Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng 10 Nga đã được nhà văn Giôn Rít thể hiện trong tác phẩm nào

· - Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ..

- Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. .[2đ]

· - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh..

Ngoài nước

“Mười ngày rung chuyển thế giới” là tác phẩm nổi tiếng của Giôn Rít [John Reed, 1887 – 1920], nhà báo cộng sản người Mỹ, viết về Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại nổ ra ngày 7/11 [25/10 theo lịch Nga cũ] năm 1917 – cuộc cách mạng XHCN kiểu mẫu đầu tiên trên thế giới, do giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích của V. Lênin.

Giôn Rít sinh ở thành phố Poóctơlan, nước Mỹ, trong một gia đình lao động. Sau khi tốt nghiệp Đại học Havớt, Giôn Rít đi nhiều nơi, viết nhiều tác phẩm về đời sống chính trị – xã hội nước Mỹ và nhiều nước châu Âu, châu Mỹ. Các tác phẩm của ông mang đậm tính chân thực, tràn đầy tư tưởng nhân đạo và được độc giả tiến bộ trên thế giới đánh giá rất cao.

Mùa hè năm 1917, Giôn Rít vội vã sang nước Nga, vì ông nhận thấy những dấu hiệu báo trước của cuộc cách mạng vô sản chưa từng có trong lịch sử loài người sắp diễn ra. Dấn thân trong hiện thực sôi động, nóng bỏng của nước Nga, thậm chí có lần suýt bị trả giá cho sinh mạng của mình, tiếp xúc với mọi lớp người của xã hội Nga, từ người nông dân, binh sĩ, quan chức các cấp, các phe phái, ông trung thực ghi chép những sự kiện tiêu biểu, những diễn biến mau lẹ của cuộc Cách mạng Tháng Mười. Năm 1918, trở về Mỹ, những tài liệu ghi chép được và bản thảo cuốn sách của ông đã bị chính quyền phát xít ở Mỹ tìm cách chiếm đoạt, nhưng ông đã may mắn giành lại được. Và rồi, “Mười ngày rung chuyển thế giới”, gồm 12 chương – một tác phẩm phóng sự – chính trị giàu giá trị văn học đã được xuất bản ở Mỹ [3 lần] vào năm 1919. Từ năm 1923 về sau, tác phẩm đã được xuất bản ở Liên Xô [hơn chục lần] và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam [2 lần].

Năm 1919, khi Giôn Rít sang thăm nước Nga Xô-viết lần thứ hai, V. Lênin đã viết bài tựa cho tác phẩm của Giôn Rít sẽ tái bản ở Mỹ, có đoạn: “Sau khi đã đọc một cách vô cùng hứng thú và chăm chú từ đầu chí cuối quyển sách của Giôn Rít “Mười ngày rung chuyển thế giới”, tôi hết lòng giới thiệu tác phẩm này với công nhân tất cả các nước. Tôi mong muốn cuốn sách này được phát hành hàng triệu bản và dịch ra nhiều thứ tiếng, vì nó cung cấp một bức tranh xác thực và vô cùng sinh động về những sự kiện cực kỳ quan trọng để hiểu thế nào về cách mạng vô sản, thế nào là chuyên chính vô sản… Chắc chắn là quyển sách của Giôn Rít sẽ làm sáng tỏ thêm vấn đề cơ bản này của phong trào công nhân toàn thế giới”.

Trong “Lời tựa của tác giả”, Giôn Rít viết: “Không thể phủ định rằng Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử, và sự trỗi dậy của người Bônsêvích là một sự kiện phi thường với tầm vóc toàn cầu”. Và, ông khẳng định: “Trong quá trình của cuộc chiến đấu [tức diễn biến của Cách mạng Tháng Mười – ĐNĐ], tôi không phải là kẻ bàng quan. Nhưng khi kể lại lịch sử những ngày vĩ đại ấy, tôi đã muốn nhận xét sự việc với con mắt của một người ghi chép có lương tâm, cố gắng ghi lại sự thực”. Thật vậy, ông đã mô tả trung thực và đầy nhiệt tình diễn biến của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, về vai trò của V. Lênin và những người bônsêvích Nga, về lực lượng và khí thế của quần chúng công-nông-binh. Sự kiện đêm 6/11/1917 [theo dương lịch], quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pêtơrôgơrát, Chính phủ lâm thời của nước Nga đã sụp đổ, được Giôn Rít dành nhiều trang mô tả rất hào hứng, và kết luận: “Thế là V. Lênin và công nhân Pêtơrôgơrát đã quyết định cuộc tổng khởi nghĩa. Xô-viết Pêtơrôgơrát đã lật đổ Chính phủ lâm thời… Bây giờ, vấn đề đặt ra là tranh thủ cả nước Nga bao la, và rồi sau đó là cả thế giới… Tuy đã 6 giờ sáng mà màn đêm hãy còn dày đặc và lạnh lẽo. Một tia sáng yếu ớt, huyền ảo, luồn vào những phố xá lạnh lẽo, làm nhạt dần ánh sáng của những đống lửa, báo hiệu buổi rạng đông ghê gớm sắp mọc trên đất Nga”.

Trong cuốn sách, Giôn Rít thể hiện chính kiến, thái độ và tình cảm của mình rất trung thực, rõ ràng về các nhân vật, các sự kiện. Ông rất kính phục và yêu mến V. Lênin. Những đoạn viết về V. Lênin, lời văn của ông tràn đầy lòng tôn kính, ngưỡng mộ, nồng nàn sự hứng khởi, toát lên một âm hưởng hào hùng. Ông gọi V. Lênin là một “lãnh tụ phi thường”.

V. Lênin rất bình dị về ngoại hình, nhưng Người lại vô cùng sáng suốt trong hành động và trong suy xét. Ông mô tả sự xuất hiện của Lênin trước công chúng và những người bônsêvích: “Đúng tám giờ bốn phút, tiếng hoan hô như sấm dậy báo tin chủ tịch đoàn đã tới, trong đó có Lênin – Lênin vĩ đại… Trong lịch sử, ít có lãnh tụ được yêu mến và kính phục như ông. Một lãnh tụ nhân dân kỳ lạ, được suy tôn hoàn toàn nhờ trí tuệ của mình, không bóng bẩy, không hài hước, không khoan nhượng, tư thái ung dung, không có nét gì đặc biệt nổi bật, nhưng có tài giải thích những ý kiến sâu sắc bằng những lời lẽ giản dị, phân tích tình hình một cách cụ thể và kết hợp sự khôn ngoan sáng suốt với sự táo bạo nhất về trí năng”.

Vài chục năm sau khi ra đời, “Mười ngày rung chuyển thế giới” của Giôn Rít vẫn được Thời báo Niu Yoóc [Mỹ] xếp vào “100 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất mọi thời đại”. “Mười ngày rung chuyển thế giới” là một trong những kiệt tác của văn học thế giới và là tác phẩm đầu tiên của văn học thế giới đã công bố trước toàn nhân loại sự thắng lợi của cuộc cách mạng XHCN ở nước Nga năm 1917. Bà N. Cơrúpxcaia – người vợ và bạn chiến đấu của V. Lênin – đã kết thúc “Lời tựa” của mình cho tác phẩm của Giôn Rít trong lần xuất bản đầu tiên ở Liên Xô: “Giôn Rít đã gắn chặt cuộc đời của ông với Cách mạng Nga. Nước Nga Xô-viết đối với ông đã trở nên thân yêu và gần gụi. Mắc bệnh sốt định kỳ, ông đã từ trần ở nước Nga và an nghỉ ở chân Bức thành Đỏ của Điện Cremli. Người đã mô tả đám tang của những người hy sinh cho cách mạng như ông đã mô tả, thực xứng đáng được hưởng vinh dự ấy!”.

Đào Bá[Giảng viên chính – Đại học Hải Phòng]

Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 471

Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, em hãy giải thích lí do nhà văn đặt tên cuốn sách như vậy? [Làm thành một bài văn] có phần mở đầu và kết thúc

Vì sao Giôn Rit đặt tên cuốn sách là “Mười ngày rung chuyến thế giới”?

Vì sao ngày 25 – 10 – 1917 [tức ngày 7 – 11 – 1917] đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga?

A. Ngày cách mạng cùng nổ

B. Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn

C. Ngày quân cách mạng tiến công vào thủ phủ Chính phủ lâm thời tư sản

D. Ngày cách mạng giành thắng lợi ở thủ đô Pêtơrôgrát

Tại sao nói thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã thay đổi cục diện thế giới?

B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp lực trên thế giới.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra bước phát triển mới cho phong trào cách mạng thế giới, vì:

A. Chính phủ tư sản ở các nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

B. Chủ nghĩa Mác - Lê nin được truyền bá rộng khắp trên thế giới.

C. Nhiều Đảng cộng sản đã ra đời ở các nước tư bản Âu - Mĩ.

D. CNXH trở thành hiện thực, mở ra khuynh hướng cách mạng vô sản

Vì sao Giôn Rit đặt tên cuốn sách là “Mười ngày rung chuyến thế giới”?

Vì sao ngày 25 – 10 – 1917 [tức ngày 7 – 11 – 1917] đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga?

A. Ngày cách mạng cùng nổ

B. Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn

C. Ngày quân cách mạng tiến công vào thủ phủ Chính phủ lâm thời tư sản

D. Ngày cách mạng giành thắng lợi ở thủ đô Pêtơrôgrát

Video liên quan

Chủ Đề