Vị sao mọi người vẫn muốn trở thành nhà quản lý

Không phải nhân viên nào cũng có thể trở thành một nhà quản lý. Đó không chỉ đơn thuần là một cái đích để hướng đến, mà trên hết, đó còn là kết quả của quá trình trau dồi tích cực về kết quả công việc và đặc biệt là kỹ năng làm việc của bản thân.

Chính vì vậy, nếu như bạn có mong muốn hướng đến một vị trí cao hơn trong thời gian tới, thì dưới đây là 5 kỹ năng quan trọng mà bạn sẽ cần phải chuẩn bị ngay tại thời điểm này.

1. Kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược

“Một giờ lập kế hoạch sẽ tiết kiệm được mười giờ làm việc” – Dale Carnegie

Đây chính là điểm đầu tiên tạo nên sự khác biệt giữa một người nhân viên và một nhà quản lý. Khi còn là một nhân viên, bạn chỉ thường cố gắng hoàn thành thật tốt những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên khi đã trở thành một nhà quản lý, bạn sẽ cần phải tổ chức hiệu quả các công việc và giao cho từng cá nhân thực hiện.

Để làm được điều này, bạn cần phải nắm rõ mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp, của phòng ban đội nhóm. Sau đó, dựa trên những nguồn lực có sẵn về con người và ngân sách, bạn sẽ vạch định ra một mục tiêu dành cho mỗi cá nhân, kèm theo đó là một kế hoạch hành động cụ thể. Kế hoạch hành động này trên thực tế sẽ liên tục thay đổi do rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng nếu bạn đã có một tư duy chiến lược rõ ràng, bạn sẽ luôn có được cho mình những kế hoạch dự phòng và những sự nhạy cảm cần thiết để ứng biến với sự thay đổi này.

Tìm hiểu giải pháp công nghệ giúp bạn lên kế hoạch dễ dàng và minh bạch hơn tại đây 

2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Khi trở thành một nhà quản lý, bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với những buổi tiếp xúc với đám đông hoặc làm việc với các đối tác cấp cao. Cứ thử tưởng tượng xem họ sẽ cảm thấy thế nào khi nhìn thấy một nhà quản lý lắp ba lắp bắp, không thể nói năng rõ ràng hay phát biểu lên ý kiến của bản thân? Không cần nói chắc bạn cũng tự hiểu hậu quả sẽ tồi tệ như thế nào phải không?

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình sẽ giúp nhà quản lý có được cho mình những sự tự tin cần thiết, thể hiện được tác phong chuyên nghiệp và nâng cao tính thuyết phục trong các buổi đàm phán hoặc thuyết trình đề án. Bạn có thể tốn rất nhiều thời gian và tâm sức để làm nên một bản kế hoạch hoàn hảo, nhưng nếu bạn không thể diễn giải nó một cách trong sáng, bạn sẽ rất dễ đánh mất đánh mất niềm tin của ban giám đốc cũng như nhân viên với sự thành công của bản đề án này.

Lời nói chính là một con dao hai lưỡi. Có sử dụng được nó để tạo nên lợi thế hay không đều phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện trong kỹ năng giao tiếp, thuyết trình của bạn.

Các CEO nổi tiếng thế giới như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg đều có năng lực thuyết trình thuyết phục

3. Kỹ năng quản lý thời gian

“Quản lý thời gian tốt không phải là làm cho những thứ sai trở nên nhanh hơn. Quản lý thời gian tốt là tập trung thời gian làm những thứ đúng đắn và xứng đáng” – Danh ngôn quốc tế

Khi còn là một nhân viên, quản lý thời gian có thể sẽ chưa phải một vấn đề quá cấp thiết khi mỗi ngày bạn chỉ cần tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên khi trở thành một nhà quản lý, vấn đề quản lý thời gian sẽ không còn là vấn đề cá nhân nữa. Công việc sẽ ngày càng nhiều lên trong khi thời gian vẫn chỉ hữu hạn. Nếu không có phương pháp quản lý thời gian khoa học thì nhà quản lý sẽ rất dễ bị quá tải, thậm chí là thường xuyên gặp phải tình trạng rời văn phòng trong khi công việc vẫn đang còn ngổn ngang.

Để giải quyết bài toán này, bạn cần phải lên được cho mình một thời gian biểu làm việc phù hợp. Bên cạnh đó, hãy cố gắng đơn giản hóa những tác vụ tiêu tốn rất nhiều thời gian của nhà quản lý nhưng cũng chẳng thể bỏ qua như: Sắp xếp, tổ chức và phân công công việc cho nhân viên, cập nhật báo cáo công việc hàng ngày, kiểm tra tiến độ dự án, đánh giá kết quả công việc,… Những tác vụ này đều có thể được xử lý dễ dàng, khoa học, hiệu quả bằng một phần mềm quản lý công việc & dự án.


Giao diện quản lý tiến độ công việc trên phần mềm Base Wework giúp bạn quản lý tiến độ công việc trực quan, nhanh chóng 

4. Kỹ năng ra quyết định

Ra quyết định là một phần công việc quan trọng của nhà quản lý. Một quyết định đúng đắn của nhà quản lý có thể dẫn đến sự thành công của cả một tập thể, trong khi một quyết định sai lầm có thể dẫn đến sự thất bại hoặc tổn hại nghiêm trọng đối với dự án. “Người phán xử” phải chịu mọi trách nhiệm cho những quyết định mà họ đưa ra cũng như sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những kết quả đạt được từ những quyết định của họ.

Rèn luyện cho mình kỹ năng ra quyết định cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đồng thời nâng cao rất nhiều các kỹ năng khác như khả năng phân tích dữ liệu, xử lý và phán đoán tình huống, tư duy phản biện,… Bằng việc hoàn thiện những kỹ năng này, bạn sẽ hạn chế được tối đa những quyết định sai lầm, có đủ sự tự tin và một tâm lý vững vàng khi đứng trước mọi quyết định.

5. Kỹ năng truyền cảm hứng

Đây là kỹ năng sẽ giúp định hình phong cách lãnh đạo của bạn. Nếu bạn lựa chọn trở thành một người nghiêm khắc, một nhà lãnh đạo độc tài, có lẽ bạn sẽ cảm thấy kỹ năng này không thực sự cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn mong muốn trở thành một hình mẫu lý tưởng, trở thành một nhà quản lý biết quan tâm và thực sự đồng hành cũng những người cộng sự của mình, thì truyền cảm hứng là một kỹ năng quan trọng bạn không được phép bỏ qua.

Bên cạnh việc tạo thêm động lực cho nhân viên, truyền cảm hứng còn giúp nhà quản lý xây dựng được văn hóa của đội nhóm, tạo được sự tôn trọng và tin tưởng hơn vào mục tiêu của các thành viên. Cảm hứng này sẽ là động lực để nhân viên sẵn sàng đồng hành lâu dài với doanh nghiệp, với người quản lý của họ.

Tuy nhiên việc truyền cảm hứng này cần phải được thực hiện một cách khéo léo và vẫn phải đảm bảo những khoảng cách cần thiết, để việc người nhân viên ở lại thực sự là vì mục tiêu công việc, đảm bảo được tính kỷ luật của doanh nghiệp.

Chúc bạn sớm trở thành một nhà quản lý đủ tâm-tầm-tài!

Nếu bạn quan tâm đến việc nâng cao năng lực quản lý, bạn có thể tham khảo cuốn ebook MIỄN PHÍ “Cẩm nang giải quyết 9 vấn đề trong quản lý công việc và dự án” của chúng tôi. Download về ngay tại đây. 

​5 tố chất của một nhà quản lý giỏi

12/05/2020 09:03

Thực tế những người đảm nhiệm vị trí quản lý cần có những tố chất và kỹ năng về công việc mới có thể hoàn thành tốt công việc và lãnh đạo đội ngũ nhân sự hiệu quả nhất. Vậy những tố chất cần có của nhà quản lý giỏi là gì? Các bạn hãy cùng tham khảo và tìm hiểu chi tiết 5 tố chất của một nhà quản lý giỏi để ứng dụng cho bản thân nhé.


Đội ngũ quản lý giỏi là một trong những điều cần thiết làm nên thành công của một doanh nghiệp. Bởi lẽ quản lý chính là người có ảnh hưởng đến nhân viên khác và trực tiếp đưa ra các quyết định đại diện cho công ty. Một người quản lý giỏi cũng cần có những tố chất riêng của họ, bởi vậy không phải ai cũng có thể đảm nhận vai trò này. Để biết được tố chất quan trọng mà một nhà quản lý giỏi cần có, hãy cùng theo dõi thông tin được cập nhật dưới đây.

Những tố chất cần có của một nhà quản lý giỏi

I. Nhà quản lý giỏi cần có những tố chất gì?​

1. Vững kiến thức chuyên môn, hiểu biết rộng

Để có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng và hợp lý góp phần làm cho công ty cạnh tranh được trong ngành, người quản lý cần phải có kinh nghiệm và kiến thức tốt. Cũng vì điều này mà một số nhà quản lý tài ba nhất trong nội bộ các công ty mà chúng ta thấy, họ đều có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực.

Hơn nữa, đối với lực lượng lao động đang phát triển nhanh chóng và liên tục thay đổi thì người quản lý cũng cần thiết phải cập nhật kiến thức đa chiều về ngành nghề và cải thiện các kỹ năng mềm của bản thân. Để làm được điều này, quản lý cần tham gia các khóa học và các khóa huấn luyện.

2. Kỹ năng lãnh đạo xuất sắc

Mọi người vẫn thường cho rằng nhiều người sinh ra đã có tố chất lãnh đạo nhưng điều này chưa hẳn đã đúng vì kỹ năng quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp có thể học được. Tuy vậy, một người quản lý vẫn cần phải có mối quan hệ tốt với nhân viên của mình.

Các nhà quản lý cần đánh giá, khuyến khích nhân viên của mình và luôn phải công bằng với tất cả mọi người. Một nhà quản lý thân thiện với các nhân viên thì mới có thể lãnh đạo họ và khiến họ đồng tình với các quyết định mà mình đưa ra.

3. Biết đầu tư cho nhân viên

Đây cũng là tố chất mà quản lý giỏi cần phải có. Dù là bạn đang đầu tư các nguồn lực phù hợp để xử lý các nhiệm vụ công việc cụ thể hay tổ chức các khóa học cho nhân viên thì các việc này đều có thể giúp nhân viên làm việc tốt hơn. Tuy vậy, quản lý cũng cần đưa ra khuôn khổ và tạo động lực để nhân viên có thể phát triển khả năng của họ.

4. Kỹ năng giao tiếp tốt

Người quản lý giỏi cần biết cách giao tiếp với nhân viên các cấp trong công ty. Cho dù đó là cấp trên hay là nhân viên thực tập thì người quản lý cũng cần phải biết giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp thể hiện ở chỗ biết cách nói chuyện rõ ràng, hiệu quả với nhân viên về những cập nhật và thay đổi trong công việc cũng là một kỹ năng quan trọng mà quản lý cần phải có.

Làm một nhà quản lý giỏi cần có những tố chất nào?

5. Quyết đoán

Dù là đang quyết định về địa điểm cho một sự kiện xây dựng đội nhóm hay các quyết định lớn hơn liên quan đến công việc thì quản lý cần có khả năng đưa ra các quyết định nhanh chóng, dứt khoát, logic và hợp lý. Một người quản lý cũng cần phải vững tâm với quyết định đó bởi vì những hành động thiếu quyết đoán thường dẫn đến hệ lụy là mất thời gian, tiền bạc và khách hàng.

II. Phấn đấu thành nhà quản lý giỏi bằng cách nào?

1. Hiểu phong cách quản lý của mình

Việc hiểu phong cách quản lý hiện tại của mình là cực kỳ quan trọng. Ưu điểm của phong cách này là gì? Còn gì cần phải cải thiện những gì? Bạn có thể làm các bài trắc nghiệm về phong cách lãnh đạo để biết được mình đang ở đâu trên con đường trở thành một quản lý giỏi. Từ đó, bạn sẽ có thể xây dựng cho mình một lộ trình phấn đấu phù hợp nhất.

2. Tạo dựng uy tín cá nhân

Để trở thành một quản lý giỏi, bạn cần phải tạo dựng sự tin cậy đối với nhân viên bằng cách:
  • Tham gia vào các hoạt động thường ngày cùng với mọi người và thể hiện rằng mình luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp các câu hỏi.
  • Cố gắng hiểu nhân viên càng nhiều càng tốt.
  • Công bằng, chính trực, có chính sách thưởng, phạt rõ ràng cho những người xứng đáng.
  • Cho phép nhân viên được tham gia vào các sự kiện quan trọng của công ty để họ hiểu được giá trị của mình đối với công việc chung.
  • Công nhân sự đóng góp của nhân viên thay vì luôn luôn phàn nàn, trách móc.

3. Khuyến khích môi trường làm việc cởi mở

Một trong những việc quan trọng nhất để tạo dựng sự tin cậy đối với nhân viên là tạo ra một môi trường làm việc cởi mở. Ở đó, mọi người có thể tự tin đưa ra quan điểm của mình mà không sợ bị phạt hay bị trách móc. Hãy:
  • Khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi, đưa ra những vấn đề mà họ còn thắc mắc hoặc và đề xuất giải pháp cho các công việc chung.
  • Cho phép họ được đóng góp ý kiến vào các quyết định hoặc chính sách lớn của công ty.
  • Biểu dương những tấm gương đạt thành tích cao trong công việc, khuyến khích tinh thần làm việc, phấn đấu của họ.
  • Không bao giờ phản đối hoặc bác bỏ hoàn toàn ý kiến của nhân viên. Mỗi người trong công ty, từ nhân viên cho tới lãnh đạo cấp cao đều có quyền được người khác tôn trọng ý kiến cá nhân.

Khi và chỉ khi tạo ra được một môi trường làm việc cởi mở trong công ty, bạn mới có được những nhân viên tài năng và nhiệt huyết nhất. Khi lắng nghe ý kiến của họ, bạn sẽ biết được mình đã làm tốt hoặc chưa tốt ở đâu để có kế hoạch hoàn thiện mình.

Cách phấn đấu để trở thành nhà quản lý giỏi

4. Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên

Một trong những nhiệm vụ chính của người quản lý là hỗ trợ nhân viên chứ không phải giám sát hay soi mói họ. Là một người lãnh đạo, bạn phải tạo ra tinh thần tin cậy và hợp tác cho nhân viên công ty; vẽ ra một bức tranh tươi sáng về tương lai để khuyến khích mọi người cùng làm việc.

Hãy hỗ trợ nhân viên bất cứ khi nào mà họ cần, hướng dẫn họ các bước làm việc hiệu quả, cung cấp đầy đủ công cụ cần thiết và hơn hết là nói lời cảm ơn sau khi công việc được hoàn thành.

Quản lý cũng cần có sự linh hoạt, tin tưởng để lắng nghe nhân viên của họ và xem xét bất kỳ đề xuất nào liên quan đến quyết định cần đưa ra. Sẽ không có nhân viên nào ưa một người độc tài, vậy nên tuy là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng quản lý cũng nên khích lệ nhân viên của mình tham gia đóng góp ý kiến để đưa ra quyết định. Việc này giúp đội nhóm đoàn kết hơn rất nhiều.

Làm quản lý không phải là công việc đơn giản bởi ngoài kiến thức chuyên môn cần phải có đủ phẩm chất, kỹ năng lãnh đạo để nhân viên tin tưởng, tín nhiệm. Trong vai trò quản lý, bạn có rất nhiều công việc cần làm, trách nhiệm nặng nề hơn so với nhân viên. Chính vì vậy, khi biết được 5 tố chất cần có của một nhà lãnh đạo giỏi thì bạn hãy cố gắng trau dồi, rèn luyện sao cho thực hiện nhiệm vụ hoàn hảo, đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời, những ai có mục tiêu trở thành quản lý thì cũng cần nắm rõ để xem mình có phù hợp để ứng tuyển không.

Với việc làm quản lý, ứng viên có thể tìm kiếm dễ dàng trên website tuyển dụng JOBOKO. Tại đây, bạn cũng có thể tạo CV xin việc quản lý với kho mẫu CV đa dạng kiểu dáng, màu sắc, ngành nghề. Có được bản CV xin việc đẹp, ấn tượng cũng là yếu tố giúp bạn có được công việc ưng ý thuận lợi.

MỤC LỤC:
I. Nhà quản lý giỏi cần có những tố chất gì?​
II. Phấn đấu thành nhà quản lý giỏi bằng cách nào?​

Đọc thêm: Để trở thành nhà quản lý giỏi, đây là những gì mà bạn cần

Đọc thêm: Những lỗi sai chết người trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc

Video liên quan

Chủ Đề