Tại sao Vinamilk tiếp tục lựa chọn đầu tư trực tiếp nước ngoài để mở rộng thị trường

Bên cạnh việc đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước, Vinamilk đã từng bước khảo sát, đánh giá và thâm nhập vào các thị trường sữa tiềm năng trên thế giới.  Ảnh: VGP/Minh Thi

Vinamilk chính thức đặt “viên gạch” đầu tiên cho sự nghiệp kinh doanh ở nước ngoài của mình từ năm 1997 tại Iraq với chuyến đi đầy quyết đoán của bà Mai Kiều Liên khi đó là Chủ tịch HĐQT và hiện là Tổng Giám đốc Vinamilk.

Ngay sau đó, năm 1998, Vinamilk đã xuất khẩu những sản phẩm sữa bột đầu tiên vào khu vực Trung Đông, chủ yếu là Iraq theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc.

Từ năm 1998 đến nay, bên cạnh việc nâng cao năng lực doanh nghiệp và đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước, Vinamilk đã từng bước thăm dò, khảo sát, đánh giá các thị trường sữa tiềm năng trên thế giới để có những bước nhảy ngoạn mục về đầu tư ở nhiều thị trường sữa nổi tiếng.

Với phương châm dám nghĩ khác, dám đầu tư, châu Âu đã trở thành thị trường chiến lược thứ 2 trên hành trình khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường sữa thế giới của Vinamilk.

Năm 2010, Vinamilk chính thức có mặt tại New Zealand với việc mua 23,8% cổ phần của Công ty Miraka Limited [sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư ra nước ngoài]. Dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của Vinamilk ở thị trường thế giới là minh chứng rõ nét nhất cho việc thương hiệu sữa Việt có thể cạnh tranh với các “ông lớn” của ngành sữa tại “thủ phủ” của vùng chăn bò sữa nổi tiếng trên thế giới là châu Âu, trong đó có New Zealand.

Hay phải kể đến dự án tại Ba Lan với tổng mức đầu tư 3 triệu USD, chuyên bán buôn nguyên liệu nông nghiệp cũng như bán buôn bán lẻ sữa, các chế phẩm từ sữa. Hoạt động của nhà máy tại Ba Lan đã là cầu nối quan trọng để Vinamilk chinh phục thị trường châu Âu.

Tiếp đó, tháng 5/2013, HĐQT Vinamilk tiến hành lựa chọn đại diện thương mại của Vinamilk tại thị trường Hoa Kỳ. Tháng 6/2013, HĐQT Vinamilk đã phê chuẩn tăng vốn đầu tư vào Công ty Miraka, đồng thời phê chuẩn đầu tư vào Công ty Sữa Driftwood tại California [Mỹ] sau khi Vinamilk được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ [FDA] cấp số đăng ký được xuất hàng vào Mỹ. Chỉ đến tháng 5/2016, Vinamilk đã quyết định tăng vốn đầu tư, mua trọn 100% cổ phần của Công ty Driftwood.

Đầu tư ra nước ngoài tiếp tục là một trong những chiến lược quan trọng của Vinamilk nhằm duy trì sự phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu Vinamilk toàn cầu. Ảnh: VGP/Minh Thi

Trong thời điểm hình thành và hội nhập của Cộng đồng kinh tế ASEAN [AEC], nhận định châu Á nói chung và ASEAN nói riêng đang là một thị trường đầy tiềm năng với mật độ dân số trẻ và tỷ lệ được tiếp cận với sữa chưa cao, sau hơn 10 năm thâm nhập thị trường Campuchia, ngày 25/5/2016, Vinamilk đã khánh thành Nhà máy sữa Angkor tại Phnompenh.

Đây là nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại quốc gia hơn 15 triệu dân với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7%. Nhà máy có mức đầu tư 23 triệu USD [Vinamilk nắm giữ 51% vốn, Công ty Angkor Dairy Product của Campuchia đóng góp 49%], có công suất 19 triệu lít sữa nước, 64 triệu hộp sữa chua và 80 triệu túi sữa đặc có đường, doanh thu khoảng 35 triệu USD và dự kiến tăng dần qua các năm… sẽ là một trong những điểm nhấn mạnh mẽ để Vinamilk tiến sâu hơn nữa vào ASEAN, thị trường hơn 600 triệu dân này.

Liên tục trong khoảng tháng 5/2016, Vinamilk đã tổ chức nhiều sự kiện tại Myanmar, Campuchia, Thái Lan... đánh dấu sự mở rộng đầu tư, mở rộng thị phần của Vinamilk tại nước ngoài, đặc biệt trong khu vực ASEAN. Tại Myanmar, bên cạnh phối hợp với đối tác chiến lược là Synchro World trong mở rộng hệ thống phân phối, Vinamilk còn tập trung vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để hiểu rõ được nhu cầu của người dân địa phương, đầu tư kinh phí marketing nhằm tăng mức độ nhận biết sản phẩm và nâng cao thương hiệu Vinamilk tại đây.

Ngày 12/5/2017, tại Bắc Kinh, Vinamilk đã đạt được bản ghi nhớ hợp tác cung cấp sản phẩm sữa của Vinamilk vào thị trường Trung Quốc, một thị trường rất lớn và tiềm năng với dân số cao nhất thế giới, tổng giá trị thị trường sữa lên đến khoảng 30 tỷ USD/năm.

Thông qua những bước tiến dài đầy tự tin vào thị trường sữa toàn cầu, Vinamilk đã là một trong những doanh nghiệp tỷ USD có công quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp Việt đầy nội lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Cũng qua đó, quá trình kinh doanh tại thị trường nước ngoài đã và đang đem về cho Vinamilk những trái ngọt.

Vinamilk bắt đầu khai thác thị trường xuất khẩu từ năm 1998 với kim ngạch xuất khẩu từ xấp xỉ 30 triệu USD đã tăng nhanh và đạt mức 250 triệu USD năm 2015 [tăng trưởng bình quân 24%/ năm]. Trong vòng 17 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đạt 1,9 tỷ USD. Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới bao gồm khu vực châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông và các nước khác.

Đầu tư ra nước ngoài tiếp tục là một trong những chiến lược quan trọng của Vinamilk nhằm duy trì sự phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu Vinamilk toàn cầu.

Với các thành công hiện có, Vinamilk đang góp phần nâng cao vị thế ngành sữa nói riêng và dinh dưỡng nói chung của Việt Nam trên bản đồ quốc tế, đồng thời trở thành cầu nối đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới. Đây cũng chính là mục tiêu lớn nhất của Vinamilk khi đầu tư ra nước ngoài.

Minh Thi


Logo của liên doanh Del Monte-Vinamilk đã được công bố chính thức.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam [Vinamilk] công bố đối tác liên doanh tại Philippines là Del Monte Philippines, Inc. [DMPI], công ty con của Del Monte Pacific Limited và là một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Philippines.

Tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu là 6 triệu USD, trong đó Vinamilk và đối tác góp 50% mỗi bên. Liên doanh sẽ nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Vinamilk, sau đó được tiếp thị và phân phối tại Philippines thông qua DMPI.

Liên doanh sẽ sử dụng đồng thương hiệu Del Monte-Vinamilk cho các sản phẩm của mình và phát huy sức mạnh thương hiệu của cả hai doanh nghiệp.

Tính đến nay, DMPI đã hoạt động tại Philippines hơn 95 năm, nổi tiếng với các sản phẩm từ dứa và trái cây hỗn hợp đóng gói, nước trái cây, nước sốt cà chua ..., được lòng người tiêu dùng Philippines qua nhiều thế hệ.

Trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu châu Á-Thái Bình Dương tại Philippines năm 2020, Del Monte là thương hiệu nội địa số một và là một trong ba thương hiệu thực phẩm và đồ uống trong Top 20.

Tương tự, Vinamilk hiện xếp thứ hạng 36 trong danh sách các công ty sữa lớn nhất thế giới và đại diện duy nhất của Đông Nam Á trong danh sách này.

Vinamilk được vinh danh thương hiệu quốc gia 12 năm liên tiếp, giá trị thương hiệu đạt hơn 2,4 tỷ USD theo Forbes Việt Nam.

Năm 2020, Vinamilk dẫn đầu Top 10 thương hiệu mạnh nhất của Việt Nam - Vietnam’s Strongest Local Brands, thuộc bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á.

Dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín tại các nhà máy của Vinamilk.

Liên doanh sẽ kết hợp thế mạnh của Vinamilk trong khâu sản xuất và Del Monte về khâu phân phối.

Cụ thể, Vinamilk hiện đang sở hữu chuỗi giá trị khép kín với hệ thống 13 trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế như GLOBAL G.A.P, Organic châu Âu và Mỹ, khai thác đàn bò sữa gần 160.000 con, kết hợp với 13 nhà máy trên khắp Việt Nam.

Với năng lực sản xuất lớn, Vinamilk hiện đang kinh doanh hơn 250 chủng loại sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về sữa, sản phẩm từ sữa và nước giải khát không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu đến 56 quốc gia trên thế giới.

Trong khi đó, DMPI hiện đang sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp Philippines, có mối quan hệ lâu dài, bền chặt với các nhà bán lẻ thực phẩm, đồ uống hàng đầu và quan hệ đối tác với các nhà phân phối trên cả nước.

Hiện tại các sản phẩm của DMPI đang có mặt tại hơn 100.000 điểm bán lẻ tại Philippines.

Philippines là quốc gia có dân số lớn thứ hai ở Đông Nam Á, nơi thu nhập người dân và mức tiêu thụ các sản phẩm sữa bình quân đầu người đang ngày càng tăng.

[Vinamilk: Thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam]

Liên doanh mang đến cơ hội phát triển cho ngành sữa Philippines khi Vinamilk mở rộng sang một thị trường mới và Del Monte mở rộng một ngành hàng mới với sản phẩm thiết yếu được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày.

Phát biểu tại sự kiện ra mắt liên doanh được tổ chức trực tuyến, bà Mai Kiều Liên -  Tổng giám đốc của Vinamilk - chia sẻ: “Chúng tôi đã tìm hiểu nhiều doanh nghiệp trước khi hợp tác với Del Monte và tin tưởng rằng đây là đối tác hoàn hảo với Vinamilk vì những lợi thế của Del Monte về thương hiệu, hệ thống phân phối, sự am hiểu về nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và đồ uống tại Philippines. Thêm vào đó, điều quan trọng nhất là cả hai tập đoàn có cùng chiến lược sẽ đầu tư sâu rộng vào ngành sữa nhằm đưa đến người dân Philippines các sản phẩm sữa và nước giải khát có lợi cho sức khỏe, phù hợp thị hiếu với giá cả phù hợp.”

Trang trại dứa rộng 26.000 ha ở Bukidnon của Del Monte Philippines.

Cũng trong sự kiện này, ông Luis Alejandro - Giám đốc điều hành hoạt động của DMPI - đã chia sẻ: “Liên doanh Vinamilk-Del Monte là sự kết hợp của những người dẫn đầu với bề dày kinh nghiệm và vị thế đã được khẳng định trên thị trường. Vinamilk là công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam và châu Á, họ có nhiều thế mạnh để cạnh tranh và chinh phục thị trường. Tôi tin tưởng vào sự thành công của liên doanh này nhờ ba yếu tố: Chúng tôi đã nghiên cứu sâu về thị trường và đối thủ để xây dựng lợi thế cạnh tranh; Chúng tôi có các sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng Philippines; Chúng tôi cũng đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch kinh doanh và tiếp thị, và đã xây dựng độ phủ kênh phân phối cũng như phương án truyền thông để không chỉ thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mà còn có sự gắn bó của họ.”

Cuối tháng 7/2021 vừa qua, trong bối cảnh giãn cách xã hội nhiều khó khăn, Vinamilk đã hoàn thành sản xuất lô hàng đầu tiên cho liên doanh và xuất khẩu sang Philippines.

Các sản phẩm của liên doanh dự kiến sẽ chính thức ra mắt người tiêu dùng Philippines ngay trong tháng 9/2021 tới đây. Ước tính doanh thu năm đầu tiên của liên doanh vào khoảng 8,8 triệu USD và tiềm năng tăng trưởng kép đạt khoảng 50%/năm trong trung hạn.

Về Vinamilk [www.vinamilk.com.vn]

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam [Vinamilk] là công ty dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam và hiện nằm trong Top 40 công ty sữa lớn nhất toàn cầu [thứ hạng 36].

Với chuỗi giá trị khép kín bao gồm 13 trang trại bò sữa, đàn bò khai thác gần 160.000 con, 13 nhà máy và 250.000 điểm bán lẻ trên khắp Việt Nam, Vinamilk đang dẫn đầu thị trường sữa ở các ngành hàng chính như sữa nước, sữa bột trẻ em, sữa đặc... và là thương hiệu sữa được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn nhiều nhất trong 10 năm qua.

Sản phẩm Vinamilk đã được xuất khẩu đến 56 quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN...

Vinamilk đã đầu tư vào 3 nhà máy tại Mỹ, New Zealand, Campuchia và một tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào. Hoạt động kinh doanh quốc tế hiện đang đóng góp 15% tổng doanh thu của Vinamilk.

Những lợi thế này đã giúp Vinamilk đạt tăng trưởng kép hai con số cả về doanh thu và lợi nhuận ròng trong 10 năm qua.

Vinamilk niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006.

Các cổ đông lớn của Vinamilk bao gồm Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Fraser & Neave và Platinum Victory [một đơn vị thuộc Jardines JC&C].

Về Del Monte Philippines, Inc. [www.delmontephil.com]

Del Monte Philippines, Inc. [DMPI] là nhà sản xuất, tiếp thị và phân phối hàng đầu các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chất lượng cao và có lợi cho sức khỏe.

Công ty đã hoạt động hơn 95 năm tại Philippines và dẫn đầu thị trường dứa và trái cây hỗn hợp đóng gói, nước trái cây, nước sốt cà chua và nước sốt mỳ Ý.

DMPI có bản quyền đối với nhãn hiệu Del Monte của Philippines cho các sản phẩm đã qua chế biến.

Công ty cũng bán các sản phẩm dưới các thương hiệu tập đoàn nổi tiếng S&W, Contadina và Today’s. Hai phần ba doanh số của DMPI là ở Philippines và phần còn lại đến từ thị trường quốc tế.

DMPI vận hành một hệ thống sản xuất dứa khép kín với trang trại dứa rộng 26.000 ha ở Bukidnon, một cơ sở chế biến trái cây đông lạnh, một nhà máy nước ép không sử dụng hỗn hợp cô đặc, và một cơ sở chế biến trái cây cách trang trại khoảng một giờ di chuyển.

DMPI cũng vận hành một nhà máy đóng chai đồ uống ở Cabuyao, Laguna.

DMPI là công ty con có lợi nhuận cao nhất của Del Monte Pacific, có kết quả kinh doanh cao kỷ lục trong năm tài chính 2021 kết thúc vào tháng 4 với doanh thu đạt 34,5 tỷ peso, tăng 8% và thu nhập ròng tăng 33% lên 4,6 tỷ peso.

Trong cùng kỳ, doanh thu của công ty mẹ DMPL đạt 2,2 tỷ USD, đạt lợi nhuận ròng cao nhất là 63 triệu USD.

Del Monte Pacific Limited [www.delmontepacific.com] là một công ty được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và Sở Giao dịch Chứng khoán Philippines, sở hữu gián tiếp 87% DMPI.

Thanh Vân [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề