Thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức thành lập tổ chức kinh tế [công ty]. Khi thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Vậy, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện như thế nào? Nhà đầu tư cần phải đáp ứng các điều kiện gì? Thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục như thế nào?

Bài viết sau đây sẽ giúp các nhà đầu tư đang có dự định đầu tư vào Việt Nam giải đáp những vấn đề đó một cách khái quát và toàn diện nhất:

Do đó, nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài có cái nhìn tổng quát và đúng nhất, sau đây Bizlawyer sẽ tư vấn về trình tự, thủ tục và điều kiện thực hiện đối với thủ tục nêu trên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện thực hiện dự án đầu tư

Căn cứ Điều 22 Luật Đầu tư năm 2014: Nhà đầu tư nước ngoài trước khi thành lập tổ chức kinh tế thì phải có dự án đầu tư và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong đó cần đáp ứng các điều kiện:

1. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp:

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định nêu trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chủ thể thực hiện

Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại Việt Nam thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan đăng ký đầu tư.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

  • Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư: Quốc hội/Thủ tướng Chính phủ/ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
  • Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.

=> Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Hình thức mua cổ phần, phần góp vốn khi đầu tư vào Việt Nam

Giai đoạn 1: Thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư [áp dụng đối với trường hợp do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định]

Bước 1: Nộp hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư, hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả giải quyết hành chính

Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải

quyết tại Cơ quan đăng ký đầu tư đã nộp hồ sơ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh.

Giai đoạn 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
  2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:

Bước 1: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

[Thực hiện tương tự Giai đoạn 1]

Bước 3: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ

  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả giải quyết hành chính

  • Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải

quyết tại Cơ quan đăng ký đầu tư đã nộp hồ sơ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thời hạn giải quyết:

  • Đối với các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: Trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết luận

Bizlawyer cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến vấn đề này. Qúy khách hàng có nhu cầu hoặc thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua địa chỉ email: hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về đầu tư ?
  • 2. Khái niệm chung của nhà đầu tư nước ngoài
  • 3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • 3.1. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • 3.2. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài áp dụng trong các trường hợp:
  • 3.3. Điều kiện chung về ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • 4. Quy định mới về nhà đầu tưnước ngoài đối với Tổ chức kinh tế ở Việt Nam
  • 4.1. Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam của nhà đầu tưnước ngoài
  • 4.2. Điểm mới về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đầu tư
  • 4.3. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam
  • 5. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Luật sư tư vấn:

1. Khái niệm về đầu tư ?

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.

Các ngành nghề cấm đầu tư: kinh doanh các chất ma tuý, các loại hóa chất, khoáng vật, mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mại dâm, mua bán người, hoạt động sinh sản vô tính trên người.

Các hình thức đầu tư hiện nay: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP, Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân của một quốc gia đưa vốn dưới các hình thức khác nhau vào một quốc gia khác để tiến hành các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

"Nhiều nước trên thế giới không phân biệt vốn đầu tư trong nước với vốn đầu tư nước ngoài và bởi vậy, không có khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; họ gọi các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức tổ chức pháp lí của chúng, ví dụ: công tỉ trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...

>> Xem thêm: Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam là gì ?

2. Khái niệm chung của nhà đầu tư nước ngoài

Theo Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 về giải thích từ ngữ, thì nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa tại khoản 19 điều 3 Luật đầu tư năm 2020 như sau:

“ Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

Đồng thời, Luật còn định nghĩa, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

3.1. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
  • Điều kiện khác theo quy định theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.

3.2. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài áp dụng trong các trường hợp:

>> Xem thêm: Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài và thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài ?

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
  • Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

3.3. Điều kiện chung về ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

– Đối với những ngành, phân ngành mà Việt Nam đã cam kết mà nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện về đầu tư của ngành nghề đó thì Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;

– Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về đầu tư nhưng pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam;

4. Quy định mới về nhà đầu tưnước ngoài đối với Tổ chức kinh tế ở Việt Nam

4.1. Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam của nhà đầu tưnước ngoài

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020:

“1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a] Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b] Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

c] Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Như vậy, Nhà đầu tưnước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tưnước ngoài:

>> Xem thêm: Phân tích những vai trò, ý nghĩa của hoạt động đầu tư nước ngoài

- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

- Hình thức đầu tư;

- Phạm vi hoạt động đầu tư;

- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

- Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4.2. Điểm mới về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đầu tư

Theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020:

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

>> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn và chuyển nhượng phần vốn góp như thế nào?

- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh [hiện hành quy định là từ 51% vốn điều lệ trở lên];

- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ [hiện hành quy định là từ 51% vốn điều lệ trở lên];

- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ [hiện hành quy định là từ 51% vốn điều lệ trở lên].

4.3. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020:

Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khi đáp ứng đủ các quy định, điều kiện sau đây:

- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

- Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

>> Xem thêm: Mọi trường hợp tước đoạt quyền sở hữu trong đầu tư quốc tế đều làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường?

5. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều 9 Luật Đầu tư năm2020 quy định về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nhà đầu tư nước ngoài như sau:

“1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

a] Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

b] Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

a] Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b] Hình thức đầu tư;

c] Phạm vi hoạt động đầu tư;

d] Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ] Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”

Cơ bản nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;

Tuy nhiên, trường hợp căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

- Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

- Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Do đó, trong thời gian sắp tới Chính phủ sẽ ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài để áp dụng khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành.

Mọi vướng mắc liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài, gọi số: 1900.6162 để được tư vấn, giải đáp trực tuyến.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì ? Cách thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đầu tư - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề