Thuốc giảm đau hạ sốt cho người lớn

Bạn cần lưu ý các biện pháp này thường hạ sốt được áp dụng với tình trạng nhẹ và trung bình, trường hợp sốt cao liên miên cần đi khám để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị hợp lý nhé.

Nhiệt độ người trưởng thành bao nhiêu được cho là sốt cao?

Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Sốt nhẹ: nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C.
  • Sốt mức độ trung bình: thân nhiệt tầm 39°C.
  • Sốt cao: nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C.

Mức độ sốt ở người trưởng thành khác so với trẻ em nhé

Bên cạnh đó, khi thân nhiệt của bạn từ 41°C trở lên, bạn sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Vì sao người trưởng thành bị sốt?

Sốt là một trong các triệu chứng sức khỏe phổ biến, có thể đại diện cho một loạt bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Sốt siêu vi.
  • Tình trạng sốt do nhiễm virus là vấn đề sức khỏe tương đối phổ biến ở người trưởng thành. Các dấu hiệu thường thấy gồm:
    • Sổ mũi
    • Đau họng
    • Ho
    • Khàn giọng
    • Đau cơ

Trong một số trường hợp, sốt siêu vi cũng có khả năng kéo theo tình trạng tiêu chảy, nôn mửa hoặc đau dạ dày.

Sốt do vi khuẩn

Vấn đề nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận trong cơ thể. Bên cạnh sốt, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể còn có khả năng gây ra những dấu hiệu như:

Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, cứng cổ, lú lẫn, thờ ơ, cáu kỉnh, nhạy cảm với ánh sáng…

Nhiễm trùng hệ hô hấp dưới [viêm phổi hoặc viêm phế quản]: ho, khó thở, tức ngực…

Nhiễm trùng cơ quan sinh dục: đau rát khi vệ sinh, đi ngoài ra máu, đau lưng, đau vùng chậu…

Nhiễm trùng hệ tiêu hóa: tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày khó chịu…

Nhiễm trùng da: sưng tấy, phát ban, nổi mủ…

Sốt do thuốc

Một số loại thuốc, ví dụ như kháng sinh, có thể gây sốt nhẹ trong thời gian bạn dùng chúng. Cơn sốt ập đến ngay lập tức có thể hiểu là cơ thể đang có phản ứng dị ứng với thành phần trong thuốc. Nếu bạn phát sốt do thuốc, nhiệt độ cơ thể sẽ mau chóng quay về bình thường sau khi bạn ngưng thuốc.

Một số thuốc kháng sinh có thể gây sốt nhẹ trong thời gian bạn dùng chúng.

Cơn sốt thường gây ra các cơn đau khiến bạn vô cùng khó chịu và chỉ mong muốn hết sốt càng sớm càng tốt.  Thực tế, tình trạng sốt có thể tự thuyên giảm mà không cần đến thuốc, tuy nhiên, để phòng ngừa những biến chứng tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra, bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt nhanh và an toàn để giảm thân nhiệt về mức bình thường, chẳng hạn như:

Uống thuốc hạ sốt không kê đơn

Nếu chưa biết bị sốt nên làm gì, bạn có thể bắt đầu bằng việc uống thuốc giảm đau hạ sốt nhanh, bao gồm:

  • Acetaminophen [paracetamol]: thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng và cảm sốt. Liều hạ sốt đối với người lớn là 2 viên paracetamol 500 mg trong 4-6 giờ, liều dùng giảm đau là 1 viên paracetamol 500mg trong 4-6 giờ.
  • Ibuprofen là thuốc kháng viêm không steroid [NSAID] được sử dụng để giảm đau nhức khớp, cơ bắp và đau bụng kinh, ngoài ra thuốc còn được dùng để hạ sốt và giảm đau nhức nhẹ do cảm cúm hoặc cảm lạnh. Liều dùng thông thường với người bị nhức đầu là 1 viên Ibuprofen 600mg cách 90 phút, với người bị đau là Ibuprofen 200-400mg mỗi 4-6 giờ, với người bị viêm khớp là Ibuprofen 400-800mg mỗi 6-8 giờ.
  • Aspirin là thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt nhanh từ cơn đau nhẹ đến đau vừa, đau răng, cảm lạnh thông thường và nhức đầu. Liều dùng cho người lớn giảm đau là 325-650mg đường uống hoặc đặt trực tràng mỗi 4 giờ khi cần thiết và không quá 4 gram/ngày.
  • Naproxen là thuốc chống viêm không steroid [NSAID] sử dụng đề điều trị đau, viêm khớp dạng thấp và sốt. Liều dùng đói với người lớn bị đau nửa đầu là 550mg 2 lần/ngày sử dụng thuốc trong 4-6 tuần, nếu tình trạng đau đầu không chuyển biến tích cực thì ngưng sử dụng thuốc.

Các chuyên gia đánh giá những loại thuốc này là một trong nhiều cách hạ sốt nhanh cho người lớn vì bạn sẽ sớm nhận thấy kết quả mà chúng mang lại.

Ngoài ra, tác dụng của thuốc hạ sốt thường kéo dài 4 – 8 giờ.

Uống nhiều nước hơn

Duy trì mật độ chất lỏng trong cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt khi bạn bị sốt. Bởi vì thân nhiệt cao sẽ khiến quá trình hao hụt nước diễn ra nhanh hơn.

Do đó, bổ sung nhiều nước cho cơ thể không chỉ làm dịu thân nhiệt, mà còn bù đắp lại lượng chất lỏng đã mất đi.

Bổ sung Vitamin C

Các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… là những thức uống tốt giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hãy uống nước ép từ cam để bổ sung vitamin C khi bị sốt nhé

Bổ sung Canxi

Canxi có thể hỗ trợ làm giảm thời gian bị bệnh Bổ sung canxi thông qua khẩu phần ăn hằng ngày như cá, rau xanh, yến mạch… hoặc có thể bổ sung bằng thuốc chuyên dụng như Calcium Corbiere.

Tắm bằng nước ấm

Một trong những cách hạ sốt nhanh cho người lớn là tắm rửa. Điều này không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp bạn cảm thấy sạch sẽ và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên tắm với nước ấm, thay vì nước lạnh. Nhiệt độ thấp của nước có nguy cơ khiến thân nhiệt bạn tăng cao, khiến tình trạng sốt trở nên tệ hơn.

Tắm bồn với nước ấm còn có thể giúp bạn thư giãn, nhưng đừng ngâm mình lâu nhé.

Chườm khăn mát lên trán

Một kỹ thuật sơ cứu phổ biến dùng để hạ nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn là chườm khăn mát lên trán. Cách hạ sốt nhanh này thường áp dụng khi bạn phát sốt vì những yếu tố bên ngoài, ví dụ như:

  • Tập thể dục quá sức
  • Ở ngoài nắng quá lâu
  • Sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường bất ngờ

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý khăn đắp lên trán chỉ nên mát, không để khăn lạnh hoặc trực tiếp áp đá lạnh lên người.

Sử dụng tinh dầu xoa bóp

Chất Rubefacients có khả năng làm ấm, khiến cơ thể đổ mồ hôi, việc này giúp cơ thể giảm nhiệt. Một số loại tinh dầu có chứa Rubefacients như tinh dầu bạc hà, bạch đàn,… Bạn có thể sử dụng dung dịch tinh dầu này để xoa bóp các khu vực như phía sau gáy và lòng bàn chân sẽ giúp giảm sốt hiệu quả.

Thanh Hoa

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Nếu bị sốt, bạn có thể lựa chọn một trong hai loại thuốc hạ sốt không cần toa chính sau: acetaminophen và các thuốc kháng viêm không steroid [NSAIDs]. Các thuốc kháng viêm không steroid bao gồm ibuprofen, aspirin và naproxen. Nói chung, không có loại thuốc hạ sốt cụ thể nào tốt nhất. Thay vào đó, bạn nên so sánh các dạng thuốc, tác dụng phụ và các yếu tố khác để chọn một loại thuốc giảm sốt phù hợp nhất cho bạn hoặc con bạn. Dưới đây là những thông tin cần thiết giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất.

Acetaminophen [Tylenol]

Acetaminophen là một loại thuốc hạ sốt và giảm đau. Cách thức hoạt động của thuốc này vẫn chưa rõ. Acetaminophen không giảm sưng hay viêm. Thay vào đó, nó có khả năng thay đổi cách cơ thể cảm nhận đau đớn. Thuốc cũng giúp làm mát cơ thể và hạ sốt.

Các dạng thuốc và biệt dược

Acetaminophen được sản xuất dưới nhiều dạng, bao gồm:

  • Viên nén
  • Viên nén phóng thích kéo dài
  • Viên nhai
  • Viên nén hòa tan
  • Viên nang
  • Dung dịch chất lỏng hoặc hỗn dịch
  • Siro

Các thuốc này thường được uống. Acetaminophen cũng có sẵn ở dạng viên đặt trực tràng. Các nhãn hiệu phổ biến có chứa acetaminophen bao gồm Tylenol, Feverall và Mapap.

Các tác dụng phụ

Khi uống theo chỉ dẫn, acetaminophen thường an toàn và dung nạp tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Gây khó ngủ
  • Phản ứng dị ứng
  • Phản ứng da nghiêm trọng, bao gồm phát ban nặng

Các cảnh báo khác

Quá liều

Do acetaminophen được tìm thấy trong nhiều loại thuốc không cần toa, do đó bạn dễ bị sử dụng quá nhiều. Bạn không nên uống hơn 4.000mg acetaminophen trong vòng 24 giờ.

Giới hạn này bao gồm acetaminophen từ tất cả các thuốc khác nhau, thuốc theo toa hoặc không theo toa. Để an toàn, bạn tránh dùng nhiều hơn một sản phẩm có chứa acetaminophen cùng một lúc.

Trong trường hợp quá liều, bạn hãy đi cấp cứu ngay lập tức.

Tổn thương gan

Nếu bạn uống quá nhiều acetaminophen, có thể gây tổn thương gan. Trong trường hợp nặng, thuốc có thể dẫn đến suy gan, cần được ghép gan hoặc tử vong. Vì vậy, bạn chỉ uống một loại thuốc có chứa acetaminophen tại một thời điểm và luôn cẩn thận làm theo hướng dẫn về liều lượng trên bao bì thuốc.

Rượu

Dùng thuốc acetaminophen cùng uống rượu cũng có thể gây tổn thương gan. Nói chung, bạn không nên dùng acetaminophen nếu uống rượu mỗi ngày.

Sốt kéo dài hoặc phản ứng thuốc

Ngưng dùng acetaminophen nếu cơn sốt của bạn nặng hơn hoặc kéo dài hơn 3 ngày. Đồng thời ngưng sử dụng thuốc nếu bạn phát triển các triệu chứng mới như đỏ da hoặc sưng phù. Trong những trường hợp này, hãy gọi cấp cứu ngay. Chúng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn.

Tương tác thuốc

Acetaminophen có thể tương tác với các thuốc khác. Tương tác thuốc là khi một chất thay đổi cách hoạt động của một loại thuốc. Điều này có thể gây hại hoặc ngăn chặn tác dụng của thuốc. Ví dụ về các loại thuốc có thể gây tương tác nguy hiểm khi sử dụng với acetaminophen bao gồm:

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid [NSAIDs]

Video liên quan

Chủ Đề