Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và bảo vệ TO quốc

- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
- Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thanh niên có các trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội:
- Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập367
  • Hôm nay141,476
  • Tháng hiện tại2,844,368
  • Tổng lượt truy cập107,966,630

Với loạt bài Giải bài tập Giáo dục Quốc phòng lớp 11 ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục quốc phòng lớp 11 từ đó đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục quốc phòng 11.

Câu 6 trang 43 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân:

- Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

- Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc,

- Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

* Trách nhiệm của học sinh

- Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.

- Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc.

- Tích cực học tập kiến thức quốc phòng – an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng.

- Tích cực tham gia các phong của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

Quan niệm về nghĩa vụ BVTQ của công dân trong xây dựng LLVT thuộc phạm trù đạo đức và ý thức xã hội, là thành tố hết sức quan trọng về tiềm lực chính trị-tinh thần của nền quốc phòng toàn dân. Nghĩa vụ BVTQ vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm thiêng liêng, đòi hỏi mọi công dân phải chấp hành thực hiện nghiêm những quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Quan niệm và nghĩa vụ tạo thành chỉnh thể vừa tự giác, vừa bắt buộc đối với mọi công dân trong thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm BVTQ, gắn liền với quyền của công dân trong mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, giữa công dân với tổ chức, giữa công dân với nhau; đi liền và đặt trong mối quan hệ với khái niệm đất nước, Tổ quốc, Nhà nước… Chúng ta BVTQ dựa vào sức mạnh của toàn dân, trong đó LLVT làm nòng cốt. Để BVTQ tất yếu phải tổ chức, xây dựng LLVT vững mạnh.

Ảnh minh họa.

Quan niệm về nghĩa vụ BVTQ của công dân trong xây dựng LLVT bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, phát triển đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh. Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc trường kỳ gian khổ, quan niệm về nghĩa vụ BVTQ, tham gia LLVT trở thành ý thức tự giác của lớp lớp thế hệ người Việt Nam, thành lẽ sống thiêng liêng cao cả, thành sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn… Ý chí chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn gấm vóc của dân tộc Việt Nam hết sức mạnh mẽ, kiên cường, trở thành truyền thống quý báu ngàn đời. Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống ngoại xâm kéo dài 30 năm, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhiều gia đình có 3-4 thế hệ tham gia kháng chiến; người trước ngã xuống, người sau đứng lên; “lớp cha trước, lớp con sau” lên đường tòng quân ra trận đánh giặc, cứu nước.

Ngày nay, quan niệm về nghĩa vụ BVTQ của công dân có những thuận lợi cơ bản là: Đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và BVTQ. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo ra hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực… trở thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước ở các chặng đường tiếp theo. Đời sống đông đảo nhân dân không ngừng được cải thiện; vị thế đất nước được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố vững chắc; sức mạnh BVTQ lớn mạnh hơn nhiều so với trước đây; lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa yêu nước tiếp tục được vun đắp, khơi dậy bằng sức mạnh ý chí thống nhất của toàn dân tộc…

Nếu như trong chiến tranh, thiên hướng trội của xã hội là được tòng quân ra chiến trường đánh giặc, cứu nước, cứu nhà thì trong nền kinh tế thị trường, có thể thấy, thiên hướng trội lại là lợi ích. Bởi vậy, để củng cố, nâng cao nhận thức về nghĩa vụ BVTQ của công dân trong tình hình mới, đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ các chủ trương, giải pháp về chính trị, kinh tế, luật định, về văn hóa, xã hội…; trong đó, cần thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương, giải pháp được xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với nhiệm vụ BVTQ…”.

Trước hết, cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò công tác giáo dục quốc phòng toàn dân [QPTD]. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao nhận thức về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức chính trị-xã hội và toàn dân với nhiệm vụ BVTQ. Chủ thể chịu trách nhiệm lãnh đạo giáo dục QPTD là các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở; trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện là chính quyền các cấp, cơ quan quân sự làm tham mưu. Trong nền kinh tế thị trường, các quan niệm về chuẩn mực, thang giá trị… tuy có vận động phát triển, song trong tư tưởng, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn đề cao các giá trị về đạo lý và tình nghĩa, nhất là các giá trị về sự cống hiến, về danh dự, về đạo đức… Do đó, các hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền cần hướng vào tôn vinh những giá trị tiêu biểu về công lao cống hiến, hy sinh, đóng góp của các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và BVTQ ngày nay.

Hai là, xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Một câu hỏi đặt ra là vì sao việc thực hiện nghĩa vụ BVTQ, xây dựng LLVT của nhân dân ta lại phát triển đến đỉnh cao trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Câu trả lời có tính thuyết phục rất cao, là: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; mục tiêu lãnh đạo của Đảng đánh đuổi giặc ngoại xâm là để nhân dân ta thoát khỏi sự đàn áp, áp bức, bất công; để toàn thể dân tộc ta được sống trong hòa bình, độc lập, thống nhất; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong cuộc đấu tranh đó, cán bộ, đảng viên của Đảng đều là những người tiêu biểu cả về trí tuệ, phẩm chất, lối sống; gương mẫu đi tiên phong trên mọi lĩnh vực của cuộc đấu tranh…

Ngày nay, đất nước đã hòa bình, độc lập, thống nhất, đời sống của nhân dân được nâng lên hơn nhiều so với trước, nhưng những yếu kém, tiêu cực; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vào chế độ. Do vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải tập trung xây dựng các tổ chức đảng, cơ quan công quyền các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nguy cơ của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng tạo động lực nâng cao nhận thức về trách nhiệm BVTQ của toàn dân.

Ba là, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh... theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống xâm lược, trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên là phải tham gia LLVT, toàn dân đánh giặc, đóng góp sức người, sức của cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc, BVTQ. Ngày nay, đất nước hòa bình, một số quan niệm, cơ chế, chính sách từ thời chiến tranh đã có những thay đổi lớn, thậm chí không còn phù hợp. Việc điều tiết các lợi ích, các mối quan hệ xã hội đều phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

Thực tế, một công nhân, một sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp [nhất là ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài] có thu nhập khá cao, trong khi một chiến sĩ làm nghĩa vụ quân sự phải công tác trong “môi trường lao động đặc biệt”, xa nhà, thực hiện nhiệm vụ nặng nề và thiêng liêng… nhưng phụ cấp và một số chính sách bảo đảm còn khiêm tốn, thậm chí chưa thỏa đáng. Chế độ chính sách đối với chiến sĩ dân quân tự vệ, theo quy định của luật hiện hành cũng còn thấp, nhất là phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách của từng địa phương. Chính sách hậu phương quân đội cũng còn những bất cập, như việc giải quyết nhà ở cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho chiến sĩ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự…

Thực trạng trên đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, thiết thực động viên toàn dân, nhất là thanh niên tự giác chấp hành nghiêm Hiến pháp, pháp luật về thực hiện nhiệm vụ BVTQ, xây dựng LLVT trong thời kỳ mới, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhất là trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình khu vực, thế giới và những nguy cơ, yếu tố tác động thường xuyên, trực tiếp đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng LLVT và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đại tá DƯƠNG VĂN THỰC

Video liên quan

Chủ Đề