôv “Đối với các cơ bắp và nhiều
tuyến, như là những cơ quan hoạt động, thì hệ thần kinh là một thể tập hợp các
bộ phận điều hòa các hoạt động của chúng. Hệ thần kinh luôn luôn là kẻ đề
xướng ra hoạt động của các cơ quan lao động”[27;23 – 24]. Các động tác có ý
thức được điều chỉnh bởi các xung thần kinh xuất phát từ các tế bào tháp của
vùng vận động vỏ não và đi theo các bó tháp, cùng với sự tác động bổ sung của
các tế bào vùng tiền vận động và đi theo các bó tháp ngoài.
Mọi cảm giác vận động của cơ thể đều xuất phát từ trung khu vận động
của vỏ não. Các tế bào thần kinh vận động [tế bào ly tâm] không phải tự mình
thực hiện chức năng điều chỉnh mà thực hiện được dưới sự ảnh hưởng của các
hưng phấn thần kinh xuất phát từ các tế bào cảm giác [tế bào hướng tâm] của
trung khu vận động của võ não. I.P.Paplôp nhấn mạnh rằng: “trong võ não có
những tế bào hướng tâm liên quan đến sự vận động của thân thể và đó là cái
tương ứng với biểu tượng của chúng ta và sau đó lại có những tế bào ly tâm là
cái tương ứng với hành động của chúng ta”[23;482].
Như ta đã biết, không phải tất cả các kích thích bên ngoài đều được các cơ
quan phân tích tiếp nhận, đều gây hưng phấn. Vỏ não phân tích các luồng xung
động từ các cơ quan phân tích, ức chế một số xung động, liên kết các xung động
18


khác để hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời, cơ sở sinh lí của hành
động. Sau khi đã hành động, vỏ não lại tiếp tục nhận các tín hiệu, các luồng
thông tin từ bên ngoài vào, từ các cơ quan vận động về vỏ não điều chỉnh vận
động sao cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Chính mối quan hệ hai chiều này là cơ
sở điều chỉnh hoạt động có ý chí của con người.

Trong cơ chế sinh lí này, các quá trình ức chế có một vai trò lớn. Trong vô
vàn kích thích, những kích thích có ý nghĩa lớn đối với riêng từng người sẽ tác
động mạnh, còn các kích thích khác bị ức chế. Hoạt động ức chế, biểu hiện ra
bên ngoài ở việc kiềm chế một số hành động. Nếu ức chế có lựa chọn ngày
càng bộc lộ thường xuyên, con người càng dễ kiềm chế những hành động bộc
phát và không quyết định vội vàng.
Hệ thống tín hiệu thứ hai có ý nghĩa lớn trong hoạt động ý chí. Trong hành
vi ý chí, con người nhận thức được cả các hành động của mình, cả các điều kiện
mà mình tiến hành hoạt động và việc đó chỉ có thể có được nhờ ngôn ngữ. Không
có sự kích thích của ngôn ngữ thì các hành vi đó không thể được tiến hành.
Theo I.P.Paplôp “Có thể làm cho hành động không có ý thức trở thành có ý
thức, nhưng điều đó chỉ có thể có được khi nhờ hệ thống tín hiệu thứ hai”[23;
337]. Sở dĩ như vậy là vì lời nói, nhưng là những tác nhân kích thích, trong suốt
thời kì đã sống vừa qua của con người, luôn gắn với vô số những kích thích tín
hiệu thứ nhất, thay thế các kích thích đó và vì vậy có thể tạo nên tất cả các hành vi
do các kích thích tín hiệu thứ nhất quyết định. Và “Con người trước hết nhận thức
hiện thực thông qua hệ thống tín hiệu thứ nhất, sau đó con người trở thành chủ
nhân của hiện thực thông qua hệ thống tín hiệu thứ hai [lời nói, ngôn ngữ, tư duy
khoa học]”[23; 239].
Đặc điểm của các lời nói, như những tác nhân kích thích, là ở chỗ lời nói
liên hệ ở mức lớn hơn nhiều so với các cảm giác, tri giác và biểu tượng ban đầu
với hoạt động của toàn bộ vỏ bán cầu đại não, vì vậy lời nói vừa có được tính chất
khái quát, và tách rời khỏi các đặc điểm cụ thể của những tác nhân kích thích lại
vừa tác động tương hỗ với kinh nghiệm trước đây của con người dưới hình thức
19


khái quát của mình. Khả năng tạo nên các mối liên hệ tạm thời mới nhờ ngôn ngữ
luôn đóng vai trò to lớn trong sự hình thành các hành động ý chí, bởi vì mỗi lần
tác nhân kích thích bằng lời nói có thể tham gia vô số các mối liên hệ với các tác

nhân kích thích khác và tương ứng với vô số các hành động khác nhau, đó là cái
tạo nên cơ sở để tiếp thu có ý thức các loại hình hành động mới. Chính là cùng với
sự tham gia vào việc hình thành và thực hiện các loại hình hành động đó của hệ
thống tín hiệu thứ hai nên các hành động ý chí mang tính chất khuôn mẫu đặc
trưng cho các bản năng, khi xuất hiện trong quá trình thực tiễn cuộc sống có sự
tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai cùng với vô số những mối liên hệ khác
nhau, các hành động ý chí luôn chứa đựng trong mình tính chất mới mẻ.
Các nhà tâm lí học duy tâm cho rằng thân thể con người phải phục tùng
một cơ sở tinh thần đặc biệt khi họ nhận thấy đặc điểm của con người là có thể
kiềm chế và thậm chí từ bỏ cả hoạt động của mình. Về vấn đề này I.M.Xêtrênôp
viết rằng “song song với việc con người học được cách thu tóm hành động của
mình lại bằng các phản xạ liên tưởng được lập lại thường xuyên, con người còn
tạo được cho mình khả năng kiềm chế hành động của mình [cũng bằng chính
loại phản xạ đó]”. Như vậy, lúc thực hiện các hành vi ý chí, lời nói thực hiện vai
trò của các tín hiệu “bấm nút”, cả các tín hiệu kiềm chế.
1.2.1.4. Cấu trúc của hành động ý chí
Ý chí là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, nhân cách con người
nói chung và các phẩm chất ý chí nói riêng đều được thể hiện trong hành động,
trong các cử chỉ nhằm thực hiện một mục đích được đặt ra từ trước. Những hành
động điều chỉnh bởi ý chí được gọi là hành động ý chí.
Hành động ý chí có nhiều loại khác nhau, không phải hành động nào của
con người cũng là hành động ý chí – nghĩa là không phải hành động nào cũng
biểu lộ được ý chí của con người. Các nhà tâm lí học chia ra làm ba loại hành
động ý chí, căn cứ theo sự có mặt đầy đủ hoặc không đầy đủ của các biểu hiện
sau đây trong hành động:
- Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức.
20


- Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.

- Có sự theo dõi, kiểm tra điều khiển và điều chỉnh sự nổ lực để khắc phục
những khó khăn, trở ngại bên ngoài và bên trong.
Theo Phạm Minh Hạc - Lê Khanh -Trần Trọng Thuỷ: Có 3 loại hành động
ý chí:
- Hành động ý chí đơn giản: Đó là những hành động có mục đích rõ ràng,
nhưng những đặc điểm trên không thể hiện đầy đủ, hoặc không có. Loại hành
động này còn được gọi là hành động có chủ định, hay hành động tự ý.
- Hành động ý chí cấp bách: Là những hành động xảy ra trong một thời
gian ngắn, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp
nhoáng. Trong hành động này, các đặc điểm trên hầu như hòa nhập vào nhau,
không phân biệt rõ ràng.
- Hành động ý chí phức tạp [hành động ý chí đặc trưng]: Trong loại hành
động này có cả ba đặc điểm trên được thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng. Ý chí
của con người được biểu lộ chính là trong loại hành động ý chí phức tạp này.
Như vậy có thể nói hành động ý chí điển hình là hành động được hướng
vào những mục đích mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục những
trở ngại, do đó phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và những sự nổ lực ý chí
đặc biệt.
* Cấu trúc của hành động ý chí
Ý chí và hành động là một trong các thành tố cấu trúc nên nhân cách.
Nhân cách lại được biểu hiện ra ở ý chí, hành động và hành vi của con người. Ý
chí luôn kích thích tính tích cực của con người. Việc thực hiện thành công một
loại hành động sẽ gây nên cho con người một trạng thái tin tưởng. Hơn nữa nó
còn kích thích sự phát triển sau này ở họ những phẩm chất nhân cách.
Việc phân tích cấu trúc của hành động ý chí sẽ cho phép ta nhìn thấy cùng
một lúc cả một loạt đặc điểm cá nhân của con người. Trong mỗi hành động ý chí
điển hình có thể chia ra làm ba giai đoạn [hay ba thành phần] sau:
a/ Giai đoạn chuẩn bị [hay định hướng]
21



Chuẩn bị là chưa làm, nhưng biết là sẽ làm gì và làm như thế nào. Đây là
giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác
nhau. Giai đoạn này bao gồm các khâu sau:
- Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động.
- Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp, phương tiện hành động.
- Quyết định hành động.
Mọi hành động ý chí của con người đều được bắt đầu từ việc đề ra và ý
thức rõ ràng mục đích hành động. Trước khi hành động, con người phải ý thức
rõ ràng mình hành động để làm gì. Mình muốn đạt tới cái gì trong hành động.
Phải hình dung trước được kết quả hành động mà mình đang chờ đợi.
Xác định mục đích là một quá trình vì mục đích được nảy sinh từ nhu cầu.
Nhu cầu sẽ qui định mục đích của hành động, thúc đẩy hành động và được phản
ánh trong ý thức của con người ở những mức độ khác nhau như:
Ở mức độ ý hướng [đối tượng của nhu cầu] thì nhu cầu được phản ánh trong
ý thức một cách mù mờ, chưa rõ ràng. Nó mù mờ bởi vì nhu cầu còn yếu ớt, những
tín hiệu của nó không được phản ánh một cách đầy đủ, rõ ràng trong ý thức.
Ở mức độ cao hơn – mức độ ý muốn thì nhu cầu đã được ý thức rõ ràng
hơn: con người xác định được đối tượng của nhu cầu, nhưng chưa xác định được
con đường, cách thức để thực hiện mục đích đó.
Đến mức độ ý định thì nhu cầu đã được ý thức một cách đầy đủ: con
người xác định được mục đích và con đường thực hiện mục đích của hành động.
Khi ta nói rằng ta có ý định làm một việc nào đó tức là ta đã sẵn sàng thực hiện
một hành động.
Nhưng, thường thì con người có nhiều nhu cầu khác nhau cùng một lúc, do
đó có thể cùng một lúc đề ra nhiều mục đích khác nhau cho hành động của mình.
Trên thực tế mỗi hành động con người thường chỉ thực hiện được một hay hai
mục đích nào đó mà thôi. Vì vậy trong quá trình đề ra mục đích cho hành động có
thể diễn ra sự đấu tranh bản thân trong số nhiều mục đích cùng được đề ra đó.
Nhu cầu được ý thức một cách sâu sắc sẽ trở thành động cơ của hành động. Như

22


vậy sự đấu tranh của bản thân còn được gọi là đấu tranh động cơ. Sự đấu tranh
động cơ có nhiều hình thức: đấu tranh giữa các nhu cầu khác nhau của cá nhân và
tập thể, giữa tình cảm và lí trí, cao hơn nữa là giữa cái sống và cái chết.
Trong sự đấu tranh động cơ thì vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng
nhận thức và tình cảm của nhân cách giữ vai trò quyết định. Sự chỉ bảo khuyên
nhủ của người lớn, của bạn bè có qui tín, cũng như dư luận xã hội có một vai trò
khá quan trọng. Sau khi đã xác định được mục đích, thì khâu tiếp theo là lập kế
hoạch nhằm thưc hiện mục đích đó với những phương tiện và biện pháp cụ thể.
Một mục đích có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp với những phương tiện
khác nhau. Vì vậy ở đậy lại có sự lựa chọn nhất định để có được những phương
pháp, phương tiện khác nhau. Mặt khác, khi lập kế hoạch lựa chọn biện pháp có
thể nảy sinh những khó khăn, trở ngại nhất định. Có những khó khăn khách quan
và những khó khăn chủ quan. Do vậy ở đây lại diễn ra sự đấu tranh bản thân, kết
quả sự đấu tranh này là đưa đến một quyết định.
Giai đoạn chuẩn bị được kết thúc bằng sự quyết định hành động. Quyết
định có nghĩa là dừng lại ở mục đích và những phương pháp, phương tiện hành
động nhất định, được thực hiện theo một kế hoạch nhất định.
Sau khi quyết định, sự căng thẳng nảy sinh trong quá trình đấu tranh bản
thân, đấu tranh động cơ được giảm xuống. Con người cảm thấy hoàn toàn nhẹ
nhõm, nếu như sự quyết định phù hợp với nguyện vọng của họ. Hơn nữa, trong
trường hợp này họ cảm thấy hài lòng, vui sướng. Nhưng ngay cả sự quyết định
không hoàn toàn phù hợp với những ước muốn và hi vọng của con người, khi
không có sự thống nhất hoàn toàn với nội dung của mục đích, thì bản thân việc
quyết định cũng hạ thấp sự căng thẳng.
b/ Giai đoạn thực hiện
Sau khi đã quyết định hay là sau giai đoạn chuẩn bị đã kết thúc, thì tiếp
đến giai đoạn thực hiện quyết định đó. Thiếu giai đoạn này sẽ chẳng còn có hành

động ý chí nữa. Dĩ nhiên ý chí cũng có thể được thể hiện ở sự quyết định [đôi

23


khi sự quyết định này cũng đòi hỏi sự nổ lực lớn lao], nhưng chỉ có quyết định
không thì chưa đủ để kết luận một người nào đó là có ý chí.
Sự thực hiện quyết định có thể có hai hình thức: Hình thức hành động bên
ngoài và hình thức kiềm hãm các hành động bên trong [còn gọi là hành động ý
chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong].
Nếu con người đi chệch khỏi con đường đã định, do đó đi chệch khỏi mục
đích đã chấp nhận, thì ở họ biểu hiện sự không có ý chí. Tất nhiên trong những
trường hợp mà hoàn cảnh bị biến đổi, nảy sinh những điều kiện mới nào đó và
việc thực hiện quyết định trước đây trở nên không hợp lí nữa, thì sự từ bỏ một
cách có ý thức cái quyết định đó lại là điều cần thiết. Nếu không xử sự như vậy
thì không phải là người có ý chí.
Khi mục đích đã đạt được, những khó khăn được khắc phục con người
cảm thấy thỏa mãn lớn lao về mặt đạo đức và sẽ cố gắng tiến tới những hành
động mới, những thành công mới. Nhưng từ chỗ quyết định đến chỗ thực hiện
quyết định là cả một chặng đường dài. Đi đến được quyết định đã là một việc
khó khăn, nhưng thực hiện quyết định lại là một việc còn khó khăn hơn nhiều. Ở
khâu này con người còn gặp nhiều khó khăn trở ngại [cả chủ quan và khách
quan], đòi hỏi phải có sự nổ lực ý chí đáng kể, nghĩa là hành động ý chí được
thực hiện với một sự căng thẳng ít nhiều. Sự nổ lực ý chí có ở tất cả các khâu của
một hành động ý chí.
Những công trình nghiên cứu tâm lí học đã chỉ ra rằng: cường độ của sự
nổ lực ý chí, tính bền vững của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết phải kể
đến các yếu tố như: thế giới quan, xu hướng tư tưởng của cá nhân, ý nghĩa xã hội
của các nhiệm vụ mà họ phải giải quyết. Mối liên hệ này là mối liên hệ trực tiếp.
Sau đó là các nhân tố như: tâm thế đối với hoạt động và kết quả của hoạt động.

Mức độ căng thẳng của sự nổ lực ý chí còn phụ thuộc vào kiểu khí chất nóng nảy
[colérique], hoạt bát [sanguin] có khả năng chịu đựng những căng thẳng lớn, còn
người thuộc kiểu khí chất ưu tư [mélancolique] thì chịu đựng kém hơn nhiều.

24


Sự nỗ lực ý chí được nảy sinh và phát triển tùy theo mức độ nảy sinh và
phát triển của khó khăn, căng thẳng. Ý chí được rèn luyện trong đấu tranh chính
là vì vậy.
c/ Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động
Sau khi hành động ý chí được thực hiện, con người bao giờ cũng có sự
đánh giá các kết quả của hành động đã đạt được. Việc đánh giá này là cần thiết
để rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này được biểu hiện
trong những phán đoán đặc biệt, tán thành, biện hộ hoặc lên án sự quyết định đã
chọn và hành động đã thực hiện. Sự đánh giá xấu thường xảy ra cùng với những
rung cảm lấy làm tiếc về hành động đã thực hiện, những rung cảm xấu hổ, hối
hận. Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với những rung cảm thõa mãn, hài lòng,
vui sướng.
Sự đánh giá các hành động đã hoặc đang thực hiện được tiến hành theo
quan điểm chính trị - xã hội, quan điểm đạo đức, thẩm mĩ… Trong những rung
cảm và phán đoán đánh giá thể hiện rất rõ thế giới quan của con người, các tâm
thế và các nguyên tắc đạo đức của họ, cũng như tính cách và các hứng thú của họ
nữa. Không phải chỉ có cá nhân, mà cả xã hội tham gia đánh giá hành động. Sự
đánh giá của xã hội đối với hành động của con người được thể hiện trong việc
phê bình và tự phê bình.
Việc đánh giá kết quả hành động có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt
động của con người: nó trở thành kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếp
theo. Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa
hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục, tăng cường và cải

tiến hành động đang thực hiện.
Qua phân tích cấu trúc hành động ý chí, chúng ta thấy rằng trong giai
đoạn đầu tiên có sự tham gia của nhiều quá trình tâm lí, nhưng quá trình tư duy
có vai trò quyết định. Còn trong giai đoạn thứ hai thì các kĩ năng, kĩ xão cũng
như năng lực tổ chức lại giữ vai trò quyết định. Khi gặp các khó khăn, trở ngại
thì vai trò tích cực lại thuộc về tư duy. Vì khắc phục khó khăn, điều đó trước hết
25


Video liên quan

Chủ Đề