Tiêm thuốc kích trứng bị ra máu

Tiêm thuốc kích trứng giúp điều trị vô sinh hiếm muộn, nhưng... chớ dùng bừa!

[VOH] - Tiêm thuốc kích trứng là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh hiếm muộn. Nhưng trước khi muốn thực hiện phương pháp này, chị em cần phải biết những điều sau.

Tiêm thuốc kích trứng [hay còn gọi là Gonadotropin] là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết tiêm vào cơ thể để giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Sau khi nang trứng trưởng thành, đủ kích thước, bác sĩ sẽ tiêm hCG để giúp trứng rụng [thuốc tiêm kích trứng khi tiêm vào người phụ nữ không có khả năng làm rụng trứng tự nhiên].

Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng, những người có nang noãn không phát triển hoặc thường xuyên không rụng trứng. Đặc biệt, tiêm thuốc kích trứng là một bước quan trọng của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm [IVF] hoặc bơm tinh trùng vào tử cung [IUI].

1.1 Tiêm kích thích trứng trong IVF  [thụ tinh trong ống nghiệm]

Vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh, nếu tình trạng sức khỏe của người vợ thuận lợi, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm kích thích buồng trứng. Thời gian điều trị, loại thuốc kích thích trứng thay đổi tùy từng phác đồ.

Thường những trường hợp đáp ứng kém với thuốc kích trứng dạng uống sẽ được chỉ định dùng thuốc kích trứng dạng tiêm. Thời gian kích thích trứng tùy thuộc vào từng bệnh nhân nhưng dao động từ 10 - 12 ngày.

Trong thời gian kích thích trứng, bác sĩ sẽ theo dõi nang trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu từ đó điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Khi đã có được số lượng nang trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một mũi HCG để kích thích trứng rụng. Khoảng 24 giờ đến 36 giờ sau khi tiêm hCG, bước chọc hút trứng sẽ được tiến hành để lấy các trứng đạt yêu cầu từ cơ thể người phụ nữ ra, sau đó tiến hành thụ tinh với tinh trùng của chồng trong môi trường ống nghiệm.

Tiêm thuốc kích trứng là biện pháp hỗ trợ cho những trường hợp hiếm muộn [Nguồn: Internet]

1.2 Tiêm thuốc kích trứng trong IUI [bơm tinh trùng vào qua cổ tử cung]

Đây là phương pháp được áp dụng cho những phụ nữ bị rối loạn phóng noãn. Ở những người này, cần ít nhất một nang trưởng thành có phóng noãn để đạt được kết quả mong muốn.

Đối với trường hợp kích thích trứng trong IUI, có 3 phác đồ kích thích buồng trứng đó là: phát đồ ngắn, phát đồ tăng liều dần và phát đồ giảm liều dần. Sau khi được tiêm thuốc kích trứng bác sĩ cũng sẽ theo dõi nang noãn bằng phương pháp siêu âm. Khi nang noãn đạt được kích thước phù hợp, bác sĩ sẽ bơm tinh trùng vào sau khi đã tiêm hCG.

Việc chọn lựa phác đồ kích thích trứng trong IUI sẽ được các bác sĩ chỉ định vì cần phù hợp để cho số nang có thể giải phóng noãn không quá nhiều nhằm hạn chế các biến chứng.

Việc tiêm thuốc thuốc kích trứng điều trị hiếm muộn có tỷ lên thành công là 60%, nhưng vẫn có những trường hợp không thành công. Sau khi tiêm thuốc kích trứng từ 3 – 6 tháng mà không có hiệu quả, chị em nên để buồng trứng ‘nghỉ ngơi’ một vài chu kỳ nhằm tránh tình trạng suy buồng trứng.

2. Quá trình tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì, kiêng gì?

Có rất nhiều kinh nghiệm về ăn uống sau khi tiêm thuốc kích trứng như: người vợ cần uống sữa đậu nành, ăn nhiều , sầu riêng, trứng gà, sữa ong chúa... Tuy nhiên, theo các chuyên gia về vô sinh hiếm muộn, điều quan trọng nhất vẫn là ăn uống đa dạng, khoa học để đảm bảo sức khỏe.

Những nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh chị em nên nhớ:

  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Ăn nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại trái cây
  • Ăn nhiều cá, dầu thực vật, các loại hạt.
  • Hạn chế ăn chất béo động vật, chất béo chuyển hóa trong đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán...
  • Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, thức ăn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản.
  • Không hút thuốc, uống rượu, trà, cà phê.

3. Tiêm thuốc kích trứng nhiều có hại không?

Các loại thuốc kích trứng không kích thích sự phát phát triển của một nang trứng cụ thể mà là hàng loạt nang trứng. Khi lượng hormone quá lớn được tiêm vào cơ thể sẽ có thể gây quá kích, khiến buồng trứng bị sưng đau [Hội chứng quá kích buồng trứng].

Chị em sẽ nhanh chóng phát hiện ra "hội chứng quá kích buồng trứng" khi thấy cơ thể có những dấu hiệu như:

  • Đau bụng lâm râm hoặc đau quặn vùng bụng dưới
  • Bụng to lên
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều
  • Tiêu chảy
  • Khó thở, tụt huyết áp, nhịp tim đập nhanh
  • Tăng cân nhẹ hoặc tăng cân nhanh chóng.

Các triệu chứng của hội chứng quá kích buồng trứng thường bắt đầu trong vòng 10 ngày sau khi tiêm thuốc [nếu có]. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ, vừa đến nặng. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Phụ nữ tiêm thuốc kích trứng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro [Nguồn: Internet]

Ngoài ra, khi sử dụng biện pháp tiêm thuốc kích trứng chị em cũng có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng như: chảy máu âm đạo, đau trong âm đạo. Có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang, teo buồng trứng, suy buồng trứng, thậm chí là là ung thư buồng trứng.

Bên cạnh đó, tiêm thuốc kích trứng còn làm tăng nguy cơ đa thai và có thể gây vô sinh do hết nang trứng nguyên thủy…

4. Lời khuyên bác sĩ

Biện pháp tiêm thuốc kích thích trứng là một hành trình đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn, thời gian và quyết tâm lớn. Không chỉ vài lần tiêm là phụ nữ bị hiếm muộn có thể mang thai dễ dàng mà thậm chí còn gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nếu tiêm thuốc kích trứng nhiều lần.

Vì thế, tốt nhất chị em nên đến các cơ sở y tế điều trị hiếm muộn, vô sinh có uy tín chất lượng để được khám và tư vấn kỹ trước khi áp dụng phương pháp tiêm thuốc kích thích trứng hay bất kỳ phương pháp nào khác trong điều trị vô sinh, hiếm muộn.

Đồng thời, chị em cần có sự chuẩn bị tốt cho sức khỏe và tâm lý ổn định, tìm hiểu thông tin và chi phí điều trị để chuẩn bị tài chính cũng như sắp xếp thời gian phù hợp với việc điều trị. Trong quá trình điều trị cũng cần có sự theo dõi kỹ càng từ bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn.

NGUỒN THAM KHẢO

 

Một số loại thuốc được dùng bằng đường uống và một số loại thuốc được sử dụng bằng đường tiêm đều có mục tiêu là giúp cơ thể bạn sản xuất càng nhiều trứng càng tốt cho một chu kỳ IVF. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc kích thích trứng có tác dụng phụ liên quan.

Một số loại thuốc hỗ trợ sinh sản cố gắng thúc đẩy quá trình rụng trứng ở một phụ nữ không rụng trứng thường xuyên. Một số khác là hormone mà phụ nữ phải dùng trước khi thụ tinh nhân tạo.

1.1. Thuốc gây rụng trứng

Khoảng 1/4 số phụ nữ trong độ tuổi sinh con gặp vấn đề về rụng trứng. Các loại thuốc có thể điều trị

  • Metformin [Glucophage]: Chất này có thể làm giảm tình trạng kháng insulin. Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS], đặc biệt là những người có chỉ số khối cơ thể > 35, có thể kháng insulin, đồng thời gây ra các vấn đề về rụng trứng.
  • Thuốc chủ vận dopamine: Những loại thuốc này làm giảm mức độ của một loại hormone gọi là prolactin. Ở một số phụ nữ, có quá nhiều prolactin gây ra các vấn đề về rụng trứng.
  • Clomiphene [Clomid]: Thuốc này có thể kích hoạt rụng trứng, nhiều bác sĩ đề nghị nó là lựa chọn điều trị đầu tiên cho một phụ nữ có vấn đề về rụng trứng.
  • Letrozole [Femara]: Giống như clomiphene, letrozole có thể kích hoạt rụng trứng. Trong số những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, đặc biệt là những người bị thừa cân béo phì, letrozole có thể hoạt động tốt hơn. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy 27,5% phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang dùng letrozole cuối cùng đã sinh con, so với 19,1% ở những người dùng clomiphene.
  • Gonadotropins: Nhóm hormone này kích thích hoạt động trong buồng trứng, bao gồm cả quá trình rụng trứng. Khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng hormone kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể trong nhóm. Mọi người nhận được phương pháp điều trị này dưới dạng tiêm hoặc xịt mũi.

Trong khoảng 10% các trường hợp vô sinh, bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân.

Một số loại thuốc được dùng bằng đường uống và một số loại thuốc được sử dụng bằng đường tiêm

1.2. Nội tiết tố trước khi thụ tinh nhân tạo

Thuốc không thể điều trị một số nguyên nhân gây vô sinh. Khi các bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân gây vô sinh thì sẽ sử dụng phương pháp can thiệp sau:

Thụ tinh trong tử cung: Là việc đưa tinh trùng trực tiếp vào tử cung đúng khoảng thời gian rụng trứng. Nó có thể cải thiện cơ hội thụ thai khi có vấn đề với chất nhầy cổ tử cung hoặc khả năng di chuyển của tinh trùng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng những thứ sau trước khi IUI:

  • Thuốc rụng trứng : Ví dụ như clomiphene hoặc letrozole, có thể khiến cơ thể rụng trứng và có thể giải phóng thêm trứng.
  • Kích hoạt rụng trứng : Vì xác định thời điểm rụng trứng là điều cần thiết, nhiều bác sĩ khuyên bạn nên tiêm "kích hoạt" rụng trứng của hormone human chorionic gonadotropin [hCG].
  • Progesterone : Loại hormone này có thể giúp duy trì thai kỳ sớm và phụ nữ thường dùng nó qua viên đặt âm đạo.

Thụ tinh trong ống nghiệm [IVF]: Bao gồm việc loại bỏ một hoặc nhiều trứng để bác sĩ có thể cho chúng thụ tinh với tinh trùng trong đĩa petri. Nếu trứng phát triển thành phôi, bác sĩ sẽ cấy vào tử cung. IVF yêu cầu một số loại thuốc, bao gồm:

  • Ức chế rụng trứng: Nếu phụ nữ rụng trứng quá sớm, IVF có thể không hoạt động. Nhiều bác sĩ kê đơn hormon đối kháng gonadotropin để ngăn rụng trứng sớm.
  • Thuốc rụng trứng: IVF có nhiều khả năng thành công hơn, giống như IUI, nếu buồng trứng giải phóng nhiều trứng. Bác sĩ sẽ kê đơn clomiphene hoặc letrozole để tăng khả năng này
  • Bắn kích thích rụng trứng: IVF cũng có cơ hội thành công cao hơn nếu bác sĩ có thể kiểm soát thời điểm rụng trứng bằng cách sử dụng một mũi tiêm kích thích có hormone hCG.
  • Progesterone: Một phụ nữ được thụ tinh ống nghiệm sẽ dùng progesterone để giúp hỗ trợ mang thai sớm.

Khi điều trị vô sinh, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng biện pháp tránh thai nội tiết tạm thời để giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có thể giúp chuẩn bị cho cơ thể thụ tinh nhân tạo.

Các phản ứng tác dụng phụ là các triệu chứng không mong muốn do thuốc. Bạn có thể gặp các tác dụng phụ hay không phụ thuộc vào:

  • Loại thuốc bạn uống
  • Liều lượng của thuốc
  • Cơ địa của bạn

Sau đây là tác dụng phụ và rủi ro của một số loại thuốc kích trứng:

2.1. Tác dụng phụ và rủi ro của Clomid

Clomid hoạt động bằng cách đánh lừa cơ thể nghĩ rằng không có đủ lượng estrogen lưu thông. Để làm được điều đó, nó ngăn chặn các thụ thể trong cơ thể phản ứng với hormone estrogen. Hầu hết các tác dụng phụ của Clomid là do mức estrogen thấp.

Các biểu hiện bao gồm:

  • Nóng ran [đột nhiên thấy nóng mặt, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh]
  • Đầy hơi, khó chịu ở bụng
  • Tăng cân
  • Nhức đầu
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Căng vú
  • Chảy máu kinh nguyệt bất thường
  • Khô âm đạo

Một nguy cơ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của Clomid là mờ mắt. Xảy ra ở ít hơn 1,5% phụ nữ trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, tác dụng phụ này có thể bao gồm mờ mắt, nhìn lóa, nhìn đèn nhấp nháy.

Rủi ro:

Thụ tinh trong tử cung là việc đưa tinh trùng trực tiếp vào tử cung đúng khoảng thời gian rụng trứng

2.2. Tác dụng phụ và rủi ro của Letrozole

Letrozole được sử dụng tương tự như Clomid. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ bị PCOS và phụ nữ kháng Clomid [không rụng trứng khi dùng Clomid] có thể thành công hơn với letrozole. Tác dụng phụ thường gặp:

  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Đầy hơi, khó chịu ở bụng
  • Nóng ran
  • Nhìn mờ [ít phổ biến hơn nhiều so với Clomid]
  • Khó ngủ
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau vú

Mặc dù hiếm gặp, nhưng phụ nữ dùng Femara có thể phát triển một tình trạng được gọi là hội chứng quá kích buồng trứng [OHSS], có thể biểu hiện với các triệu chứng từ đầy hơi và tiêu chảy đến khó thở và đau ngực.

2.3. Tác dụng phụ và rủi ro của Gonadotropins

Đây là một loại hormone tiêm. Chúng bao gồm các loại thuốc như Gonal-F [FSH], Follistim và Ovitrelle [hCG]. Thuốc tiêm có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác trong chu kỳ IVF. Các tác dụng phụ:

  • Đầy hơi, đau bụng
  • Nhức đầu, buồn nôn
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Tắc nghẽn xoang
  • Thay đổi tâm trạng
  • Mụn trứng cá
  • Căng vú
  • Tăng cân
  • Khó chịu vùng chậu
  • Chảy máu, hoặc đốm bất thường
  • Nôn
  • Đau, đỏ tại chỗ tiêm
  • Chóng mặt

Rủi ro:

  • Song thai hoặc đa thai
  • Hội chứng quá kích thích buồng trứng [OHSS]
  • U nang buồng trứng
  • Nhiễm trùng vết tiêm
  • Xoắn phần phụ
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Cục máu đông

2.4. Tác dụng phụ và rủi ro của GnRH Agonist

Thuốc chủ vận GnRH như Lupron được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình điều trị IVF. Chúng đóng cửa hệ thống sinh sản tự nhiên của cơ thể để bác sĩ có thể kiểm soát sự kích thích và trưởng thành của buồng trứng. Mức độ estrogen thấp là nguyên nhân gây ra nhiều tác dụng phụ của thuốc chủ vận GnRH.

Tác dụng phụ của cetrorelix acetate [Cetrotide] bao gồm:

  • Phát ban tại chỗ tiêm
  • Đau bụng
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn

Tác dụng phụ thường gặp của ganirelix acetate [Antagon, Ganirelix, Orgalutran] bao gồm:

  • Đau bụng do buồng trứng
  • Nhức đầu
  • Chảy máu âm đạo
  • Đau hoặc bầm tím chỗ tiêm
  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày

Rủi ro:

  • Thai chết lưu
  • Dị tật bẩm sinh
  • Hội chứng quá kích thích buồng trứng [OHSS]

Một số loại thuốc kích thích trứng có tác dụng phụ liên quan

Thông báo cho bác sĩ của bạn biết bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng bất thường nào trong thời gian bạn dùng thuốc. Không thể tránh hoàn toàn tất cả các tác dụng phụ. Tuy nhiên, có một số điều bạn hoặc bác sĩ có thể làm để giảm rủi ro. Ví dụ như:

  • Có thể tránh hoặc giảm bớt một số tác dụng phụ bằng cách dùng thuốc vào ban đêm hoặc cùng với thức ăn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về thời gian và cách tốt nhất để dùng thuốc.
  • Bác sĩ của bạn cũng nên sử dụng liều thấp nhất sau đó tăng dần liều để có được hiệu quả tối ưu. Điều quan trọng nhất là luôn luôn chấp hành đúng theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Để giảm nguy cơ mang thai đôi hoặc đa thai, việc theo dõi chặt chẽ chu kỳ của bạn là rất quan trọng. Với gonadotropins hoặc Clomid, siêu âm có thể được sử dụng để xác định có bao nhiêu nang trứng tiềm năng đang phát triển. Mỗi nang trứng đều là một em bé tiềm năng, nếu bạn thụ thai.

Một vài gợi ý để tránh tác dụng phụ của thuốc:

  • Acetaminophen là tốt nhất cho chứng đau đầu của bạn. Bạn không nên dùng ibuprofen [Advil, Motrin] hoặc naproxen [Aleve, Midol] vì có một số lo ngại rằng những loại thuốc này có thể cản trở quá trình rụng trứng và làm tổ của phôi.
  • Loại bỏ bớt quần áo khi cảm thấy bốc hỏa, nóng ran người
  • Uống nhiều nước trong suốt quá trình điều trị khả năng sinh sản vì sử dụng các hormone có thể khiến cơ thể mất nước mất nước và bạn sẽ cảm thấy khát nhiều hơn.
  • Giữ tinh thần ổn định: Điều trị vô sinh có thể khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy vô cùng tồi tệ. Bạn hãy tìm cách nào đó thay đổi tâm trạng, thay đổi không khí bằng một vài trải nghiệm mới hay tĩnh tâm ngồi đọc một cuốn sách. Chia sẻ với chồng để cả 2 có được sự cảm thông dành cho nhau.

Hiện nay, để thực hiện mong muốn được làm cha, làm mẹ, khách hàng bị vô sinh, hiếm muộn có thể đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.

Ưu điểm khi khách hàng lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec:

  • Được trang bị thiết bị hiện đại, hệ thống khí sạch theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo chất lượng lab, hệ thống tủ cấy đơn tối ưu hóa chất lượng phôi, nâng cao tỉ lệ thành công cho mỗi chu kỳ thụ tinh nhân tạo.
  • Thực hiện hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến trên thế giới: ICSI [tiêm tinh trùng vào bào tương noãn]; hỗ trợ phôi thoát màng; dự trữ sinh sản: đông phôi, đông tinh, đông noãn giúp KH chủ động thời gian sinh con theo ý muốn, chuyển phôi ngày 5, giảm thiểu thai; các kỹ thuật vô sinh nam [PESA, MESA, TEFNA, TESE]
  • Bên cạnh phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giỏi trong nước và thế giới, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hiếm muộn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: drugs.com, medicalnewstoday.com, ovohealth.com, verywellfamily.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề