Trình bày các loại tội phạm? cho ví dụ?

Hiện nay bạn đọc có thể tìm thấy khái niệm Tội phạm mạng, vậy bạn có thật sự hiểu rõ về tội phạm mạng hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết Những ví dụ về tội phạm mạng của ACC:

Những ví dụ về tội phạm mạng

Theo như quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018 thì tội phạm mạng có thể được hiểu như sau:

Tội phạm mạng [Cyber crimes] là những hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử nhằm mục đích tiến hành tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Pháp luật an ninh mạng Việt Nam nghiêm cấm những cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiến hành những hành vi trái pháp luật như tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Những hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng; ngăn ngừa những nguy cơ đe dọa an ninh mạng phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Bộ Công an phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ tiến hành quản lý nhà nước về an ninh mạng và có nhiệm vụ, quyền hạn phòng ngừa, đấu tranh với những hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng;

Là hình thức tội phạm mạng gian lận sử dụng công nghệ tiên tiến để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của người sử dụng thuộc về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Cụ thể là, khi tội phạm mạng tiến hành những cuộc tấn công vào những nhà bán lẻ hệ thống, thiết bị đầu cuối POS, hay thậm chí là ngân hàng và lấy cắp dữ liệu thẻ tín dụng  của khách hàng thì đó được coi là hành vi gian lận thẻ tín dụng. Dữ liệu thẻ tín dụng bị đánh cắp sau đó có thể được kẻ gian rao bán trên những trang web đen, hoặc thậm chí có thể được sử dụng để đánh cắp trực tiếp tiền từ tài khoản của những người có liên quan đến nạn nhân đó. Trong nhiều năm qua, gian lận thẻ tín dụng là một trong những hình thức phổ biến nhất và cũng là một hình thức rất nguy hiểm của tội phạm mạng.

Đây là một hình thức tội phạm mạng [Cyber crimes] khá mới mẻ, xuất hiện và song hành với sự ra đời cũng như phát triển của thị trường tiền điện tử. Đánh cắp tiền điện tử là thuật ngữ đề cập đến cách thức mà những tên tội phạm mạng sử dụng để kiếm tiền bằng phần cứng của bạn. Bằng cách sử dụng những tập lệnh, tội phạm mạng có thể khai thác tiền điện tử thông qua những nền tảng trình duyệt. Khi nạn nhân mở một trang web trong trình duyệt của mình, phần mềm độc hại Đánh cắp tiền điện tử có thể sử dụng CPU ở mức tối đa để đào tiền điện tử [cryptocurrency]. Để làm được như vậy, trước tiên, tội phạm mạng sẽ hack một hệ thống để cài đặt phần mềm khai thác tiền điện tử, sau đó chúng sẽ sử dụng mã JavaScript để tiến hành khai thác tiền điện tử trên trình duyệt. Có thể hiểu là tội phạm mạng sẽ chạy một phần mềm đào tiền điện tử trên phần cứng của bạn mà không có sự cho phép của chính bạn. Những kẻ tấn công này lấy tiền điện tử và bán nó để thu lợi nhuận, nhưng bạn thì sẽ gặp vấn đề khi sử dụng CPU ở mức cao.

Khi một cá nhân, tổ chức, hoặc doanh nghiệp bị làm phiền hoặc quấy rối dưới nhiều hình thức thông qua internet, thì nhiều khả năng họ đang là nạn nhân của hành vi theo dõi mạng của tội phạm mạng. Cụ thể hơn, theo dõi là một hình thức tội phạm mạng bao gồm việc lén lút giám sát hoạt động của ai đó trong thực tế hoặc trong khi họ đang online trên máy tính cũng như các thiết bị kết nối internet. Với một vài kỹ thuật phức tạp hơn, thậm chí hacker còn có thể dõi người dùng ngay cả khi họ đang ngoại tuyến.

Ransomware được hiểu là một thuật ngữ được dùng để đặt tên cho loại phần mềm độc hại mã hóa tất cả dữ liệu trong hệ thống máy tính hoặc hệ thống mạng, và sau đó đưa ra một thông báo yêu cầu tiền chuộc để giải mã dữ liệu. Các cuộc tấn công ransomware đang trở thành một trong những hình thức tội phạm mạng phổ biến trong không gian mạng hiện nay, chúng nhắm đến cả người dùng bình thường lẫn các tổ chức, doanh nghiệp.

Việc tìm hiểu về tội phạm mạng sẽ giúp bạn phòng tránh được rủi ro trở thành nạn nhân của loại tội phạm này, các vấn đề liên quan về tội phạm mạng cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Những ví dụ về tội phạm mạng gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

    Việc phân loại tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quy định các nguyên tắc xử lý, quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án và các quy định khác về điều kiện áp dụng một số loại hình phạt…Phân loại tội phạm còn là cơ sở để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự, quy định khung hình phạt, bảo đảm nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt. Ngoài ra, việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa đối với việc quy định một số chế định tạm giam, tạm giữ trong Bộ luật tố tụng hình sự. Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Hừng Đông xin được chia sẻ cùng bạn đọc như sau:

Theo quy định tại Điều 8 BLHS 2015 thì Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

          Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Theo Điều 9 BLHS 2015 thì  Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: + Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; Ví dụ: Tội giết con hoặc vứt con mới đẻ [Điều 124 BLHS]. Tại khoản 1 quy định mức cao nhất của khung hình phạt với tội này là phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm nên thuộc tội phạm ít nghiêm trọng

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

Ví dụ: Tội lây truyền HIV cho người khác thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 148 BLHS 2015 [từ 03 - 07 năm tù]
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

Ví dụ: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc trường hợp khoản 3 Điều 192 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 [từ 07 – 15 năm tù]
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ví dụ: Tội giết người  tại Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015
     Bộ luật hình sự 2015 đã quy định pháp nhân thương mại cũng có thể là chủ thể của tội phạm, đồng thời quy định những loại hình phạt triêng cho pháp nhân thương mại phạm tội. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo phân loại nói trên và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự quy định về Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

      Trên đây là những chia sẻ của Luật Hừng Đông về vấn đề Phân loại tội phạm trong bộ luật hình sự 2015. Nếu bạn đọc còn vấn đề gì thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý về một vấn đề nào khác, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 024.35353005 để được giải đáp hoặc gửi câu hỏi qua hòm thư email: .

      Rất mong được hỗ trợ và hợp tác cùng Quý khách!

      Xin chân thành cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề