Thương binh là gì

Đối tượng được công nhận có công với cách mạng và thủ tục để hưởng chế độ

LSVNO - Luật sư cho tôi hỏi, những đối tượng nào được công nhận có công với cách mạng? Để được hưởng chế độ đối với thương binh, cần làm những thủ tục gì và liên hệ với cơ quan nào? L.V.H [Hải Phòng] Cụ thể, nếu gặp khó khăn bạn liên hệ với Công ty luật TNHH Đức An để được tư vấn


Luật sư tư vấn:

Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 được sửa đổi bổ sung 2012 1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Người có công với cách mạng:

a] Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b] Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c] Liệt sĩ;

d] Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ] Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e] Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g] Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

h] Bệnh binh;

i] Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

k] Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

l] Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

m] Người có công giúp đỡ cách mạng.

Căn cứ theo quy định trên có 12 diện đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng. Theo đó, mỗi diện đối tượng có điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận khác nhau. Cụ thể đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Ưu đãi người có công; Điều 27 Nghị định số31/2013/NĐ-CPngày 9/4/2013 của Chính phủ; Điều 17, Điều 18 Thông tư số05/2013/TT-BLĐTBXHngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 7/11/2013 của Bộ Quốc phòng; Thông tư liên tịch số28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQPngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng.

Pháp lệnh người có công quy định tại Điều 19

1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh và Huy hiệu thương binh thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b] Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

c] Làm nghĩa vụ quốc tế;

d] Đấu tranh chống tội phạm;

đ] Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

e] Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

g] Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

h] Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

2. Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".

3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên , công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

4. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B quy định tại Điều này được gọi chung là thương binh.

5. Thương binh có vết thương đặc biệt tái phát được khám và giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định trên thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B quy định tại Điều 19 Pháp lệnh người có công được gọi chung là thương binh.

Điều kiện xác nhận đối với thương binh quy định tại Điều 27 Nghị định số31/2013/NĐ-CPngày 9/4/2013 của Chính phủ.

Thông tư số05/2013/TT-BLĐTBXHngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tạiĐiều 16. Hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ

1. Giấy chứng nhận bị thương [Mẫu TB1].

2. Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương.

3. Biên bản giám định thương tật [Mẫu TB2].

4. Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật hàng tháng [Mẫu TB3] hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần [Mẫu TB4].

Điều 18. Thủ tục hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ

1. Người bị thương khi đang phục vụ trong quân đội, công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Thông tư này để hướng dẫn cụ thể.

2. Người bị thương không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này

a] Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Nghị định.

Trường hợp bị thương trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì gửi kèm đơn đề nghị của cá nhân [Mẫu TB5];

b] Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương cư trú;

c] Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và giới thiệu người bị thương ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh kèm bản sao giấy chứng nhận bị thương để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;

d] Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Bạn căn cứ theo quy định trên để thực hiện.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

[Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội]

Video liên quan

Chủ Đề