Novofungin là thuốc gì

Thuốc Novofungin là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Novofungin [Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…]

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Metronidazole

Phân loại: Thuốc Kháng sinh , kháng khuẩn nhóm Nitro 5-imidazol.

Nhóm pháp lý: Thuốc dùng ngoài là thuốc không kê đơn OTC [Over the counter drug], Các dạng bào chế khác là thuốc kê đơn ETC – [Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine]

Mã ATC [Anatomical Therapeutic Chemical]: A01AB17, D06BX01, G01AF01, J01XD01, P01AB01

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Novofungin

Hãng sản xuất : Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 250 mg, 400 mg

Thuốc tham khảo:

NOVOFUNGIN 250
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Metronidazole………………………….250 mg
Tá dược………………………….vừa đủ [Xem mục 6.1]

NOVOFUNGIN 400
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Metronidazole………………………….400 mg
Tá dược………………………….vừa đủ [Xem mục 6.1]

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: //www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: //www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : //www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

Điều trị nhiễm động vật nguyên sinh nhạy cảm như nhiễm Trichomonas, nhiễm amíp, bệnh Balantidium, nhiễm Blastocystis hominis, nhiễm Giardia, giun rồng Dracunculus.

Điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn kỵ khí. Các loại nhiễm khuẩn đặc trưng như nhiễm khuẩn phụ khoa, viêm loét nướu hoại tử cấp, bệnh viêm nhiễm vùng chậu và viêm kết tràng do kháng sinh.

Điều trị bệnh loét tiêu hóa do Helicobacter pylori [kết hợp với các thuốc khác].

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Novofungin 250 được dùng bằng đường uống. Thuốc được uống cùng lúc hoặc sau bữa ăn.

Liều dùng:

Nhiễm Trichomonas

Liều duy nhất 2 g hoặc,

Một đợt điều trị 7 ngày gồm 250 mg x 3 lần/ngày.

Ngoài ra nên điều trị cho cả bạn tình.

Bệnh do amíp

Lỵ amíp cấp ở ruột do E. histolytica:

Người lớn: 750 mg x 3 lần/ngày trong 5 – 10 ngày.

Trẻ em: 35 – 50 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, trong 5 – 10 ngày.

Áp xe gan do amíp:

Người lớn: 500 – 750 mg x 3 lần/ngày trong 5 – 10 ngày hoặc 1,5 – 2,5 g x 1 lần/ngày trong 2 hoặc 3 ngày.

Trẻ em: 35 – 50 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, trong 5 – 10 ngày.

Bệnh Balantidium và nhiễm Blastocystis hominis: 750 mg, 3 lần/ngày, lần lượt trong 5 và 10 ngày.

Bệnh do Giardia

Người lớn: 2 g x 1 lần/ngày, trong 3 ngày liên tiếp hoặc 250 mg x 3 lần/ngày, trong 5 – 7 ngày.

Trẻ em: 15 mg/kg/ngày chia làm 3 lần trong 5 – 7 ngày.

Bệnh do giun rồng Dracunculus

Người lớn: 250 mg x 3 lần/ngày hoặc 25 mg/kg/ngày trong 10 ngày.

Trẻ em: 25 mg/kg/ngày trong 10 ngày. Không quá 750 mg/ngày [dù trẻ trên 30 kg].

Nhiễm khuẩn kỵ khí: 7,5 mg/kg, cho tới tối đa 1 g, cách 6 giờ 1 lần trong khoảng 7 ngày hoặc lâu hơn.

Nhiễm khuẩn phụ khoa: Liều duy nhất 2 g hoặc một đợt điều trị 5 – 7 ngày với 500 mg x 2 lần/ngày.

Viêm loét nướu hoại tử cấp: 250 mg x 3 lần/ngày trong 3 ngày; liều tương tự được dùng trong nhiễm khuẩn miệng cấp.

Viêm đại tràng do kháng sinh: 500 mg x 3 – 4 lần mỗi ngày.

Viêm vùng chậu: 500 mg x 2 lần/ngày được phối hợp với ofloxacin 400 mg x 2 lần/ngày; điều trị liên tục trong 14 ngày.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn kỵ khí sau phẫu thuật: 20 – 30 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.

Loét tiêu hóa do H. pylori: 500 mg x 3 lần/ngày phối hợp với ít nhất một thuốc khác có hoạt tính diệt H. pylori [như bismuth subsalicylat, amoxicillin…] trong 1 – 2 tuần.

Suy gan: Vì metronidazole được chuyển hóa chủ yếu bởi quá trình oxy hóa ở gan, việc tích tụ metronidazole và các chất chuyển hóa có thể xảy ra ở bệnh nhân suy chức năng gan nặng. Do đó, nên dùng metronidazole thận trọng và giảm liều cho bệnh nhân suy gan nặng, đặc biệt là bệnh não do gan khi các ảnh hưởng bất lợi của metronidazole có thể làm tăng thêm các triệu chứng của bệnh. Có thể dùng 1/3 liều thông thường hàng ngày x 1 lần/ngày cho những bệnh nhân này. Đối với những bệnh nhân có mức độ suy gan nhẹ hơn, các nghiên cứu dược động học không cho kết quả hằng định và không có khuyến cáo về giảm liều.

Suy thận: Sự thải trừ metronidazole phần lớn không thay đổi ở bệnh nhân suy thận, mặc dù các chất chuyển hóa có thể tích tụ ở những bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối đang thẩm tách. Do đó, thường không khuyến cáo giảm liều cho bệnh nhân suy thận. Vì cả metronidazole và các chất chuyển hóa đều được loại bỏ bằng thẩm tách máu nên phải dùng thuốc ngay sau khi thẩm tách máu.

4.3. Chống chỉ định:

Bệnh nhân quá mẫn đối với metronidazole hoặc các dẫn xuất nitro – imidazol khác hay bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.

Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.

4.4 Thận trọng:

Metronidazole có tác dụng ức chế alcol dehydrogenase và các enzym oxy hóa alcol khác. Thuốc có phản ứng nhẹ kiểu disulfiram như nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, co cứng bụng và đổ mồ hôi.

Nên theo dõi về lâm sàng và thực nghiệm khi điều trị quá 10 ngày.

Metronidazole nên được dùng thận trọng và giảm liều trên bệnh nhân suy gan nặng. Nên theo dõi nồng độ metronidazole trong huyết tương trên những bệnh nhân này.

Novofungin 250 có chứa tinh bột mì. Bệnh nhân dị ứng với lúa mì [khác với bệnh Coeliac] không nên dùng thuốc này.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Bệnh nhân nên được cảnh báo về khả năng buồn ngủ, hoa mắt, nhầm lẫn, ảo giác, co giật hoặc rối loạn thị giác thoáng qua và được khuyên không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nếu xảy ra các triệu chứng này.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B2

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Metronidazole qua được hàng rào nhau thai và nhanh chóng thâm nhập vào tuần hoàn của thai nhi.

Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt về việc sử dụng metronidazole trên phụ nữ có thai, do đó chỉ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi thật sự cần thiết.

Không dùng thuốc điều trị cho phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú:

Metronidazole được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thuốc tương đương với nồng độ được tìm thấy trong huyết tương.

Vì những thử nghiệm cho thấy metronidazole có khả năng gây bướu ung thư trên chuột, nên có quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc, cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

4.6 Tác dụng không mong muốn [ADR]:

Tác dụng không mong muốn của metronidazole thường phụ thuộc vào liều dùng.

Thường gặp [1/100 ≤ ADR < 1/10]: Buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và miệng có vị kim loại khó chịu.

Ít gặp [1/1.000 ≤ ADR < 1/100]: Giảm bạch cầu.

Hiếm gặp [1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000]: Mất bạch cầu hạt; co giật kiểu động kinh, bệnh đa dây thần kinh ngoại biên, nhức đầu; hồng ban đa dạng, ban da, ngứa; nước tiểu sẫm màu..

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng điều trị khi bị chóng mặt, lú lẫn, mất điều hòa.

Kiểm tra công thức bạch cầu ở người bị rối loạn tạng máu hoặc điều trị liều cao và kéo dài.

Giảm liều ở người suy gan nặng.

Do có độc tính với thần kinh và làm giảm bạch cầu, cần chú ý khi dùng cho người bị bệnh ở hệ thần kinh trung ương, và người có tiền sử loạn tạng máu.

Cần báo trước cho người bệnh về phản ứng kiểu disulfiram, nếu dùng thuốc với rượu.

Cần thận trọng khi phối hợp với warfarin [xem tương tác].

Uống metronidazol có thể bị nhiễm nấm Candida ở miệng, âm đạo hoặc ruột. Nếu có bội nhiễm, phải dùng cách điều trị thích hợp.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Khi dùng đồng thời với rượu, metronidazole có thể gây phản ứng kiểu disulfiram trên một số bệnh nhân. Loạn tâm thần cấp hoặc lú lẫn do việc sử dụng đồng thời metronidazole và disulfiram.

Metronidazole được báo cáo làm giảm sự chuyển hóa hoặc giảm đào thải của một số thuốc như warfarin, phenytoin, lithi, ciclosporin và fluorouracil, dẫn đến nguy cơ tăng tác dụng có hại. Có vài bằng chứng cho thấy phenytoin có thể làm tăng sự chuyển hóa của metronidazole.

Phenobarbital làm giảm nồng độ metronidazole trong huyết tương, kết quả làm giảm hiệu quả điều trị của metronidazole.

Cimetidin làm tăng nồng độ metronidazole trong huyết tương và có thể tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn lên thần kinh.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Uống một liều duy nhất đến 15 g metronidazole đã được báo cáo trong những trường hợp tự tử và quá liều do vô ý. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn và mất điều hòa. Tác dụng độc thần kinh gồm có co giật và bệnh thần kinh ngoại biên đã được báo cáo sau 5 – 7 ngày dùng liều 6 – 10,4 g cách 2 ngày/lần.

Điều trị: Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp quá liều metronidazole; vì vậy, việc điều trị bao gồm điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Metronidazole được loại trừ qua thẩm tách máu nhưng không được loại trừ qua thẩm phân màng bụng.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

Nhóm dược lý: Thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân; các thuốc kháng khuẩn khác; dẫn chất imidazol.

Mã ATC: J01XD01.

Metronidazole là một dẫn chất 5 – nitro – imidazol, có phổ hoạt tính rộng trên động vật nguyên sinh như amíp, Giardia và trên vi khuẩn kị khí.

Cơ chế tác dụng của metronidazole còn chưa thật rõ. Trong ký sinh trùng, nhóm 5 – nitro của thuốc bị khử thành các chất trung gian độc với tế bào. Các chất này liên kết với cấu trúc xoắn của phân tử DNA làm vỡ các sợi này và cuối cùng làm tế bào chết. Nồng độ trung bình có hiệu quả của metronidazole là 8 μg/mL hoặc thấp hơn đối với hầu hết các động vật nguyên sinh và các vi khuẩn nhạy cảm. Nồng độ tối thiểu ức chế [MIC] các chủng nhạy cảm khoảng 0,5 μg/mL. Một chủng vi khuẩn khi phân lập được coi là nhạy cảm với thuốc khi MIC không quá 16 μg/mL.

Cơ chế tác dụng:

Cơ chế tác dụng của metronidazol còn chưa thật rõ. Trong ký sinh trùng, nhóm 5 – nitro của thuốc bị khử thành các chất trung gian độc với tế bào. Các chất này liên kết với cấu trúc xoắn của phân tử DNA làm vỡ các sợi này và cuối cùng làm tế bào chết. Nồng độ trung bình có hiệu quả của metronidazol là 8 microgam/ml hoặc thấp hơn đối với hầu hết các động vật nguyên sinh và các vi khuẩn nhạy cảm. Nồng độ tối thiểu ức chế [MIC] các chủng nhạy cảm khoảng 0,5 microgam/ml. Một chủng vi khuẩn khi phân lập được coi là nhạy cảm với thuốc khi MIC không quá 16 microgam/ml.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu: Ít nhất 80% liều uống metronidazole được hấp thu qua đường tiêu hóa.

Phân bố:

Metronidazole được phân bố rộng rãi trong hầu hết các mô và dịch cơ thể như xương, mật, nước bọt, dịch phổi, dịch màng bụng, dịch tiết âm đạo, tinh dịch, dịch não tủy, các áp xe gan và não.

Dưới 20% metronidazole gắn kết với protein huyết tương.

Metronidazole qua nhau thai dễ dàng. Thuốc được phân bố vào sữa mẹ với nồng độ tương đương với nồng độ của thuốc hiện diện trong huyết tương.

Chuyển hóa: Xấp xỉ 30 – 60% metronidazole được chuyển hóa qua gan bằng sự hydroxy hóa, sự oxy hóa chuỗi phụ và liên hợp glucuronid. Chất chuyển hóa chính là 2 – hydroxy metronidazole có hoạt tính kháng vi khuẩn và động vật nguyên sinh.

Thải trừ:

Thời gian bán thải của metronidazole trong huyết tương khoảng 6 – 8 giờ ở người lớn có chức năng thận và gan bình thường. Thời gian bán thải của metronidazole trong huyết tương không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về chức năng thận, tuy nhiên, thời gian này kéo dài hơn ở bệnh nhân suy chức năng gan.

Phần lớn liều uống của metronidazole được đào thải qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa, một lượng nhỏ xuất hiện trong phân..

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

Tá dược: Tinh bột mì, povidon K30, magnesi stearat, hypromellose, macrogol 6000.

6.2. Tương kỵ :

Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

Video liên quan

Chủ Đề