Nhà máy sản xuất Xi măng của tỉnh Bình Phước năm ô huyện nào

BP - UBND tỉnh đã phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tái định canh. Các hộ dân trong vùng dự án nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của nhà nước, không đầu tư, chăm sóc cây trồng để chờ bồi thường. Thế nhưng, chờ đợi 6 năm qua, chủ đầu tư không chịu bồi thường, thậm chí 5 năm sau lại điều chỉnh quy hoạch giảm diện tích dự án. Sự bất đồng quan điểm trong việc giải quyết chính sách đối với diện tích bị đưa ra quy hoạch sau khi vườn rẫy không được đầu tư chăm sóc khiến dự án tiếp tục vướng mắc. Đó là những gì đang xảy ra tại dự án thu hồi khu đất mỏ đá vôi ở xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, nhằm cung cấp nguyên liệu sản xuất dây chuyền 2, Nhà máy xi măng Bình Phước, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.

6 NĂM TRÌ HOÃN BỒI THƯỜNG

Nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu đá vôi phục vụ sản xuất dây chuyền 2 cho Nhà máy xi măng Bình Phước hoạt động, ngày 22-4-2010, UBND tỉnh đã thuận chủ trương cho thu hồi khu đất mỏ đá vôi Thanh Lương với diện tích 245 ha.           

Đại diện chủ đầu tư phân trần về sự dây dưa, kéo dài của dự án [ảnh lớn]. Nhiều diện tích cây trồng đã bị chết và kém phát triển vì dự án treo này [ảnh nhỏ]

Ngày 22-4-2010, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 phối hợp với UBND huyện Lộc Ninh tổ chức họp dân, công bố chủ trương thu hồi đất thực hiện dự án. Sau đó, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Lộc Ninh phối hợp với chủ đầu tư kiểm kê hiện trạng sử dụng đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ chi tiết và được UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ các hộ dân chịu ảnh hưởng dự án. Tại Quyết định số 2917/QĐ-UBND ngày 29-12-2011, UBND tỉnh phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tái định canh dự án khu mỏ đá phục vụ sản xuất dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Bình Phước, ở xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, với tổng dự toán 21 tỷ 722,835 triệu đồng. Trong đó bồi thường cây trồng, công trình xây dựng 6 tỷ 740,836 triệu đồng, đất 8 tỷ 751,4 triệu đồng.

Từ những quyết định và cơ sở pháp lý này, 7 hộ dân chịu ảnh hưởng quy hoạch của dự án đã chấp hành, không đầu tư, không chăm sóc cây trồng và thành quả trên đất để chờ bồi thường. Thế nhưng, các hộ dân chờ mãi cho đến nay vẫn không được bồi thường.

ĐƯA RA KHỎI DỰ ÁN CŨNG KHỔ!

Sau nhiều lần trì hoãn việc chi trả tiền bồi thường, ngày 11-6-2015, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 hứa chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hộ dân trong tháng 10-2015. Thế rồi, chủ đầu tư cũng tiếp tục thất hứa. Đến ngày 3-12-2015, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 lại phối hợp với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Lộc Ninh và UBND xã Lộc Thịnh họp dân, thông báo việc điều chỉnh quy hoạch và đưa ra ngoài dự án 29,18 ha so với quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đã được các cấp chính quyền của tỉnh Bình Phước, huyện Lộc Ninh phê duyệt trước đó.

Nhà máy xi măng Bình Phước, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 - Ảnh: Hữu Dụng

Chị Cao Thị Lộc Ninh ở thị xã Bình Long, có 1,4 ha đất bị thu hồi phục vụ dự án, nhưng nay chịu sự điều chỉnh này cho biết: “Năm 2009, gia đình tôi đã đầu tư nhiều công sức, tiền của để trồng và chăm sóc cây cao su. Gần 2 năm sau, khi giá mủ cao su đang ở mức cao, gia đình tôi đành phải buông bỏ việc chăm sóc và chỉ biết chờ đợi chủ đầu tư là Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 chi trả bồi thường. Thế nhưng, chờ mãi không thấy bồi thường, năm 2015, gia đình tôi đã chuyển sang trồng cam, quýt và bưởi. Bây giờ, 1,4 ha đất của gia đình tôi trong diện quy hoạch được chủ dự án hoàn trả lại. Chấp hành chủ trương của nhà nước, song tôi đề nghị chủ đầu tư bồi thường thỏa đáng về giá trị cây trồng, vật kiến trúc đã đầu tư trên phần diện tích đó để gia đình tôi có điều kiện phục hồi sản xuất”.

Trước tình trạng kéo dài của chủ đầu tư và sự bức xúc của 7 hộ dân bị ảnh hưởng bởi quy hoạch treo, ngày 8-4-2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 781/QĐ-UBND quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác mỏ đá vôi Thanh Lương phục vụ sản xuất dây chuyền 2, Nhà máy xi măng Bình Phước là Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 [điều chỉnh chủ trương đầu tư, giảm 29,18 ha trong dự án]. Theo đó, tổng diện tích khu đất chủ đầu tư được sử dụng 276,52 ha, trong đó khu vực khai thác 183 ha, diện tích còn lại dùng để xây dựng các công trình phụ trợ. Trong đó có hơn 78 ha thuộc địa bàn xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, do Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết quản lý đã giao khoán cho các hộ dân trực tiếp quản lý, sử dụng, cũng trong quy hoạch dự án.

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH, LIỆU CÓ TIẾP TỤC CHẬM TRỄ?

Quyết định số 781/QĐ-UBND quy định rõ tiến độ thực hiện dự án đầu tư: Từ quý 1 đến quý 3/2016, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục pháp lý của dự án, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Từ quý 4/2016 đến quý 4/2017, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khai thác mỏ đá và quý 1/2018 đi vào hoạt động.

Tại buổi công bố Quyết định số 781/QĐ-UBND vừa được UBND huyện Lộc Ninh tổ chức, phía chủ đầu tư chỉ cử đại diện là ông Phạm Sơn Trung, chuyên viên Ban quản lý dự án Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 đến dự, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân và chỉ phân trần về sự chậm trễ, kéo dài việc chi trả tiền bồi thường, mong các hộ dân thông cảm, chia sẻ. Trong khi đó, 7 hộ dân chịu ảnh hưởng của dự án, đề nghị chủ dự án có phương án bồi thường, không dây dưa, kéo dài, kể cả phần diện tích đất đã được trả lại hay vẫn bị thu hồi để phục vụ dự án.

Ông Đỗ Viết Long, ngụ xã Lộc Thái [Lộc Ninh] có 6 ha đất vướng vào dự án, nay 3 ha đưa ra khỏi quy hoạch. Ông Long đề nghị chủ đầu tư chấp hành nghiêm Quyết định số 781/QĐ-UBND của UBND tỉnh, bồi thường thỏa đáng, không kéo dài, gây thiệt hại kinh tế cho gia đình ông cũng như các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án. 

Ông Nguyễn Gia Hòa, Phó chủ tịch UBND huyện chia sẻ với những khó khăn, bức xúc của các hộ dân chịu ảnh hưởng quy hoạch của dự án. Ông đề nghị ngay sau cuộc họp, chủ đầu tư phải có phương án hỗ trợ bồi thường theo đơn giá thỏa thuận với các hộ dân. Riêng phần đất được trả lại trên cơ sở họp dân, chỉ hỗ trợ cây trồng, vật kiến trúc trên đất bị ảnh hưởng do quy hoạch kéo dài 6 năm qua.

Dù vậy, đến thời điểm này, giữa các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án mỏ đá vôi phục vụ sản xuất dây chuyền 2, Nhà máy xi măng Bình Phước và chủ đầu tư là Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 vẫn chưa thống nhất được phương án thỏa thuận bồi thường. Trong khi đó, thời gian quy định tiến độ thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư dự án của UBND tỉnh đã sắp hết.

7 hộ dân bị ảnh hưởng quy hoạch từ dự án này lại thấp thỏm chờ đợi chủ đầu tư bồi thường trong lo lắng. Các hộ đều thất vọng và thỏa thuận lần này nếu sự việc không được giải quyết thấu tình, đạt lý, họ sẽ kiện chủ đầu tư ra tòa. Các hộ đang tự hỏi không lẽ nào, với danh tiếng và tiềm lực kinh tế của một đơn vị có tên tuổi như Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1, hơn nữa, dự án mỏ đá vôi phục vụ sản xuất dây chuyền 2, Nhà máy xi măng Bình Phước có tổng vốn lên đến 785 tỷ đồng, thế nhưng chỉ vì “bớt một thêm hai” cho việc chi trả tiền bồi thường cho 7 hộ dân bị ảnh hưởng, lại triển khai dự án chậm trễ đến như vậy?

Quốc Phong

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tra cứu
  • Liên hệ

Copyright ® 2016 - 2022 by InfoDoanhNghiep. All Rights Reserved.

Từ ý tưởng bảo vệ môi trường

Nhà máy Xi măng Bình Phước thuộc Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, đóng tại thị xã Bình Long, có công suất lò nung 2 triệu tấn clinker/năm, 1,2 triệu tấn xi măng/năm theo quy trình khép kín hiện đại. Nhiều năm nay, nhà máy sử dụng nguồn than đá, than cám để sản xuất xi măng và nhiệt điện. 

Do nhu cầu sử dụng than trong các ngành công nghiệp nói chung ngày càng cao, sản lượng khai thác than trong nước không đủ đáp ứng và giá than tăng cao, tương lai nguồn cung than cám thấp hơn so với nhu cầu thị trường. Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế trong quá trình sản xuất clinker hiện nay là hết sức quan trọng. Do đó, kỹ sư Nguyễn Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Kỹ thuật và nhóm nghiên cứu của Nhà máy Xi măng Bình Phước đã nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành công dây chuyền “Đốt rác thải công nghiệp tại Nhà máy Xi măng Bình Phước”. Mục đích nhằm đẩy mạnh bảo vệ môi trường, tham gia vào các chương trình tái chế rác thải công nghiệp, tận dụng để làm nhiên liệu sản xuất thay thế nguồn than đá anthracite, than cám để sản xuất xi măng và nhiệt điện, góp phần hạ giá thành, tăng doanh thu cho đơn vị. Hoạt động của dây chuyền theo một quy trình khép kín, điều khiển tự động thông qua các phần mềm của máy tính.

Hoạt động của lò đốt rác công nghiệp được vận hành và quản lý trên phần mềm máy tính

Sau khi nghiên cứu thành công, triển khai đốt thử thấy hiệu quả rất tốt, nhà máy đã tiến hành xây dựng phương án trình Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1. Và tháng 11-2019, Nhà máy Xi măng Bình Phước đầu tư 24 tỷ đồng lắp dây chuyền đốt rác thải công nghiệp với công suất 20 tấn/giờ. Tháng 3-2020, hệ thống đi vào vận hành chính thức, trung bình 1 ngày đốt khoảng 200-250 tấn rác thải công nghiệp, thay thế một phần nguyên liệu truyền thống bằng than đá. Hiện lò đốt được nâng công suất lên 6.300 tấn rác thải công nghiệp/ngày, hoạt động cả ngày lẫn đêm. 

Kỹ sư Bùi Phi Vũ, Phó quản đốc xưởng clinker, cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, trong quá trình hoạt động có nhiều phát sinh, vì vải, giày da nhẹ hơn than nên khi gặp gió mạnh sẽ bay. Do vậy, nhóm đã nghiên cứu làm thêm bao che kín hệ thống tải rút, đưa rác thải vào trong không gian không có gió lùa. Còn khi trời mưa, độ ẩm cao thì điều chỉnh thông số vận hành lò đảm bảo hoạt động của dây chuyền một cách hiệu quả nhất. “Nhà máy có hệ thống kiểm soát online khí thải đầu ra có kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường nên khi thải ra môi trường đều trong chỉ tiêu cho phép, nếu sai sẽ bị phạt liền” - kỹ sư Bùi Phi Vũ cho biết thêm.

Sau quá trình ứng dụng thành công, nhà máy đang đẩy mạnh thu mua rác thải công nghiệp để làm nguyên liệu đốt. Các loại rác thải công nghiệp như vải vụn, mảnh nhựa, ni-lon, cao su vụn, dăm gỗ, bột lốp, da giày… được nhà máy thu mua, sau đó sơ chế, băm hoặc nghiền nhỏ để thành nhiên liệu đốt thay cho than và các chất đốt thông thường. Cách làm này không chỉ giúp thu gom lượng lớn rác thải công nghiệp, vốn trước đây được xử lý theo kiểu truyền thống, mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh chủ trương khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất, dùng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu thay thế. 

…đến hạ giá thành, tăng lợi nhuận 

Theo ông Lâm Hiện Đạt, Phó giám đốc Nhà máy xi măng Bình Phước, trong ngành xi măng thì nhiên liệu dùng chính hiện nay là than đá, chiếm 50% giá thành xi măng. Trong khi nhu cầu nhiên liệu hóa thạch nguồn cung ngày càng hiếm, giá thành tăng thì việc dùng rác thải làm nguyên liệu thay thế là hết sức cần thiết. Hiện tỷ lệ thay thế nhiệt tại Nhà máy Xi măng Bình Phước đạt 23%. Việc dùng rác thải công nghiệp giúp nhà máy giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến hệ thống thiết bị, năng suất, chất lượng clinker cũng như chất lượng khí thải. Kết quả 8 tháng năm 2021, nhà máy đã sản xuất được 1,4 triệu tấn clinker, tiết giảm được 11 tỷ đồng so với sử dụng nguyên liệu từ than đá. 

Nhiều nước trên thế giới đã có các quy định xử lý chất thải rất chặt chẽ. Ví dụ như, chất thải khi thải ra môi trường thì đơn vị xả thải phải trả chi phí để xử lý chất thải đó. Còn tại Việt Nam, mặc dù pháp luật cũng đã có quy định về vấn đề này, nhưng chưa chặt chẽ. Vậy nên, hiện Nhà máy Xi măng Bình Phước phải đi mua lại chất thải của các doanh nghiệp về xử lý. Phía nhà máy cũng đề xuất với Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 có ý kiến lên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ, siết chặt quản lý với các đơn vị xả chất thải, đồng thời phải trả chi phí cho các đơn vị được cấp phép để xử lý chất thải này. 

Ông Lâm Hiện ĐạtPhó giám đốc Nhà máy Xi măng Bình Phước

Thay thế các nguyên liệu truyền thống bằng rác thải công nghiệp không những giúp Nhà máy Xi măng Bình Phước tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong khi chất lượng giữ nguyên mà còn giúp giảm thiểu phát thải CO2, giảm ô nhiễm môi trường, gián tiếp tiết kiệm tài nguyên cho sản xuất điện năng. Đặc biệt, trong tình dịch Covid-19 bùng phát mạnh như hiện nay thì việc sử dụng nhiên liệu thay thế đã góp phần giúp nhà máy vượt qua khó khăn chung của dịch bệnh.

Rác thải chính là một loại tài nguyên nếu biết khai thác, không phải bỏ đi. Muốn phát triển bền vững cần đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn, nâng cao tái chế để đầu ra của ngành này là đầu vào của ngành khác. Nhưng để làm được như vậy, cần phải rõ ràng về cơ chế chính sách, định hướng, kỹ thuật, công nghệ, ý thức cộng đồng và việc tổ chức bài bản, phù hợp hoàn cảnh thực tế hiện nay. Việc tận dụng rác thải công nghiệp làm chất đốt thay thế than đá từ đề tài nghiên cứu của các kỹ sư Nhà máy Xi măng Bình Phước đang mang lại hiệu quả rất tốt. Hiện đề tài đã được tổng công ty và các nhà máy thành viên áp dụng thành công.

Video liên quan

Chủ Đề