Thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe được quy định là bao nhiêu

Tài xế chạy quá số giờ quy định bị xử lý thế nào?

[ĐCSVN] - Nhằm bảo đảm sức khỏe của tài xế ô tô cũng như sự an toàn của mỗi hành trình, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã đặt ra giới hạn thời gian làm việc đối với mỗi lái xe, nhưng thực tế từ một số vụ tai nạn giao thông thương tâm thời gian qua cho thấy, không phải lái xe nào cũng chấp hành nghiêm quy định này.

Một vụ tai nạn do tài xế ngủ gật xảy ra tại Tây Ninh tháng 10/2017.

[Ảnh: Thanh Tân/TTXVN]

Những ngày qua, dư luận xã hội vô cùng xót xa và bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại Quảng Nam khiến 13 người thiệt mạng. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân tai nạn có thể do tài xế ngủ gật vì đã chạy xe liên tục nhiều giờ, nhiều ngày không được nghỉ ngơi.

Trong tiền lệ, đã từng xảy ra không ít các vụ việc đau lòng tương tự với nhiều chủng loại xe khác nhau. Từ xe tải, xe con, xe container, và đặc biệt là xe khách, xe chở khách hợp đồng…Hậu quả của các vụ tai nạn do tài xế ngủ gật luôn hết sức nặng nề.

Trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Tùng, Văn phòng luật sư Phạm Thanh [Đoàn luật sư TP Hà Nội] về mức độ xử lý đối với hành vi lái xe chạy quá số giờ quy định, Luật sư Tùng phân tích:

Tại Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô như sau:

1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ:

- Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ từ3.000.000 đồngđến5.000.000 đồngkhi thực hiện hành vi Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ [Điểm d, Khoản 6 Điều 23].

- Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ từ3.000.000 đồngđến5.000.000 đồngđối với hành vi Điều khiển xe quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ [Điểm b Khoản 5 Điều 24].

Quy định đã rất rõ ràng, lái xe không được chạy xe quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Nếu vi phạm, sẽ bị phạt tiền theo quy định nêu trên, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng [theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP].

Luật sư Phạm Thanh Tùng, Văn phòng luật sư Phạm Thanh [Đoàn luật sư TP Hà Nội]. Ảnh: NT

Đối với các lái xe ô tô chạy tuyến đường dài [bao gồm xe khách, xe du lịch], Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: Ngoài việc không được lái xe quá 10 giờ/ngày và liên tục 4 giờ thì một lái xe chạy khoảng 2,5 – 3 tiếng thì phải nghỉ từ 30 – 45 phút rồi mới tiếp tục chạy lại.

Theo quy định, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau: bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản...Căn cứ theo đó các đơn vị kinh doanh vận tải tùy theo hình thức kinh doanh, cung đường chạy xe mà xây dựng phương án kinh doanh vận tải và bố trí lái xe cho phù hợp. Tuy nhiên, thông thường, một số đơn vị kinh doanh vận tải có thương hiệu khi xây dựng phương án kinh doanh có cự ly từ 300 km trở lên thường bố trí 2 lái xe trở lên, khoảng 2,5 tiếng [tương đương khoảng 150 km] sẽ yêu cầu lái xe phải hoán đổi vị trí lái cho nhau.

Ngoài ra, Nghị định 86/2014/NĐ của Chính phủ còn quy định: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ, xe đầu kéo kéo rơ mooc, sơ mi rơ mooc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

Thiết bị giám sát hành trình của xe phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình. Phải ghi và lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ thiết bị các thông tin tối thiểu về hành trình chạy xe, tốc độ vận hành của xe, thông tin lái xe, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe, thông tin về số lần và thời gian dừng đỗ xe. Và thông qua thiết bị giám sát hành trình cơ quan quản lý nhà nước sẽ biết được các thông tin cần thiết xem có đảm bảo quy định hay không và xử lý những xe vi phạm.

"...Quy định của pháp luật là vậy, song con người là vốn quý nhất, nên các lái xe cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng của bản thân và hành khách trên mỗi chặng đường, có như vậy mới mong giảm bớt các tai nạn thương tâm" - Luật sư Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh./.

Nam Tuấn

Hiện nay có quy định về thời gian làm việc tối đa của lái xe khách không? Nếu vi phạm thì chủ xe bị phạt như thế nào?

Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề quy định về thời gian làm việc tối đa của lái xe khách và mức xử lý vi phạm; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Quy định về thời gian lái xe của người lái xe khách

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 65 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

“Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô

1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ”.

Theo đó, người lái xe ô tô không được làm việc quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Mức phạt người điều khiển khi vi phạm về thời gian làm việc của lái xe ô tô 

Căn cứ Điểm d, Khoản 6, Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d] Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật giao thông đường bộ;

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a] Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 [trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện]; điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Theo quy định trên thì trường hợp bạn bị lập biên bản vì lái xe ô tô chở hành khách liên tục trong 6 giờ thì bạn sẽ bạn bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mức phạt chủ phương tiện khi để người lái xe ô tô làm việc quá thời gian

Căn cứ theo Điểm d Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d] Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này;”

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Theo đó, ngoài người điều khiển xe khách bị xử phạt, chủ phương tiện cũng bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi để người làm công điều khiển xe quá thời gian cho phép.

Kết luận:

– Quy định về thời gian làm việc của lái xe khách không quá 10 giờ trong một ngày; không được lái xe quá 4 giờ liên tiếp;

– Người lái xe vi phạm sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

–  Chủ phương tiện sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi quy định về thời gian làm việc tối đa của lái xe khách và mức xử lý vi phạm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:

Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông

Xe khách chở quá số người quy định bị phạt như thế nào?

Mọi thắc mắc liên quan đến quy định về thời gian làm việc tối đa của lái xe khách và mức xử lý vi phạm; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề