Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng

Dịch vụ môi trường rừng - thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

[ĐCSVN] – Chiều 13/11, tại TP Hòa Bình, Trung tâm khuyến nông quốc gia [TTKNQG] đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [NN&PTNT] tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng”.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Trần Văn Khởi, Quyền giám đốc TTKNQG cho biết, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng [DVMTR] là chính sách đầu tiên về lâm nghiệp đã coi việc bảo vệ và phát triển rừng [BV&PTR], bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng là các dịch vụ, nguồn lực mới, cơ hội đầu tư lớn để góp phần phát triển ngành lâm nghiệp, thông qua thực hiện cơ chế tài chính “những người được hưởng lợi từ rừng có trách nhiệm đóng góp nhằm BV&PTR”.

Ông Trần Văn Khởi, Quyền giám đốc TTKNQG phát biểu tại Diễn đàn [Ảnh: HNV]

Theo ông Trần Văn Khởi, tính đến nay, chính sách chi trả DVMTR đã có sự đồng bộ, nhất quán một cách có hệ thống nhưng vẫn không tránh khỏi một số bất cập, hạn chế, đó là: vẫn còn 2/5 loại dịch vụ chưa được triển khai, việc quy định mức chi trả theo Nghị định 99 đến nay không còn phù hợp với tình hình lạm phát và biến động tăng giá như hiện nay đồng thời chi trả theo từng lưu vực của từng cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng giữa các tỉnh đã tạo ra sự chênh lệch lớn, dẫn đến tình trạng không công bằng của người dân với các vùng khác nhau.

Diễn đàn lần này là cơ hội tốt để các đại biểu cùng nhau thảo luận về phạm vi triển khai DVMTR, mức và cách chi trả tiền DVMTR, vấn đề hài hòa và mức chi trả giữa các lưu vực cũng như thủ tục thanh toán tiền DVMTR, làm thể nào để chính sách DVMTR thực sự phát huy tối đa các hiệu quả của nó, góp phần vào bảo vệ rừng và môi trường bền vững.

Phân tích về thực trạng triển khai và định hướng nâng cao hiệu quả chi trả DVMTR ở Việt Nam hiện nay, ông Phạm Hồng Lượng, Phó Giám đốc Quỹ BV&PTR, Tổng cục Lâm nghiệp cho hay, thực tế từ năm 1999 đến 2000, công tác quản lý BV&PTR phần lớn được đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng toàn quốc. Trong bối cảnh mới, nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, để huy động nguồn lực đầu tư, Luật BV&PTR 2004, Chiến lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 đã đề cập tới việc các đối tượng được hưởng lợi từ rừng phải đóng góp vào Quỹ BV&PTR đồng thời đề cao các giá trị môi trường và coi đây là nguồn tài chính để BV&PTR. Song song là các sáng kiến của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ thông qua các chương trình, dự án đã thể hiện quan điểm tiếp cận, cách làm mới, tích cực đóng góp, hỗ trợ triển khai thực hiện thí điểm và thể chế hóa các quy định, hướng dẫn nhằm huy động các nguồn lực xã hội để tái đầu tư cho công tác bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững.

Trong đó, phải kể đến chính sách chi trả DVMTR được triển khai ở nước ta đã từng bước thúc đẩy, tạo lập cơ chế thị trường có sự định hướng và thể hiện vai trò điều tiết của Nhà nước; thể hiện mối quan hệ trong giao dịch kinh tế giữa một bên mua là bên sử dụng DVMTR và bên bán là bên cung ứng DVMTR. Theo ông Phạm Hồng Lượng, đến 30/6/2016, cả nước đã ký được 464 hợp đồng ủy thác tiền chi trả DVMTR với các cơ sở sử dụng DVMTR trong đó Quỹ Trung ương ký 64 hợp đồng, Quỹ tỉnh ký 400 hợp đồng. Trên cơ sở các hợp đồng ủy thác ký kết được, nguồn tiền DVMTR của cả nước hàng năm đạt trên 1.000 tỷ đồng, lũy kế đến 30/6/2016 là 5.744,792 tỷ đồng từ 3 nhóm đối tượng: cơ sở thủy điện, cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, cơ sở du lịch.

Diễn đàn thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu [Ảnh: HNV]

Đặc biệt, Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp nêu rõ, trong 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR, số tiền chi trả cho chủ rừng và các tổ chức không phải chủ rừng là 4.549,620 tỷ đồng, đã có hơn 500.000 hộ dân sống trong và gần rừng nhận được tiền chi trả DVMTR tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống. Tuy nhiên, tại thời điểm này, số tiền chi trả DVMTR chưa hoàn toàn đáp ứng được giá trị sức lao động và nhu cầu sống tối thiểu của người dân, nhưng quả thật việc chỉ trả rất có ý nghĩa, nhất là đối với các hộ nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở miền núi.

Riêng với Hòa Bình, theo ông Nguyễn Hồng Tuấn, Giám đốc TTKN tỉnh, trong 5 năm 2011-2015, tỉnh đã thu được 53.740 triệu đồng quỹ DVMTR, đã giải ngân, thanh toán cho chủ rừng tại 3 lưu vực và chi phí hoạt động của Ban điều hành Quỹ cùng kinh phí hỗ trợ hoạt động cho Ban quản lý rừng phòng hộ song Đà là 45.952 triệu đồng. Hiện, tổng quỹ còn tồn là 7.788 triệu đồng. Tuy nhiên theo ông Tuấn, việc chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh tới từng chủ rừng còn rất khó khăn do quy định tại chính sách và các văn bản liên quan tới phương thức, hồ sơ nghiệm thu thanh toán chưa phù hợp đặc thù địa phương; diện tích rừng chi trả manh mún, nhỏ lẻ, mất nhiều thời gian cho công tác nghiệm thu thanh toán; mức chi trả thấp, chênh lệch chi trả trên các lưu vực rất lớn, gây khó khăn cho công tác vận động tuyên truyền, ảnh hưởng mạnh mẽ tới ý thức người dân.

Do đó, ông Tuấn kiến nghị, cần tăng cường hơn nữa công tác phổ biến tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng cùng chung tay trong quản lý BV&PTR. Bên cạnh đó, thực hiện điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo hàng năm và lập kế hoạch đào tạo hợp lý. Ngoài ra, ban hành các hướng dẫn, văn bản quy định chi tiết cụ thể theo hướng phù hợp thực tế, tinh giản trình tự thủ tục. Đồng thời, cân đối bố trí kinh phí BVR đối với từng loại khu vực, tăng cường biện pháp yêu cầu các đối tượng sử dụng DVMTR nội tỉnh nộp đúng, nộp đủ theo quy định cũng như khuyến khích các chủ rừng thực hiện quản lý BVR theo cộng đồng dân cư. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, giám sát chi trả DVMTR đúng quy định.

Có thể thấy, chi trả DVMTR là một chính sách vô cùng ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Ðây chính là "lối thoát" trong việc huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho các chủ rừng là tổ chức. Còn đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân thì số tiền chi trả chính là động lực để họ cải thiện cuộc sống, từ đó nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng./.

Hà Anh

TIN LIÊN QUAN

  • Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia
  • Quyền của người sử dụng đất khi thay đổi quốc tịch?
  • Dùng a-xít tấn công người khác bị xử lý ra sao?
  • Mức phạt sử dụng chung cư sai mục đích?
  • Hà Nội thêm gần 18.000 ca mắc COVID-19
  • Ngày 21/3, số ca mắc COVID-19 tiếp tục giảm còn 131.713 ca
  • Có được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế?

26/10/2021 13:05

Qua 10 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng [DVMTR] đã tác động tích cực, toàn diện đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn người dân ở các cộng đồng dân cư giáp ranh với rừng.

Qua 10 năm triển khai trên địa bàn tỉnh, chính sách chi trả DVMTR đã tạo bước ngoặt đối với ngành lâm nghiệp, tạo ra cơ chế tài chính mới, tháo gỡ khó khăn về nguồn kinh phí cho các chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, thông qua việc thu tiền DVMTR đối với các cơ sở sử dụng DVMTR, như nhà máy thủy điện, cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, cơ sở sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Việc triển khai thực hiện chính sách DVMTR đã phát huy hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thực tế, góp phần bảo vệ và phát triển diện tích rừng trên địa bàn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rừng tự nhiên bị các tổ chức, cá nhân xâm phạm. Theo đó, số vụ vi phạm về Luật Lâm nghiệp giảm theo từng năm; ý thức, vai trò, trách nhiệm bảo vệ, phát triển rừng của cộng đồng dân cư các thôn được nâng lên; huy động được nguồn lực lớn, thường xuyên cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng.

 Điều đáng nói, việc áp dụng chính sách DVMTR trong thực tế đã góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh thông qua hình thức giao đất, giao rừng của Nhà nước và nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng từ các đơn vị chủ rừng là tổ chức, UBND các xã, thị trấn.

Trong giai đoạn 2011-2021, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh ký 58/58 hợp đồng với các đơn vị có cơ sở sử dụng DVMTR có lưu vực nội tỉnh và chủ động đề nghị Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam quan tâm, điều phối tiền chi trả DVMTR đối với 15 cơ sở sử dụng DVMTR có lưu vực liên tỉnh.

Trồng rừng bạch đàn cự vỹ ở xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy. Ảnh: Đ.T

Tính đến ngày 30/9/2021, tổng số tiền DVMTR mà Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thu được từ các đơn vị, cơ sở là hơn 1.917 tỷ đồng, đồng thời, đã giải ngân hơn 1.788 tỷ đồng để chi trả tiền DVMTR cho 32 đơn vị chủ rừng là tổ chức, 75 UBND xã, thị trấn, 3.386 hộ gia đình, cá nhân, 49 cộng đồng dân cư thôn thuộc 9 huyện, thành phố; góp phần bảo vệ diện tích cung ứng DVMTR gần 384.000ha [khoảng 67% diện tích rừng toàn tỉnh].

Trong giai đoạn 2011-2020, tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là hơn 490 tỷ đồng. Trong khi đó, nguồn tiền DVMTR đầu tư vào ngành Lâm nghiệp là hơn 1.541 tỷ đồng, giúp các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh có nguồn kinh phí để chi cho công tác bảo vệ rừng, chi đầu tư lâm sinh, xây dựng các công trình như, trụ sở làm việc, các trạm quản lý bảo vệ rừng, chòi canh lửa, đường băng cản lửa, bảng tuyên truyền. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và giảm đáng kể số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp.

 Các đơn vị, địa phương có thực hiện khoán quản lý, bảo vệ rừng đã chi trả hơn 524 tỷ đồng tiền DVMTR cho các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn. Bình quân mỗi hộ gia đình nhận khoảng 8 triệu đồng/năm, mỗi nhóm hộ nhận khoảng 67 triệu đồng/năm và mỗi cộng đồng nhận khoảng 147 triệu đồng/năm.

Từ nguồn tiền DVMTR nhận được, các hộ gia đình có thêm khoản tiền để đầu tư sinh kế. Còn các cộng đồng dân cư, có nguồn kinh phí để xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, cổng chào thôn, nhà văn hóa, nhà rông, sân thể thao, kênh mương thủy lợi, đường điện chiếu sáng… qua đó, hoàn thành được nhiều chỉ tiêu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ngoài tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao ý thức giữ rừng và cải thiện đời sống của người dân, chính sách chi trả DVMTR còn góp phần bảo vệ môi trường với việc hỗ trợ nguồn kinh phí để các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh trồng hơn 2.200ha rừng, hỗ trợ người dân trồng hơn 647ha rừng sản xuất và trồng hàng trăm nghìn cây phân tán khác.

Từ những kết quả và kinh nghiệm đã đạt được trong việc triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong thời gian vừa qua, giai đoạn 2021-2025, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, các sở, ngành và địa phương, đơn vị liên quan đặt mục tiêu thu và chi dự kiến 1.500 tỷ đồng tiền DVMTR. Từ đó, tiếp tục hỗ trợ ngành Lâm nghiệp của tỉnh một cách hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, làm giàu từ rừng cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và người dân sống ở gần rừng.   

Đức Thành

Video liên quan

Chủ Đề