Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 56, 57

1. a] Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n.

1 . a] Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó :

M : la hét/ nết na

la ............. lẻ .............
na ............. nẻ .............
lo ............. lở .............
no ............. nở .............

b] Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó :

M : lan man/ mang vác

man ............. vần .............
mang ............. vầng .............
buôn ............. vươn .............
buông ............. vương .............

2. Tìm và viết lại các từ láy:

a] Từ láy âm đầu l

M : long lanh

b] Từ láy vần có âm cuối ng

M  : lóng ngóng

Trả lời:

1.

a]

la

la lối, con la, la bàn,...

lẻ

lẻ loi, tiền lẻ, lẻ tẻ,...

na

quả na, nu na nu nống, na ná giống nhau,...

nẻ

nứt nẻ, nẻ mặt, nẻ toác,...

lo

lo lắng, lo nghĩ, lo sợ,...

lở

đất lở, lở loét, miệng ăn núi lở,...

no ăn no, no nê, ngủ no mắt,.. nở bột nở, nở hoa, nở mày nở mặt,...

b] 

man miên man, khai man vần vần thơ, vần đá
mang mang ơn, con mang vầng vầng trán, vầng trăng
buôn buôn bán, buôn làng vươn vươn lên, vươn người
buông buông màn, buông xuôi vương vương vấn, vương tơ

2. 

a] Từ láy âm đầu l

M : long lanh, lúng liếng, lập lòe, la lối, lạ lẫm, lạc lõng, lam lũ, lóng lánh, lung linh, lảnh lót, lạnh lẽo, lấm láp,...

b] Từ láy vần có âm cuối ng

M  : lóng ngóng, lang thang, loáng thoáng, lõng bõng, lông bông, leng keng, lúng túng, chang chang, văng vẳng, loạng choạng,...

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách [Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều]. Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Xem thêm tại đây: Chính tả - Tuần 9 - Vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 1

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

163

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu  trang 56, 57 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 56, 57 Luyện từ và câu - Cách đặt câu khiến

II. Luyện tập

1. Chuyển câu kể thành câu khiến, rồi viết vào dòng trống ở cột phải:

Câu kể

Câu khiến

Nam đi học.

Thanh đi lao động.

Ngân chăm chỉ.

Giang phấn đấu học giỏi.

M : - Nam đi học đi !

- Nam phải đi học !

- Nam hãy đi học đi !

..........

..........

..........

2. Đặt câu khiến phù hợp với từng tình huống sau: 

a] Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

b] Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

c] Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

3. Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây. Nêu rõ tình huống có thể dùng mỗi câu khiến ấy.

Yêu cầu

Câu khiến

Tình huống

a]Câu khiến có hãy ở trước động từ.

b] Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ.

c] Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.

M : Hãy giúp mình giải bài toán này với!

...........

-> Em không giải được bài toán, nhờ bạn giúp.

->..........

Phương pháp giải:

1] Có thể chuyển câu kể thành câu khiến bằng những cách sau:

- Thêm hãy, đừng , chớ, nên, phải,... vào trước một động từ.

- Thêm đi, thôi, nào,... vào cuối câu

- Thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu

- Thay đổi giọng điệu

2] Em đọc kĩ từng tình huống rồi đặt câu khiến sao cho phù hợp.

3] Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

1] 

Câu kể

Câu khiến

- Nam đi học.

M: Nam đi học đi!

- Nam phải đi học!

- Nam hãy đi học

- Thanh đi lao động.

- Thanh nên đi lao động!

- Thanh hãy đi lao động!

- Thanh phải đi lao động!

- Ngân chăm chỉ.

- Ngân phải chăm chỉ lên!

- Ngân hãy chăm chỉ nào!

- Mong ngân hãy chăm chỉ hơn!

- Giang phấn đấu học giỏi

- Giang phải phấn đấu học giỏi!

- Giang hãy phấn đấu học giỏi lên!

- Mong Giang phấn đấu học giỏi hơn!

2] 

a] Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

- Cho tớ mượn cây bút của cậu nhé !

- Làm ơn cho mình mượn cây bút của bạn một chút!

- Bạn cho tớ mượn cây bút của bạn chút nào!

b]  Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

- Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với Trang chút ạ !

- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !

- Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !

- Phiền bác chuyển mảy cho cháu nói chuyện với bạn Trang một chút ạ !

c] Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

- Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !

- Phiền chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !

3] 

Yêu cầu

Câu khiến

Tình huống

M: Hãy giúp mình giải bài toán này với!

-> Em không giải được bài toán, nhờ bạn giúp.

a. Câu khiến có hãy ở trước động từ

- Hãy giúp mình mở cánh cửa này đi!

- Hãy mở cánh cửa này giùm mình!

-> Em không mở được cánh cửa vì nó khép quá chặt. Em nhờ bạn giúp.

b. Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ

- Nào, chúng ta cùng học nhé!

- Chúng ta học bài đi!

-> Em rủ bạn cùng học bài.

c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ

- Xin ba cho con qua nhà bạn Nhiên chơi một lát!

- Mong em gái của chị học hành thật tốt!

-> Xin người lớn cho phép làm việc gì đó.

-> Thể hiện mong muốn điều gì đó tốt đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề