Thuốc kháng sinh dành cho phụ nữ cho con bú

Phần lớn các loại thuốc kháng sinh đều an toàn trong thời gian cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú dùng thuốc kháng sinh có an toàn? 

Sự an toàn phụ thuộc và loại thuốc kháng sinh và số lượng thuốc mà bạn uống. Phần lớn các loại thuốc kháng sinh đều an toàn trong thời gian cho con bú, không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe của em bé. 

Tất cả các loại thuốc kháng sinh sẽ tiết ra sữa mẹ? 

Tất cả các loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh có khả năng tiết ra sữa mẹ vì tuyến sữa nhận được chất dinh dưỡng từ máu. Hàm lượng kháng sinh có trong sữa phụ thuộc vào liều lượng và nồng độ của các hợp chất kháng sinh. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy thuốc kháng sinh làm giảm lượng sữa của mẹ. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào. 

Các yếu tố quyết định đến ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đến trẻ 

Phụ nữ đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc kháng sinh

Mỗi loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ theo cách khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quyết định quan trọng: 

1. Độ tuổi và sức khỏe của trẻ 

Trẻ dưới 2 tháng tuổi sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh có trong sữa mẹ nhiều hơn so với những trẻ trên 6 tháng tuổi. Thận và gan của em bé vẫn đang phát triển và không thể loại bỏ các hợp chất kháng sinh có trong sữa mẹ. 

Những vấn đề sức khỏe của trẻ như trào ngược acid dạ dày, đường tiêu hóa ngắn và dị ứng với các hợp chất cũng có thể tác động đến ảnh hưởng của thuốc kháng sinh. 

2. Thành phần sữa mẹ và độ acid 

Một số phân tử kháng sinh có khuynh hướng hòa tan trong sữa có hàm lượng protein lớn hơn máu. Vấn đề trở nên phức tạp ở phụ nữ sinh non vì sữa có hàm lượng đạm cao hơn so với những người sinh con đủ tháng. Do đó, phụ nữ sinh non cần phải thận trọng hơn khi dùng thuốc kháng sinh. 

Các hợp chất có trong thuốc kháng sinh liên kết với các phân tử sữa có tính acid. Độ acid của sữa mẹ tăng lên khi trẻ lớn lên, nhưng khả năng xử lý các hợp chất kháng sinh của bé cũng cải thiện.

3. Thành phần hoạt tính trong thuốc 

Một số thành phần kháng sinh như erythromycin, lincomycin và metronidazol có xu hướng gắn kết với protein sữa cao hơn so với các hợp chất như sulphonamide và penicillin. Một số hợp chất có tiềm năng ion hóa lớn hơn so với các hợp chất khác, khiến chúng có khuynh hướng chuyển từ máu sang sữa mẹ. Các mô vú có thể chuyển hóa một số hợp chất kháng sinh, chẳng hạn như sulphonamide, bằng cách chia chúng thành các phân tử vô hại không gây nguy hiểm cho em bé.

Một số thuốc kháng sinh sử dụng chất phóng xạ và được gọi là dược phẩm phóng xạ. Những hợp chất này có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé. Phụ nữ cho con bú được yêu cầu ngừng cho con bú tạm thời khi đang dùng thuốc kháng sinh có phóng xạ. 

Thuốc kháng sinh kháng virus có tỷ lệ hấp thu kém qua đường miệng ở trẻ sơ sinh, nên phụ nữ cho con bú dùng loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến bé.

4. Kháng sinh kết hợp với các thuốc khác

Một loại thuốc kháng sinh được coi là an toàn nhưng khi dùng chung với các loại thuốc khác có thể hình thành các hợp chất có thể gây hại cho em bé. Ví dụ, kháng sinh erythromycin có thể có phản ứng chéo với các thuốc khác như cyclosporin, carbimazol, digoxin, theophylline, triazolam và một số thuốc chống đông máu.

5. Đặc tính hóa học của kháng sinh 

Các yếu tố hóa học như chu kỳ bán rã, trọng lượng phân tử và độ hòa tan lipid của một hợp chất kháng sinh có thể xác định khả năng tồn tại trong sữa mẹ. Chu kỳ bán rã dài hơn có nghĩa là kháng sinh sẽ mất nhiều thời gian để phân hủy. Nếu một kháng sinh liên kết với chất béo/lipid một cách nhanh chóng, sau đó sẽ truyền nhanh hơn từ máu vào sữa. Nồng độ của các hợp chất kháng sinh trong máu của người mẹ xác định mức độ của nó trong sữa mẹ.   

Vân Anh H+ [Theo momjunction]

Sau sinh, có không ít trường hợp mẹ cần dùng đến kháng sinh nên nhiều mẹ e ngại thuốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bé thông qua sữa mẹ. Vậy mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú hay không?

Cho con bú là giai đoạn rất nhạy cảm bởi những gì mẹ ăn hoặc uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé thông qua nguồn sữa. Điều này đòi hỏi mẹ phải chú ý tối đa đến chế độ ăn và sức khỏe của bản thân. Thế nhưng, rất khó để đảm bảo mẹ sẽ luôn luôn khỏe mạnh. Nếu bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, viêm vú… thì việc dùng kháng sinh là khó tránh khỏi. Thế nhưng liệu mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú? Lúc này, sữa mẹ có còn an toàn đối với bé? Đâu là loại kháng sinh mà mẹ không nên sử dụng?

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú?

Mẹ uống kháng sinh có cho con bú được không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào loại kháng sinh, liều lượng bạn sử dụng và sức khỏe của cả bạn và bé.

Thuốc kháng sinh có rất nhiều loại, sẽ có những loại an toàn, phù hợp sử dụng trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ và có những loại sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, nếu bạn băn khoăn mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không thì hãy hỏi kỹ bác sĩ về loại thuốc kháng sinh và liều lượng sử dụng. Để đảm bảo cho bé yêu, mẹ tuyệt đối tránh tự ý dùng thuốc.

Khi đi khám, để bác sĩ có thể kê toa loại thuốc phù hợp nhất, bạn cần nói rõ với bác sĩ về việc:

  • Bạn đang cho con bú, độ tuổi của bé
  • Bạn đang dùng những loại thuốc nào
  • Sức khỏe của bạn và bé hiện tại.

Loại kháng sinh nào an toàn, phù hợp với mẹ cho con bú?

Một số loại thuốc kháng sinh thường được coi là an toàn cho phụ nữ đang cho con bú:

  • Penicillin, bao gồm amoxicillin và ampicillin
  • Cephalosporin, chẳng hạn như cephalexin [Keflex]
  • Fluconazole [Diflucan]: Không phải là thuốc kháng sinh mà là một loại thuốc kháng khuẩn thông thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nấm.

Tuy nhiên, dù những loại thuốc này được xem là an toàn nhưng trước khi sử dụng, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú là tốt nhất?

Đến đây, hẳn là bạn đã phần nào giải đáp được băn khoăn mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú. Ngoài băn khoăn này, nhiều mẹ còn lo lắng về thời gian uống kháng sinh. Uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú là tốt nhất sẽ phụ thuộc vào loại kháng sinh mà bạn sử dụng:

  • Thuốc có tác dụng ngắn: Là những loại có tác dụng trong khoảng 30 – 40 phút sau khi uống và được đào thải khỏi cơ thể sau 3 giờ. Với những loại thuốc này, sau 3 giờ là bạn có thể cho bé bú.
  • Thuốc có tác dụng dài: Do thời gian thải thuốc lâu nên mẹ có thể uống vào ban đêm khi bé ngủ hoặc uống vào thời điểm bé ngủ 1 giấc dài để đến cữ bú tiếp theo thì hàm lượng thuốc đã giảm hoặc chủ động vắt sữa trước khi uống thuốc và cho bé dùng khi con đói.

Ngoài ra, để giảm tác dụng phụ cho bé, mẹ uống thuốc kháng sinh khi cho con bú cũng có thể cân nhắc:

  • Sử dụng thuốc bôi và kem kháng sinh thay vì thuốc uống để ngăn không cho thuốc đi vào sữa mẹ.
  • Mẹ chỉ sử dụng các loại thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Uống kháng sinh ngay sau khi cho con bú để thuốc có thời gian thải ra ngoài trước khi cho bé bú lại cữ tiếp theo.

Uống kháng sinh khi cho con bú có ảnh hưởng đến bé?

Tất cả mọi thứ mà mẹ ăn và uống trong thời gian cho con bú đều được truyền qua con thông qua sữa mẹ. Chính vì vậy, thuốc kháng sinh và việc cho con bú cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Ngực của bạn sẽ nhận dinh dưỡng từ máu, trong khi đó, khi được đưa vào cơ thể, kháng sinh cũng sẽ đi vào máu. Do đó, nếu mẹ uống kháng sinh khi cho con bú thì thành phần của sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, lượng kháng sinh này nhiều hay ít thì sẽ phụ thuộc vào liều lượng và nồng độ của các hợp chất kháng sinh mà bạn sử dụng.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi: “Uống kháng sinh khi cho con bú có ảnh hưởng đến bé?” sẽ là “Có” và ảnh hưởng như thế nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Tuổi và sức khỏe của bé: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới hai tháng tuổi sẽ dễ gặp phải tác dụng phụ của thuốc kháng sinh nhất. Điều này là do gan và thận của bé vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa đủ trưởng thành để thải thuốc ra ngoài.
  • Loại thuốc sử dụng phối hợp với thuốc kháng sinh: Mức độ an toàn của thuốc kháng sinh đối với bé còn phụ thuộc vào việc chúng có được kết hợp với một loại thuốc nào khác hay không. Đôi khi, một loại thuốc kháng sinh được xem là an toàn nhưng nếu dùng chung với các loại thuốc khác sẽ tạo thành các hợp chất có thể gây hại. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Thành phần của thuốc kháng sinh: Là yếu tố quan trọng quyết định đến tác dụng của thuốc đối với bé. Một số hợp chất có trong thuốc sẽ dễ liên kết với protein có trong sữa nên sẽ dễ truyền vào sữa mẹ nhiều hơn.
  • Thành phần của sữa mẹ: Một số loại kháng sinh có xu hướng dễ hòa tan hơn nếu sữa mẹ có hàm lượng protein cao. Do đó, các bà mẹ sinh non cần hết sức thận trọng khi uống kháng sinh trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ vì nếu sinh non, sữa mẹ sẽ có hàm lượng protein cao hơn.

Mẹ uống thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Câu trả lời cho thắc mắc: “Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú?” là bạn có thể cho bé bú và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian mẹ dùng kháng sinh, bé có thể quấy khóc và khó chịu.

Nguyên nhân là do kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi sinh vật có hại mà còn tiêu diệt luôn cả những vi sinh vật tốt trong đường ruột và điều này có thể khiến bé bị tiêu chảy. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và bạn vẫn nên tiếp tục cho bé bú mẹ vì sữa mẹ rất tốt cho sức khỏe đường ruột của con. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ dùng thêm men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Ngoài việc, khi lượng vi sinh vật có lợi giảm, trẻ còn có nguy cơ cao bị tưa miệng do nấm Candida albicans phát triển mạnh. Tình trạng này có thể khiến bé bị đau bụng, phát ban tã, trên miệng và lưỡi có lớp phủ trắng. Trong khi đó, mẹ có thể bị đau, đỏ núm vú.

Mẹ dùng thuốc kháng sinh khi cho con bú sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến bé. Do đó, trong thời gian dùng thuốc, bạn cần chú ý theo dõi mọi thay đổi trong thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, tâm trạng và tình trạng sức khỏe của bé. Nếu có bất thường, hãy đưa bé đi khám ngay.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề