Thuốc bé ho là thuốc gì

Ho là triệu chứng khi niêm mạc đường hô hấp bị kích thích. Phản xạ ho giúp tống đờm hoặc dị vật ra khỏi đường hô hấp, nhờ đó không khí dễ lưu thông làm cho bé dễ thở hơn.

1.1 Nhóm thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế trung tâm ho gồm codein, dextromethorphan. Thuốc cũng gây ức chế trung tâm hô hấp nên cần thận trọng khi dùng cho bé, đặc biệt trẻ sơ sinh không được dùng. Cần chú ý thuốc ho có dextromethorphan khá phổ biến trên thị trường, thành phần nhiều biệt dược như siro, thuốc viên chỉ dùng cho các bé trên 6 tuổi và có khả năng gây nghiện.

Riêng đối với thuốc ho chứa hoạt chất Codein chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi, thận trọng sử dụng cho các bé từ 12 đến 18 tuổi có các vấn đề về hô hấp.

Đồng thời, chống chỉ định codein cho bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc nhanh ở tất cả mọi lứa tuổi, phụ nữ cho con bú. Bên cạnh đó, codein cũng chống chỉ định cho các trẻ em dưới 18 tuổi vừa cắt amidan và/hoặc thủ thuật nạo V.A.

1.2 Nhóm thuốc có tác dụng làm loãng đờm, tan đờm [acetylcystein, methylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon...]

Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm loãng đờm [theo nhiều cơ chế khác nhau] nhưng nói chung đều giúp tống đàm ra khỏi đường hô hấp.

Thuốc ho nên dùng khi trẻ ho có đờm hoặc đờm quá đặc không khạc ra được. Không dùng cho bé bị suy hô hấp hoặc hen phế quản vì đàm được tiết ra nhưng không đẩy ra ngoài được, làm tăng tắc nghẽn ở phế quản và phổi.

Nhóm thuốc này không nên dùng cho các trẻ bị ho dưới 2 tuổi, chống chỉ định với người bị hen phế quản. Thuốc long đờm cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày cần thận trọng. Trong nhóm này còn terpin hydrat có tác dụng hoạt hóa dịch nhầy phế quản làm long đờm, giúp lông mao biểu mô phế quản hoạt động dễ dàng để tống đàm ra ngoài thuốc tương đối an toàn hay kết hợp với codein trong các biệt dược. Nhóm này còn có các dược chất cổ điển như guaifenesin, amoni clorid, natri citrat.

Ho là triệu chứng khi niêm mạc đường hô hấp bị kích thích

1.3. Nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng

Những thuốc chống dị ứng như alimemazin, diphenhydramin, clopheniramin,...Các thuốc này có tác dụng chống dị ứng, giảm kích ứng họng và giảm ho, đặc biệt ho do dị ứng. Thuốc gây buồn ngủ nên làm giảm ho về ban đêm. Thuốc cũng gây cho bé khô miệng, chán ăn và táo bón.

1.4. Nhóm thuốc có tác dụng co mạch chống sung huyết

Nhóm thuốc có tác dụng co mạch như pseudoephedrin, giảm sung huyết mũi, chống nghẹt mũi. Nhóm thuốc này thường có trong các biệt dược chữa cảm cúm [ngoài thành phần pseudoephedrin còn có các thành phần khác như paracetamol do đó nếu bé không sốt không nên dùng].

Do tác dụng co mạch, tăng nhịp tim tăng huyết áp, không nên dùng cho các bé bị bệnh tim mạch. Thuốc ho cho trẻ em còn gây kích thích nhẹ nên bé uống thuốc có thể khó ngủ, chán ăn. Cũng lưu ý thêm là các bậc cha mẹ cần thường xuyên cho các bé khám sức khỏe tổng quát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo cho bé một cơ thể khỏe mạnh.

Ho ra chất nhầy sẽ giúp cho phổi sạch. Dextromethorphan có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị trầm cảm. Ngoài ra, một số kết hợp thuốc cảm và thuốc ho chứa chất làm thông mũi có thể gây tăng huyết áp. Vì vậy, không sử dụng loại này nếu trẻ bị bệnh tim.

Tóm lại, nếu bạn đang cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử một loại thuốc ho nào.

Với trẻ em dưới 6 tuổi, không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi thuốc ho bất kì có thành phần hoạt tính [thuốc long đờm, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi] nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì tác dụng phụ của các chế phẩm này còn lớn hơn các lợi ích có được của thuốc.

Khi sử dụng thuốc ho cho trẻ nên tham khảo ý kiến bác sĩ Nhi khoa trước khi dùng cho trẻ

Lưu ý khi kết hợp thuốc ho với nhóm thuốc khác

Nhiều phương pháp điều trị ho kết hợp các thuốc giảm ho và thuốc long đờm với các thuốc điều trị các triệu chứng khác, bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi và thuốc giảm đau. Các dạng kết hợp này có thể tốt nếu bạn có kèm theo các triệu chứng cảm lạnh như đau nhức người, ho và nghẹt mũi. Tuy nhiên, nhược điểm là bạn có thể dùng loại thuốc mà mình không cần đến.

Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi mua thuốc từ các cửa hàng dược phẩm hay siêu thị nếu chúng có dùng chung với bất kì loại thuốc nào bạn đang dùng. Một số loại thuốc ho còn chứa các loại thuốc khác. Ví dụ, một vài thuốc có chứa paracetamol hay ibuprofen hoặc một số có chứa cồn. Điều này rất quan trọng nếu dùng thêm paracetamol hay ibuprofen để làm giảm triệu chứng sốt. Bởi nếu dùng quá liều paracetamol hay ibuprofen [quá liều] mà không biết có thể gây tổn thương gan.

Nếu đang dùng thuốc chống trầm cảm – một thuốc ức chế monoamine – oxydase [IMAO] – có thể gây ra phản ứng với vài thành phần trong thuốc ho. Dùng thuốc chung có thể gây tăng huyết áp đột ngột [cơn tăng huyết áp] hoặc dễ bị kích thích hay chán nản. Đặc biệt, người dùng IMAO nên tránh dextromethophan, ephedrine, pseudoephedrine, phenylpropanolamine và nên dùng sau 2 tuần sau khi ngừng thuốc.

  • Dextromethophan khi dùng chung với thuốc chống trầm cảm có thể làm bạn bị kích thích hoặc chán nản.
  • Ephedrine, pseudoephedrine, phenylpropanolamine khi dùng chung với các thuốc MAOI có thể gây ra cơn tăng huyết áp.

Nếu bạn cũng giống như rất nhiều phụ huynh khác, thì các loại thuốc cũ và thuốc thừa còn lại sau mỗi đợt trẻ bị ho đang chiếm khá nhiều chỗ trong tủ thuốc. Cần vứt bỏ những gì:

Hãy vứt hết tất cả những thuốc ho cũ mà bạn không dùng nữa hoặc đã hết hạn, cộng với những sản phẩm đã lỗi thời như si-rô ipecac [không được Hội Nhi khoa Mỹ khuyên dùng], nhiệt kế thủy ngân [có thể vỡ và khiến bé tiếp xúc với thủy ngân], oxy già [tốt cho giặt tẩy, nhưng xà phòng làm sạch vết thương tốt hơn], aspirin cho trẻ em [có thể gây hội chứng Reye], cùng các thuốc trị ho và cảm lạnh không cần đơn dành cho trẻ dưới 6 tuổi [không được FDA Mỹ khuyên dùng].

Vứt bỏ tất cả các thuốc kháng sinh cũ. Luôn đi khám bác sĩ nếu bé có những triệu chứng mà bạn nghĩ là cần điều trị kháng sinh. Việc bác sĩ nhi khoa sẽ quyết định bé có cần dùng kháng sinh không là rất quan trọng. Dùng kháng sinh khi không cần thiết, dùng sai kháng sinh hoặc dùng sai liều có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bé ho Mekophar là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Hóa – Dược Mekophar với thành phần chính bao gồm dextromethorphan hydrobromide, chlorpheniramine maleate và guaifenesin.

Thuốc được dùng trong điều trị giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cúm, ho gà, sởi, kích thích nhẹ ở phế quản và họng, hay hít phải chất kích thích.

Bé ho Mekophar được bào chế dạng thuốc bột màu vàng cam, mùi dâu, vị ngọt, hậu vị đắng và được đóng gói theo quy cách: Hộp 24 gói, mỗi gói chứa 3 g bột uống.

Thuốc Bé ho Mekophar được chỉ định dùng trong trường hợp sau:

Giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cúm, ho gà, sởi, kích thích nhẹ ở phế quản và họng, hay hít phải chất kích thích.

Dược lực học

Chlorpheniramine maleate dẫn xuất từ alkylamine, là kháng histamine an thần thuộc thế hệ thứ nhất, có tác dụng an thần trung bình nhưng cũng có thể kích thích nghịch thường [đặc biệt ở trẻ nhỏ] và kháng muscarine. Chlorpheniramine làm giảm hoặc làm mất các tác dụng chính của histamine trong cơ thể bằng cách cạnh tranh phong bế có đảo ngược histamine ở các thụ thể H1. Ở các mô trên đường tiêu hóa, thành mạch và đường hô hấp. Thuốc không làm mất hoạt tính cùa histamine hoặc ngăn cản tổng hợp hoặc giải phóng histamine.

Dextromethorphan hydrobromide là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Dextromethorphan được dùng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích.

Guaifenesin có tác dụng long đờm nhờ kích ứng niêm mạc dạ dày, sau đó kích thích tăng tiết dịch ở đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt cùa dịch tiết ở khí quản và phế quản. Nhờ vậy, thuốc làm tăng hiệu quả cùa phản xạ ho và làm dễ tống đờm ra ngoài hơn.

Dược động học

Chlorpheniramine maleate hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 - 60 phút. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong khoảng 2,5 đến 6 giờ sau khi uống. Khoảng 70% thuốc trong tuần hoàn liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố khoảng 3,8 lít/kg [trẻ em].

Chlorpheniramine maleate chuyển hóa nhanh và nhiều. Các chất chuyển hóa gồm có desmethyl- và didesmethyl-chlorpheniramine và một số chất chưa được xác định, một hoặc nhiều chất trong số đó có hoạt tính. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hóa, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu, chỉ một lượng nhỏ thấy trong phân.

Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và có tác dụng trong vòng 15 - 30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6 - 8 giờ. Thuốc được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hóa demethyl, trong số đó có dextrorphan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.

Guaifenesin hấp thu tốt từ đường tiêu hóa sau khi uống. Trong máu, 60% lượng thuốc bị thủy phân trong vòng 7 giờ. Chất chuyển hóa không còn hoạt tính được thải trừ qua thận. Nửa đời thải trừ của guaifenesin khoảng 1 giờ.

Dùng đường uống.

Liều dùng

Thuốc dùng cho trẻ em.

Liều khuyến cáo: 4 lần/ngày, mỗi lần uống:

  • Trẻ từ 4 - dưới 6 tuổi: 1 gói

  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: 2 gói

  • Trẻ trên 12 tuổi: 4 gói

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng:

Triệu chứng quá liều của chlorpheniramine bao gồm ngủ nhiều, kích thích nghịch thường hệ thần kinh trung ương, loạn tâm thần, cơn động kính, ngừng thở, co giật, tác dụng kháng muscarin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp.

Triệu chứng quá liều cùa dextromethorphan bao gồm buồn nôn, nôn, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật [thường xảy ra với trẻ em].

Triệu chứng cấp tính khi quá liều guaifenesin: Có thể gây buồn nôn, nôn.

Mạn tính: lạm dụng chế phẩm có chứa guaifenesin có thể gây sỏi thận.

Cách xử trí:

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, phổi, tim và cân bằng nước, điện giải. Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu. Khi hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máụ trong những ca nặng.

Quá liều dextromethorphan: Điều trị hỗ trợ, dùng naloxone 2 mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg.

Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

    Khi sử dụng thuốc Bé ho Mekophar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn [ADR].

    Thường gặp, ADR > 1/100

    • Thần kinh: Ức chế hệ thần kinh trung ương gây ngủ nhẹ đến ngủ sâu, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp động tác [đôi khi kích thích nghịch lý, đặc biệt ờ trẻ nhỏ hoặc dùng liều cao ờ người cao tuổi và trẻ em], nhức đầu, rối loạn tâm thần - vận động.

    • Tác dụng kháng muscarine: Khô miệng, đờm đặc, nhìn mờ, bí tiểu tiện, táo bón, tăng trào ngược dạ dày.

    • Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.

    • Toàn thân: Mệt mỏi.

    • Tiêu hóa: Buồn nôn.

    • Da: Đỏ bừng.

    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

    • Tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị.

    • Tim: Đánh trống ngực, loạn nhịp tim.

    • Da: Phát ban, phản ứng mẫn cảm [co thắt phế quản, phù mạch, phản vệ], nổi mày đay.

    Hiếm gặp, ADR < 1/1000

    • Huyết học: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu.

    • ADR khác: Co giật, vã mồ hôi, đau cơ, dị cảm, tác dụng ngoại tháp, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lú lẫn, ù tai, hạ huyết áp, rụng tóc.

    Hướng dẫn cách xử trí ADR

    Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Bé ho Mekophar chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.

  • Bệnh nhân đã hay đang dùng các thuốc ức chế monoaminoxydase [IMAO] trong vòng 2 tuần trước đó.

  • Người bệnh đang cơn hen cấp.

  • Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, glaucom góc hẹp, bí tiểu tiện, hẹp môn vị.

  • Phụ nữ đang cho con bú.

  • Trẻ em dưới 4 tuổi.

Thận trọng khi sử dụng

Do tác dụng kháng muscarine, cần thận trọng khi dùng cho người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị - tá tràng, và làm trầm trọng thêm ờ người bệnh nhược cơ.

Tác dụng an thần của chlorpheniramine tăng lên khi uống rượu hoặc khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.

Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở ở người bệnh phổi tắc nghẽn hay ở trẻ nhò. Phải thận trọng khi sử dụng cho người có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thờ, hen phế quản, ho có quá nhiều đờm, ho mạn tính ở người hút thuốc.

Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng kháng muscarine gây khô miệng.

Tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị glaucom.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ có tiền sử động kinh.

Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamine và nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng.

Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan có thể xảy ra [tuy hiếm], đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.

Bệnh nhân cần được bù nước đầy đủ trong khi sử dụng thuốc.

Khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc quá 7 ngày mà không tham khảo ý kiến bác sỹ.

Guaifenesin được coi là không an toàn khi sử dụng cho bệnh nhãn bị rối loạn chuyển hóa porphyrin do thuốc gây rối loạn chuyển hóa porphyrin trên động vật thí nghiệm.

Chế phẩm có chứa lactose, đường trắng. Thận trọng khi dùng cho người bệnh mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt Lapp lactase, rối loạn hấp thu glucose-galactose, thiếu hụt men sucrase-isomaltase.

Chế phẩm chứa sunset yellow là chất tạo màu có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm như đỏ bừng, mày đay, khó thở, uể oải hoặc giảm huyết áp.

Sản phẩm cố chứa aspartame. Bệnh nhân bị phenylketon niệu và bệnh nhân cần kiểm soát lượng phenylalanine cần thận trọng khi dùng thuốc, do aspartame chuyển hóa trong đường tiêu hóa thành phenylalanine.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, suy giảm tâm thần vận động ở một số người bệnh, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người lái tàu xe, vận hành máy móc và các trường hợp khác.

Thời kỳ mang thai 

Chưa có nghiên cứu có kiểm soát đủ lớn trên phụ nữ mang thai. Do chưa thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ của thuốc đối với thai nhi, cần thận trọng và chỉ nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai khi xét thấy lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi. Dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng [như cơn động kinh] ở trẻ sơ sinh.

Thời kỳ cho con bú

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú. Vì các thuốc kháng histamine có thể gây phản ứng nghiêm trọng cho trẻ bú mẹ, cần cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc, tùy thuộc mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.

Tương tác thuốc

Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của chlorpheniramine.

Chlorpheniramine ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.

Các thuốc ức chế CYP3A4 như dasatinib, pramlintide làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của chlorpheniramine.

Dextromethorphan được chuyển hóa chính nhờ cytochrome P450 isoenzyme CYP2D6, bởi vậy tương tác với các thuốc ức chế enzyme này như amiodarone, haloperidol, propafenone, thioridazine, quinidine, làm giảm chuyển hóa của dextromethorphan ở gan, làm tăng nồng độ chất này trong huyết thanh và tăng các tác dụng không mong muốn của dextromethorphan.

Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của dextromethorphan.

Valdecoxib làm tăng nồng độ của dextromethorphan trong huyết thanh khi dùng cùng nhau. Dextromethorphan dùng cùng linezolid gây hội chứng giống hội chứng serotonin. Memantine có thể làm tăng cà tần suất và tác dụng không mong muốn của memantine và dextromethorphan, bởi vậy tránh dùng kết hợp. Không dùng kết hợp với moclobemide.

Không sử dụng chế phẩm phối hợp guaifenesin với dextromethorphan cho bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế MAO.

Sử dụng guaifenesin có thể cho kết quả dương tính giả ở xét nghiệm đo acid vanillylmandelic trong nước tiều, cần ngừng dùng guaifenesin 48 giờ trước khi lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm này.

Video liên quan

Chủ Đề