Tiêu chuẩn đánh giá hướng dẫn viên du lịch năm 2024

Phát biểu tại buổi Họp báo, ông Vũ Thế Bình chia sẻ: Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có trên 23.000 HDV nội địa, quốc tế, tại điểm. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5% số HDV này có ký hợp đồng lao động với các DN lữ hành, còn khoảng 95% số HDV còn lại hoạt động tự do.

.JPG)

Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát biểu tại buổi Họp báo. Ảnh: Hồ Hạ.

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam không tiến hành phân loại và xếp hạng HDV, nhiều HDV Du lịch có quá trình hành nghề xuất sắc nhưng không được công nhận và vinh danh, do đó không được các Công ty Lữ hành trả thù lao xứng đáng. Việc thiếu hụt sự phân loại và xếp hạng HDV này làm suy giảm sự phấn đấu học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của HDV, gây khó khăn cho các Công ty Lữ hành trong việc tìm kiếm, ký kết hợp đồng HDV và trả thù lao cho các HDV này.

Để khắc phục những tồn tại trên, giúp du lịch Việt Nam phát triển bền vững, Liên minh Châu Âu (EU) đã hỗ trợ Hội HDV Du lịch Việt Nam – Hiệp hội Du lịch Việt Nam triển khai thực hiện Dự án “Xếp loại HDV du lịch Việt Nam”. Thời gian đầu, chương trình xếp hạng thí điểm sẽ áp dụng cho các HDV là Hội viên của Hội HDV Du lịch Việt Nam, các Chi hội HDV du lịch có số lượng hội viên đông trên toàn quốc.

Giới thiệu công tác phân loại và xếp hạng HDV, ông Bùi Văn Dũng- Phó Chủ tịch Hội HDV Du lịch Việt Nam cho biết: “Việc xếp hạng được thực hiện thông qua đánh giá, cho điểm 3 tiêu chí chính là năng lực, kiến thức và kỹ năng của HDV, trong đó, tiêu chí năng lực chiếm 20% tổng số điểm, tiêu chí kiến thức chiếm 50% tổng số điểm, tiêu chí kỹ năng chiếm 30% tổng số điểm. Những HDV đã đạt giải thưởng trong các cuộc thi HDV du lịch giỏi sẽ được cộng điểm thưởng”.

.JPG)

Ông Bùi Văn Dũng- Phó Chủ tịch Hội HDV Du lịch Việt Nam giới thiệu công tác phân loại và xếp hạng HDV. Ảnh: Hồ Hạ.

Việc đánh giá dựa trên 4 hình thức: Đánh giá năng lực thông qua lý lịch nghề nghiệp của HDV; đánh giá kiến thức thông qua bài thi kiến thức hoặc phỏng vấn, đánh giá kỹ năng thông qua đợt thẩm định; đánh giá thông qua nhận xét của các công ty lữ hành sau chuyến đi. Đề thi xếp hạng bao gồm đề thi lý thuyết và đề thi phỏng vấn.

Các HDV đạt từ 51 điểm trở lên sẽ được xếp hạng: 3 sao (Hạng Bạc), 4 sao (Hạng Vàng) và 5 sao (Hạng bạch kim). Thẻ hội viên đã được xếp hạng có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Việc xếp hạng HDV hứa hẹn mang lại nhiều điều mới mẻ và hữu ích, góp phần đưa nền du lịch Việt Nam, đặc biệt là chất lượng của đội ngũ HDV ngày càng nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa yêu cầu phát triển của ngành du lịch.

Từ nay đến cuối năm 2018, Hội HDV sẽ triển khai chương trình xếp hạng tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 22-24/10; tại Hà Nội và Quảng Ninh dự kiến trong tháng 11; tại một số tỉnh, TP khác vào tháng 12/2018. Sau chương trình xếp hạng thí điểm, Hội HDV sẽ hoàn thiện các tiêu chí và quy chế xếp hạng để tiến tới thực hiện việc xếp hạng cho tất cả các HDV có mong muốn tham gia vào năm 2019.

Cũng tại buổi Họp báo, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, để hỗ trợ cho các hội viên được hưởng lương khi về hưu, giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động. Hội HDV Du lịch Việt Nam đã được BHXH TP Hà Nội lựa chọn là đại lý chính thức thu BHXH tự nguyện cho các hội viên được chọn lựa mức đóng và phương hướng đóng linh hoạt, phù hợp với thu nhập của bản thân.

Bên cạnh việc xếp hạng HDV Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam thông tin việc tiếp tục tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2019 từ ngày 27 - 30/3/2019, tại Hà Nội. Hội chợ là sự kiện nổi bật của Du lịch Việt Nam, một hoạt động quan trọng hàng đầu của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các Hiệp hội thành viên.

Nhắc đến hướng dẫn viên du lịch, chúng ta thường hay nghĩ đến nghề gắn với những chuyến đi trải nghiệm, khám phá. Có những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá độ chuyên nghiệp của ngành nghề này. Vậy, tiêu chuẩn ngành hướng dẫn viên du lịch thời đại mới là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hướng dẫn viên du lịch là gì?

Hướng dẫn viên du lịch là ngành làm về dịch vụ du lịch, tự tin giao tiếp trình bày về những thông tin chính xác về lịch sử, văn hóa, giá trị,… của một địa điểm, di tích, di sản,…bằng một hoặc nhiều ngoại ngữ, tùy thuộc vào khả năng của bạn.

Phân loại hướng dẫn viên du lịch

Theo luật Du lịch 2017 quy định, có ba đối tượng tham gia hướng dẫn du lịch. Hãy cùng trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn – trường cao đẳng đào tạo ngành du lịch tốt nhất hiện nay tìm hiểu về các đối tượng này, cụ thể như sau:

– Hướng dẫn viên nội địa: phục vụ khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;

– Hướng dẫn viên quốc tế: phục vụ khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách dulịch ra nước ngoài;

– Hướng dẫn viên du lịch tại điểm: phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch;

Hướng dẫn viên du lịch tại điểm thực chất là lực lượng thuyết minh viên du lịch được xác định tên mới sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế để tránh trùng lắp với lực lượng thuyết minh viên bảo tàng. Bên cạnh đó, tên gọi này giúp thể hiện rõ được vai trò và bản chất công việc của người hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch.

Tiêu chuẩn để trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa

Tiêu chuẩn đánh giá hướng dẫn viên du lịch năm 2024

Tiêu chuẩn để trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa

– Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

– Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

Tiêu chuẩn để trở thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Tiêu chuẩn đánh giá hướng dẫn viên du lịch năm 2024

Tiêu chuẩn để trở thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế

– Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

– Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

– Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phảicó chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế;

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.

Luật Du lịch 2017 thay đổi điều kiện về trình độ văn hóa đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Nếu như Luật Du lịch 2005 yêu cầu hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thì luật Du lịch 2017 quy định người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên là có đủ điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Quy định mới của Luật Du lịch 2017 nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa lực lượng lao động được đào tạo nghề tham gia nghề hướng dẫn du lịch. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, của người lao động và thực tiễn công tác đào tạo ở nước ta hiện nay.

Tương tự quy định đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa, người tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề trở lên đủ điều kiện về trình độ văn hóa để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Tiêu chuẩn trở thành hướng dẫn viên du lịch tại điểm

– Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

– Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

– Đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức.

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, luật Du lịch không quy định yêu cầu về trình độ đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Để được cấp thẻ, bạn phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức. Luật Du lịch tiếp tục trao quyền cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Trên đây, trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM đã chia sẻ về tiêu chuẩn ngành hướng dẫn viên du lịch thời đại mới để các bạn tham khảo. Ngành nghề siêu hot này có rất nhiều tiêu chuẩn cụ thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí mà bạn đảm nhận. Hãy nắm thật kỹ các tiêu chuẩn này để trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp các bạn nhé!

Hướng dẫn viên du lịch cần có những tiêu chuẩn gì?

Những Yêu Cầu Cơ Bản Của Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch Bạn Cần Biết.

Vốn kiến thức và hiểu biết sâu rộng. ... .

Kỹ năng thuyết trình. ... .

Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống. ... .

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ ... .

Kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm. ... .

Kỹ năng ngoại ngữ ... .

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông. ... .

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc..

Hướng dẫn viên du lịch làm việc ở đâu?

Hướng dẫn viên du lịch có thể làm việc cho các công ty du lịch, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lữ hành, các đơn vị quản lý tài nguyên du lịch hay các trung tâm nghiên cứu, ban quản lý di tích, danh thắng, vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.

Học gì để trở thành hướng dẫn viên du lịch?

Hiểu đơn giản, để trở thành hướng dẫn viên du lịch, bạn phải theo học các nhóm ngành liên quan tới du lịch như:.

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành..

Quản trị khách sạn..

Quản trị kinh doanh du lịch..

Quản trị du lịch, khách sạn..

Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch).

Ngôn ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn…..

Chất lượng hướng dẫn viên du lịch là gì?

“HDV du lịch là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong các chuyến thăm quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu được thỏa thuận của khách trong thời gian nhất định và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình, đồng ...