Vì sao có khái niệm văn minh hy_la

Định nghĩa thời gianSửa đổi

Cổ đại Hy-La được đánh dấu với bài thơ tiếng Hy Lạp sớm nhất của thi sĩ Homer [thế kỷ 8 - 7 trước công nguyên], kéo dài cho đến khi Đế quốc La Mã suy tàn [thế kỷ 5 CN]. Thời kỳ này kết thúc khi nền văn hóa cổ điển tan rã ở giai đoạn cuối của thời Hậu Cổ đại [năm 300-600 CN], chuyển tiếp sang Tiền kỳ Trung cổ [năm 600-1000 CN].

Với một lịch sử đa dạng và lãnh thổ rộng lớn, thời kỳ này bao trùm nhiều nền văn hóa và giai đoạn khác nhau. Thuật từ "cổ đại cổ điển" thường được dùng để nói đến một hình dung được lý tưởng hóa của con người thời sau về cái mà theo lời của Edgar Allan Poe là "niềm tự hào Hy Lạp, và sự huy hoàng La Mã!"

Ảnh hưởngSửa đổi

Cổ đại Hy-la có ảnh hưởng rất lớn đối ở Âu châu, biến đổi và bồi đắp ngôn ngữ, chính trị, pháp luật, giáo dục, triết học, khoa học, nghệ thuật, và kiến trúc một cách sâu sắc. Hai nền văn minh cổ điển Hy Lạp và La Mã là nguồn gốc của các ngành học thuật mẫu mực, tiếp lửa cho thời Phục hưng ở Tây Âu, và là khuôn mẫu được hồi sinh phong phú theo trường phái Tân cổ điển của thế kỷ 18-19. Văn minh Âu châu nói chung, ngay cả thời kỳ hiện đại, đều lưu giữ ít nhiều dấu ấn của Cổ đại Hy-La.

1. Địa lý dân cư và sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại

1.1. Địa lí và cư dân

– Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay, bao gồm: miền Nam bán đảo Ban căng, các đảo bên ngoài biển Êgiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Bancăng, tức là vùng lục địa Hy Lạp.

– Miền lục địa Hy Lạp về mặt địa hình chia làm 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam Bộ. Từ Bắc xuống Trung Bộ phải qua đèo hẹp Técmôphin. Trung Bộ tuy là vùng có nhiều dãy núi ngang, dọc nhưng cũng có những đồng bằng trù phú như đồng bằng Atich và Bêôxi. Ở đây còn có nhiều thành phố quan trọng, nổi tiếng nhất là Aten. Ranh giới giữa miền Trung và miền Nam là gò đất Coranh. Nam Bộ là một bán đảo hình bàn tay 4 ngón – Pêlêpônedơ. Ở đây có nhiều vùng đồng bằng rộng và phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng trọt.

– Vùng biển Êgiê phía tây của bán đảo Bancăng khúc khuỷu tạo nên nhiều vịnh và hải cảng, rất thuận lợi cho việc phát triển hàng hải. Các đảo ở trên bờ biển Êgiê trở thành những trạm nghỉ chân cho thuyền bè đi lại từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi. Trong khi đó, biển Êgiê lại như một cái hồ lớn êm ả, sóng yên, gió nhẹ, nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đi biển trong điều kiện kĩ thuật còn thô sơ.

– Còn Tiểu Á là một vùng giàu có và là chiếc cầu nối Hy Lạp với các nước phương Đông cổ đại có nền văn minh phát triển sớm.

– Điều kiện địa lí đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nước có nền công thương nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp thu ảnh hưởng của văn minh cổ đại phương Đông.

– Cư dân của Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc người: người Êôliêng chủ yếu cư trú ở phía Bắc bán đảo Bancăng và một phần Trung Bộ [đồng bằng Bêôxi], người Êôliêng ở vùng Bắc bán đảo Pêlêpônedơ và người Đô riêng ở Bắc bán đảo Pêlêpônedơ, đảo Cr ết và các đảo khác ở phía Nam biển Êgiê.

1.2. Sơ lược lịch sử cổ đại Hy Lạp

a. Thời kì văn hóa Crét-Myxen và thời Hôme

Thời kì văn hóa Cret và Myxen: Từ sớm, vùng biển Êgiê mà trung tâm là đảo Cret và vùng Myxen ở bán đảo Pêlêpônedơ đã từng tồn tại những nền văn minh rực rỡ. Ở đây có nhiều cung điện, thành quách và có cả chữ viết [Đầu TNK III đến TK XII TCN] Thời kì Hôme [thế kỉ XI-IX TCN]: Được phản ánh trong hai tập sử thi Iliat và Ôđixê của Hôme.

b. Thời kì thành bang [thế kỉ VIII-IV TCN]

Đây là thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Do sự phát triển của các ngành kinh tế và sự phân hóa dân cư thành 3 giai cấp: quý tộc, bình dân và nô lệ nên đến thế kỉ VIII TCN ở Hy Lạp một lần nữa lại xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ.

– Thành bang Xpac ở phía Nam bán đảo Pêlôpơnedơ, là nhà nước cộng hòa quý tộc nếu xét về chế độ chính trị. Đứng đầu nhà nước là hai vua có quyền lực ngang nhau. Bên cạnh hai vua có Hội đồng Trưởng lão gồm 30 người [kể cả 2 vua] từ 61 tuổi trở lên. Ngoài ra còn Hội nghị Nhân dân gồm tất cả các đàn ông Xpac từ 30 tuổi trở lên.

– Thành bang Aten ở miền Trung Hy Lạp do người Iôniêng thành lập vào thế kỉ VIII TCN. Qua nhiều lần cải cách, Aten trở thành thành bang có chế độ chính trị dân chủ nhất ở Hy Lạp cổ đại. Đó là chế độ dân chủ chủ nô vì khoảng 4/5 dân cư Aten là nô lệ và ngoại kiều không được hưởng quyền dân chủ.

c. Sự thiết lập quyền bá chủ ở Hy Lạp

– Năm 337 TCN, về hình thức, các thành bang Hy Lạp vẫn được độc lập nhưng thực chất đã biến thành chư hầu của Makêđônia.

– Năm 168 TCN, Makêđônia bị La Mã tiêu diệt. Năm 148 TCN, Hy Lạp bị nhập vào đế quốc La Mã. Nhưng quốc gia này do trình độ thấp hơn nên tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp và thời kì này gọi là “thời kì Hy Lạp hóa”.

Mục lục

Video liên quan

Chủ Đề