Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao

Viêm loét dạ dày - tá tràng, nên ăn gì?

Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn mới viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter Pylori [HP] nhưng thực tế viêm loét dạ dày ở trẻ em cũng không hiếm gặp. Đa số trường hợp viêm loét dạ dày ở trẻ em lây nhiễm từ người chăm sóc trẻ.

Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori [HP]. Vi khuẩn HP có khả năng tồn tại và gây bệnh trong môi trường dịch vị có độ acid cao. Bệnh có thể lây truyền theo đường miệng - miệng và đường phân - miệng, lây từ người và ruồi nhặng.

Viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori

Tình trạng trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Vì điều kiện sống, khả năng và hiểu biết về vi khuẩn HP còn rất hạn chế ở những nước này.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu lây nhiễm ở trong gia đình, các nghiên cứu đã cho thấy nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc bị nhiễm vi khuẩn HP thì rất dễ lây sang cho các bé.

Trước đây, những trẻ ở độ tuổi dưới 5 thường rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn HP gây ra, bởi vi khuẩn HP cần phải có thời gian xâm nhiễm lâu ở trong dạ dày trước khi gây bệnh, hoặc do cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn nên vi khuẩn HP khó gây bệnh hơn.

Khi trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn HP, có thể sẽ gây nên một số bệnh dạ dày như: Viêm dạ dày tá tráng, loét dạ dày tá tràng, nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày, tuy nhiên khả năng này hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, sẽ có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ

Ở trẻ em dấu hiệu để nhận biết có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, thường khó hơn nhiều so với người lớn. Vì nó không có dấu hiệu đặc trưng. Vi khuẩn HP ở trẻ em cũng gây nên những bệnh dạ dày như ở người lớn, trừ ung thư dạ dày.

Đối với trẻ em, những vấn đề thường gặp nhất là: U niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng… với dấu hiệu khá riêng biệt so với người lớn.

Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, trẻ thường bị đau quanh vùng rốn

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thường là đau quanh vùng rốn, các bé sẽ cảm thấy đau vùng thượng vị, nằm ở giữa rốn và xương ức. Một số trường hợp các bé có biểu hiện ợ chua. Đối với những trẻ bị loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, sẽ có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.

Một số trường hợp các bé sẽ không có những dấu hiệu nào đặc biệt, mà chỉ có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Luyện cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP tốt nhất

Lời khuyên của thầy thuốc

Việc điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ thường rất khó khăn, lúc này các bác sĩ cần phải cân nhắc có nên điều trị vi khuẩn HP không, hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi việc điều trị HP cần phải sử dụng kháng sinh kéo dài, có thể gây nên tác hại đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, có thể thấy việc điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em đang còn rất nhiều thách thức đối với các bác sĩ.

Do vậy, để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ, bố mẹ hoặc người chăm sóc các bé cần phải nắm vững những kiến thức về căn bệnh, từ đó có cách phòng chống hiệu quả nhất.

Xem thêm video đang được quan tâm

Mối nguy hại khi trẻ em xem tivi quá nhiều và cách khắc phục


Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp [Helicobacter pylori] có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc điều trị Hp ở trẻ cần đặt ra câu hỏi là “Khi nào nên điều trị” và “Điều trị như thế nào”? Bởi vì, việc điều trị Hp ở trẻ nhỏ khác so với ở người lớn và cho tới nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cách tiếp cận thống nhất về vấn đề này. Đối với các bậc phụ huynh, việc hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp các ông bố, bà mẹ tránh lo lắng không cần thiết và có thể chủ động lựa chọn giải pháp tốt nhất cho con mình.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây ra loét dạ dày tá tràng như ở người lớn

Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam do điều kiện sống, khả năng tầm soát vi khuẩn Hp còn hạn chế. Việc lây nhiễm vi khuẩn trong gia đình dễ dàng, trong khi việc điều trị thường không triệt để là nguyên nhân trẻ nhỏ tuổi cũng bị nhiễm Hp. Mặc dù không phải vi khuẩn Hp gây bệnh trên mọi đối tượng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân, độc tính của chủng Hp, nhưng nếu tỷ lệ nhiễm Hp gia tăng thì đồng nghĩa tới tỷ lệ mắc bệnh do Hp cũng tăng lên.

Lây nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu diễn ra trong gia đình giữ vợ/chồng, bố mẹ/con cái

Trước đây trẻ dưới 5 tuổi rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, điều này có thể lý giải là do vi khuẩn Hp thường cần có thời gian xâm nhiễm lâu trong dạ dày trước khi phát bệnh, hoặc cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn khiến vi khuẩn Hp khó gây bệnh hơn, hoặc trẻ ở lứa tuổi đó ít được chẩn đoán đúng cách để phát hiện bệnh do trước đây việc nội soi cho trẻ em còn khó khăn. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng, Nguyên phó khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em nói chung dao động từ 35-55% trong các thống kê ngoài cộng đồng, 75% trong các trại mồ côi và đặc điểm đáng chú ý là thời điểm nhiễm Hp hiện nay là từ trước 1 tuổi [20-35%], tăng nhanh trong giai đoạn 3-10 tuổi [45-50%], đạt tỷ lệ tương tự như người lớn sau 15 tuổi [55-85%]. Đây là một thách thức với các thầy thuốc vì nhiễm Hp ở trẻ em thường khó điều trị hơn ở người lớn.

Các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em

Một số bệnh dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ em là Viêm dạ dày-tá tràng, Loét dạ dày-tá tràng, Xuất huyết tiêu hóa. Ung thư dạ dày rất hiếm gặp ở trẻ em. Điều này có thể do vi khuẩn Hp gây Ung thư dạ dày cần có thời gian gây viêm mạn tính kéo dài nhiều năm để tạo ra các đột biến ở tế bào niêm mạc dạ dày, trong khi trẻ em thường có thời gian nhiễm Hp khá ngắn. Ngoài bệnh lý trên dạ dày, trẻ em cũng thường bị thiếu máu thiếu sắt khi nhiễm Hp do vi khuẩn Hp làm giảm khả năng hấp thu sắt trong dạ dày, trẻ cũng có nguy cơ bị các bệnh dị ứng, miễn dịch và ban xuất huyết khi có Hp trong dạ dày.

Để điều trị các bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ nhỏ, các bác sỹ thường cân nhắc xem có cần thiết phải điều trị vi khuẩn Hp không, hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi vì, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp có sự kết hợp 2 loại kháng sinh trong thời gian kéo dài nên tác hại có thể lớn hơn lợi ích sau khi điều trị. Việc tìm kiếm một giải pháp tiệt trừ Hp cho trẻ em một cách an toàn vẫn còn nhiều thách thức trên toàn thế giới.

Khi nào nên điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em

Theo khuyến cáo của Hội tiêu hóa, gan mật châu Âu thì những trường hợp sau nên tiệt trừ Hp cho trẻ:

  • Tất cả trẻ bị loét dạ dày tá tràng có Hp [+]
  • Khi trẻ có Hp phát hiện qua mô bệnh học nhưng không có loét dạ dày tá tràng, có thể cân nhắc điều trị diệt Hp, việc điều trị lúc nào sẽ do phụ huynh quyết định dưới sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
  • Trẻ nhiễm Hp mà trong gia đình có người bị Ung thư dạ dày.

Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ trong thời gian dài có thể gây ra một số tình trạng như rối loạn vi khuẩn đường ruột, giảm sức đề kháng tự nhiên, gây suy nhược cơ thể trẻ và nhiều tác hại khác. Chính vì vậy, bạn cần thật cân nhắc khi quyết định điều trị Hp cho trẻ và lựa chọn giải pháp an toàn để điều trị.

Tuy nhiên, gần đây có một số nghiên cứu cập nhật cho thấy, việc tiệt trừ vi khuẩn Hp ở trẻ em ngay từ nhỏ khi mới nhiễm Hp dù có hay chưa có triệu chứng đều có tác dụng phòng ngừa Ung thư dạ dày, bệnh lý Ung thư nguy hiểm hàng đầu. Chính vì vậy, nếu có một giải pháp an toàn thì việc tiệt trừ và phòng ngừa Hp vẫn có thể được khuyến cáo ở những trẻ có nguy cơ cao hoặc trong gia đình có bố, mẹ đã bị bệnh do Hp dạ dày gây ra.

Đột phá mới từ Nhật Bản

 Kháng thể OvalgenHP từ lòng đỏ trứng gà được chứng minh giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp

Tại Nhật Bản, chương trình tầm soát Ung thư dạ dày có một phần quan trọng nhất là tìm và diệt vi khuẩn Hp. Bên cạnh chiến lược tìm và diệt vi khuẩn Hp, chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích người dân sử dụng thường xuyên loại kháng thể có tên gọi là OvalgenHP, được đưa vào trong một số chế phẩm như sữa chua để giúp giảm sự lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Kháng thể OvalgenHp đã được sử dụng tại Nhật Bản trên 15 năm và khoảng 1 thập kỷ sử dụng tại Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Châu Âu. Các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ nhỏ [12 tuổi trở xuống] tại Nhật Bản đã giảm đáng kể tới mức nhiều nhà khoa học tin rằng chỉ 2 thập kỷ nữa, nước Nhật sẽ có một thế hệ không có vi khuẩn Hp.

Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan tới tiệt trừ Hp dạ dày cho trẻ nhỏ và việc ứng dụng kháng thể OvalgenHP, xin mời đặt câu hỏi trong website hoặc liên hệ số điện thoại 0903294739, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn.

DS. Hồng Vân

Video liên quan

Chủ Đề